Phương pháp nào hữu dụng với bé nhà bạn nhất?

  1. Giáo dục

1. Phương pháp khen ngợi để nuôi dưỡng tính tự lập cho trẻ

Thực hiện phương pháp “chia nhỏ ra để hỏi” sẽ giúp trau dồi ý thức cho trẻ và có thể kết nối với sự nhận thức của trẻ (Vấn đề mà trước đây con chưa giải quyết được giờ có thể làm được rồi nhỉ? Nhờ cái gì ta ???). Việc của bố mẹ chỉ là bình tĩnh chờ đợi đến khi trẻ có thể tự xoay xở được để tìm ra những câu trả lời cho vấn đề mà trẻ muốn biết. Khi những việc trẻ có thể làm tăng dần lên thì ắt hẳn tính tự lập ở trẻ được hình thành.

2. Hãy cùng vui mừng thay vì khen ngợi trẻ

Một vấn đề quan trọng có tính quyết định trong việc dạy trẻ đó là dạy trẻ cảm giác tự khẳng định bản thân. Nếu trẻ bị đoạt đi cảm giác tự khẳng định bản thân thì phương pháp dạy dỗ của cha mẹ đã thất bại.

“Cảm giác tự khẳng định bản thân” là phương pháp dạy để trẻ cảm nhận rằng mình được đối phương tiếp nhận và tôn trọng. Nói cách khác, đó là việc bố mẹ mỗi ngày vừa nuôi dưỡng trẻ, vừa truyền đạt cho bé hiểu rằng mình đang tiếp thu và tôn trọng ý kiến của con.

Thay vì cố tình khen trẻ thì hãy vui mừng cùng trẻ và nói với con rằng “Con làm được rồi nhỉ?”, hay chỉ yên lặng và cho trẻ thấy được rằng bố mẹ đang vui. Điều đó hẳn sẽ tự nhiên và tốt hơn là khen quá mức.Việc chia sẻ niềm vui với nhau chính là điều tuyệt vời nhất trong mối quan hệ giữa con người với con người. “Chia sẻ niềm vui là điểm khởi đầu của sự giao tiếp”.

3. Trở thành bậc cha mẹ như trẻ hằng mong ước

Để trở thành những người cha người mẹ như trẻ hằng mong ước, điều mà bạn cần đem đến cho trẻ chính là sự yêu thương. Bạn phải chứng thực được rằng mình thực sự yêu tất cả những gì mà trẻ làm và những việc làm con vui thì cũng làm cho bạn vui biết dường nào. Việc đầu tiên là phải yêu thương và quan tâm, rồi mới nảy sinh việc khen ngợi hay la mắng trẻ. Nếu không làm như vậy thì dù khen ngợi hay la mắng cũng không thể truyền được ảnh hưởng tốt đến trẻ.

4. Khi bạn nhìn thấy sự “thay đổi”, hãy truyền đạt điều đó

Đối với việc “công nhận” thì không cần đến thành quả, chỉ đơn thuần là quan tâm, để ý đến trẻ, để cho trẻ thấy mình được quan tâm, được yêu thương thì trẻ cảm thấy thật sung sướng và hạnh phúc. Chú ý tìm ra những điều mới, những biến đổi so với thường ngày sẽ làm cho trẻ vui thích. Tuy nhiên, có hai điểm cha mẹ cần chú ý. Thứ nhất là không được so sánh trẻ với người khác. Thứ hai là hãy truyền đạt những “biến đổi tốt” của trẻ.

5. Hãy nói những điều tốt của trẻ trước mặt người khác

Ở những nơi như công viên, bố mẹ có thường để trẻ chơi rồi đứng nói chuyện với bạn bè và vô tình than thở những điều không tốt của trẻ hay không? Những câu nói vô tình của người lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của con trẻ. Nếu đã lỡ khiêm tốn về con mình trước mặt người khác, thì từ bây giờ hãy nói tốt về chúng nào!

6. La mắng những điều trẻ đã làm, không chỉ trích nhân cách

Khi la mắng trẻ, điều gì là quan trọng? Khi la mắng, cha mẹ hãy cố gắng đừng làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.

Vậy làm như thế nào để thực hiện điều này? Đó là la mắng những điều trẻ đã làm mà không phủ định nhân cách của trẻ.

Mục đích của việc la mắng là làm sao để trẻ hiểu được rằng “mình bị mắng do việc làm của mình không đúng”. Nếu cha mẹ la mắng kèm những câu nói chỉ trích nhân cách sẽ khiến con có cảm giác tự ti, không hài lòng và tin tưởng vào bản thân. Điều quan trọng hơn cả đó chính là sự tôn trọng cảm xúc của trẻ. Do vậy, khi la mắng trẻ, bố mẹ hãy chú ý đừng để trẻ xuất hiện cảm xúc tiêu cực như phủ định nhân cách hay cảm giác thất vọng về bản thân.

cach-khen-tre-8

7. Bố mẹ không nên cùng la mắng trẻ mà một trong hai người phải đứng về phía trẻ

Tuy nhiên cùng với việc khen thưởng thì đôi lúc cũng nên la mắng. Những lúc trẻ làm việc xấu như nói dối hay làm chuyện nguy hiểm thì la mắng là điều đương nhiên. La mắng là một việc tốt. Nhưng phải có “đồng minh” để trẻ có thể “chia sẻ vui buồn” mỗi khi được khen hay bị mắng. Việc cả bố và mẹ nổi giận cùng một lúc thật sự không tốt đối với tâm lý của trẻ. Hãy là đồng minh với trẻ và sau đó giải thích với trẻ tại sao là không đúng.Vết thương lòng lúc đó cần nhanh chóng được cuốn trôi đi, thay thế vào đó sẽ là cảm giác ấm áp và ngọt ngào từ một ai đó.

8. Không chỉ la mắng trẻ, bố mẹ hãy cùng con xin lỗi

Ở bất kỳ đâu cũng có lúc trẻ gây phiền phức cho bạn bè hoặc những người xung quanh. Những lúc như vậy, không nên chỉ la mắng mà bố mẹ hãy cùng trẻ đến xin lỗi những người đã bị trẻ làm phiền. Cần phải làm sao để trẻ ý thức được rằng những điều con đã làm là sai nên phải xin lỗi. Bố mẹ nên “làm gương” cho trẻ thấy cách bố mẹ xin lỗi như thế nào. Trẻ hiểu rằng nguyên nhân của điều đó là do bản thân mình thì bé sẽ rất hối hận.

9. Không nên “đào sâu” khi la mắng trẻ

Đừng đánh trẻ, hay mắng trẻ quá lâu và nhắc đi nhắc lại điều trẻ làm sai. Nếu những lời la mắng không giúp trẻ tự mình nhận ra và sửa lỗi thì đến một lúc nào đó, trẻ có thể trở nên chai lì, không bộc lộ cảm xúc nữa. Tốt nhất là nên nói với trẻ một cách chân thành, cởi mở và nhẹ nhàng: “Bố (mẹ) biết con đang nói dối đấy nhé”. Và ở bên cạnh trẻ trong quá trình sửa sai.

10. Cha mẹ phải kiềm chế để không “cả giận mất khôn”

Có rất nhiều ông bố, bà mẹ thấy hối hận và nhắc mình “cần xem xét lại bản thân” vì trong lúc nóng giận, do không kìm chế được nên đã nói với con những điều không nên nói. Thỉnh thoảng, bạn cũng nên ra ngoài, đi đây đó để đổi “không khí”. Bạn có thể dẫn con theo, hoặc gửi trẻ cho ai đó rồi ra ngoài… Bạn cũng nên tìm cách để giải tỏa cảm xúc của mình khi bị căng thẳng, bực bội bằng cách hét to, chia sẻ bạn bè, hay viết nhật ký.

Từ khóa: 

giáo dục

Nhận thấy sự thay đổi và truyền đạt
Trả lời
Nhận thấy sự thay đổi và truyền đạt
Cùng bé chia sẻ mọi vấn đề
Lắng nge và chia sẻ cùng bé
Qt và lắng nghe
Lắng nghe
Chơi cùng bé
Lắng nghe và chia sẻ cùng bé

Chăm sóc và thấu hiểu

K nên quát mắng trẻ, phải thật sự thấu hiểu
Không la mắng trẻ mà ngồi tâm sự và chia sè với trẻ