Phương pháp học liên tục không ngừng
Dịch bởi: Za7 |
Việc học không ngừng đòi hỏi tâm trạng học tốt (phải có hứng học) và độ tập trung nhất định. Phần nội dung tôi chính bày chủ yếu liên quan tới vấn đề kiểm soát nhịp độ học.
Có nhiều người, dù học được, nhưng lại thiếu đi tinh thần học (yếu ớt, trì trệ,…). Tôi cũng từng là một trong số đó. Từng có lúc, tôi ngồi học cả ngày. Đến cuối ngày ngồi tổng kết xem mình đã thực sự học được bao nhiêu thời gian, nhẩm đi tính lại lại chỉ có 4 tiếng đồng hồ. Vậy thời gian còn lại đi đâu mất rồi? Rõ ràng là tôi ngồi học ở thư viện nguyên một ngày trời. Tôi, mang theo tâm trạng buồn bã và cảm giác tội lỗi, quay về kí túc, tiếp tục bức ép bản thân học bài tiếp, học đến đau cả đầu. Kết thúc là chẳng được 3 ngày mà người nhức mỏi, tinh thần suy sụp. Lúc đấy tôi lại tự nhủ việc hôm nay chưa xong, vậy để mai tính tiếp, đợi đến mai rồi vẫn chẳng thèm làm….
Thay đổi tinh thần, trạng thái là một việc rất đơn giản. Dù đơn giản, thậm chí nhiều người trong chúng ta đều đã biết đến phương pháp này, nhưng chẳng được mấy ai “thực hành thành công”.
Để thay đổi tâm trạng học, bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
1. Chọn khung giờ học.
2. Hãy phân chia thời gian học thành những khoảng nhỏ.
3. Lúc ăn phải được thoải mái
4. Nghỉ giải lao liên tục.
5. Đổi chỗ học.
6. Đổi môn học.
7. Thực hành sách trong quá trình học.
8. Trong một tiếng học duy trì sự tập trung
9. Không học
Trọng tâm của phương pháp học này là duy trì mức độ siêu tập trung trong một thời gian ngắn rồi dừng lại để thả lỏng, giải trí- đem lại động lực cổ vũ tiếp tục học, tránh tạo cảm giác thời gian học quá dài, từ đó giúp giảm áp lực học tập.
Trong phần bình luận có bạn hỏi, nếu theo phương pháp của tôi thì học được mấy tiếng một ngày?
Tôi chỉ muốn nói, đừng có lúc nào cũng tham lam ước lượng thành quả học tập của mình bằng độ dài của thời gian học hay mức độ mệt mỏi. Việc này sẽ dẫn tới việc giảm độ tập trung và năng suất học tập, gây bất lợi cho nỗ lực kiên trì và trí lực cho kế hoạch dài hạn, không đáng! Đừng để mình mệt quá. Mệt quá sau ghê, sợ học. Dần dần, học mệt mỏi tích tụ lâu ngày sẽ khiến bạn suy nhược, không thể bình phục trong một khoảng thời gian. Không được ngồi đờ người cả ngày trong thư viện, phải cố gắng qua việc học hiệu quả cao và phương pháp học tập đúng rút ngắn lại thời gian học, đừng “giả học” “giả khổ”, ai nói cao thủ học hành phải là người đọc sách như điên cơ chứ?
Có người nói 6 tiếng quá ngắn, phải 10+ tiếng thì mới cần mẹo.
Tôi cho là, học hiệu quả duy trì điểm siêu tập trung trong vòng 6 tiếng là được. Có bạn học liên tiếp mấy tiếng mấy tiếng liền, độ tập trung duy trì được dài nhất trong vòng 3 tiếng, sau đó sẽ bắt đầu giảm dần. Những tiếng tiếp theo sẽ chỉ là sự hành hạ bản thân mà không có hiệu quả. Mặt khác, học 10 tiếng liên tục là một trạng thái không bình thường (cơ thể không quen với việc học trong một khoảng thời dài liên tục như vậy), vì thế không thể duy trì được lâu, đồng thời gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý và sức khỏe. Huống chi, yếu tố quyết định kết quả việc học của bạn là bạn học thực sự được bao nhiêu tiếng, chứ không phải ngồi lâu hay ít. Lãng phí bao nhiêu thời gian công sức mà không gặt được kết quả gì, can tâm không?
Cuộc sống không chỉ có mỗi học, câu hỏi gốc trong bài là làm sao để học liên tục mà vẫn nhàn, chứ không phải làm sao để học mà làm khổ mình.
Bạn thử xem Thử xem phương pháp của tôi có hiệu quả ra sao~~~
Recommend 3 app:
- Now then free
- Forest
- Mindful
--------------------------------
phong cách sống
,giáo dục
học tập trung 1 tiếng chất lượng bằng 3 tiếng học mơ màng không tập trung 👍
Miumuse
học tập trung 1 tiếng chất lượng bằng 3 tiếng học mơ màng không tập trung 👍
Yibleu
Mình cũng đang sở dụng forest và thấy rất hiệu quả luôn. Phải nói forest là cứu cánh của mình trong việc học.