Phương pháp để tự tin khi đứng trước lớp?
kiến thức chung
Câu hỏi được gộp với Làm thế nào để bản thân mình tự tin hơn trước đám đông?
I. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả:
Muốn có kỹ năng thuyết trình hiệu quả, bạn nên tuân thủ các phương pháp sau:
1. Xây dựng uy tín
Chẳng ai muốn lắng nghe người nào đó mà họ không tôn trọng hay tin tưởng. Vì thế, cần đầu tư phát triển chuyên môn trong lĩnh vực bạn muốn gây ảnh hưởng đến người nghe. Khi thuyết trình, hãy đảm bảo thông tin đó cần thiết, đáng tin cậy và cách truyền đạt sinh động để xây dựng niềm tin.
2. Hiểu khán giả
Để xây dựng kỹ năng thuyết trình hiệu quả, bạn cần hiểu mình đang nói cho ai bằng cách đặt câu hỏi khán giả là ai, họ có biết trước chủ đề không, nhu cầu của họ là gì, quan điểm của họ về vấn đề đó như thế nào, cách hành xử của họ ra sao…
3. Trình bày rõ ràng
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông yêu cầu sự rõ ràng, được thể hiện ở định hướng ban đầu, thứ tự trình bày, lượng thông tin từng thời điểm…
4. Lập luận chặt chẽ
Bài thuyết trình của bạn cần NGẮN GỌN nhưng có luận điểm thuyết phục, hợp lý để khi người nghe thắc mắc ngược lại, bạn vẫn đủ tự tin để giải đáp và bảo vệ quan điểm bằng minh họa, bằng chứng cụ thể.
5. Giọng điệu tích cực
Cần thể hiện mình là người trưởng thành, lịch thiệp cùng ngôn ngữ, giọng điệu tích cực, chân thành và tự tin. Đừng bỗ bã hay quá bình dân.Ngoài ra, hãy hít thở thật sâu để giữ được sự bình tĩnh
6. Thể hiện cảm xúc
Một bài nói dù dẫn chứng đầy đủ, lập luận chặt chẽ đến đâu cũng sẽ thiếu tính thuyết phục nếu không có cảm xúc người nói trong đó. Hãy thể hiện cảm xúc cá nhân của mình khi trình bày quan điểm nhưng ở mức độ vừa phải.
7. Quan tâm lợi ích của khán giả
Con đường ngắn nhất để thuyết phục khán giả là đáp ứng đúng thứ họ cần. Hãy đặt mình vào vị trí của họ trước khi đưa ra đề nghị, yêu cầu gì đó. Chỉ cần bạn trả lời được câu hỏi khán giả muốn gì, bạn sẽ thu hút được sự quan tâm tuyệt đối từ họ.
8. Sử dụng PowerPoint thành thạo
Slide nên hạn chế quá nhiều chữ, cần có hình ảnh, video minh họa sinh động, có slide nêu sơ lược trình tự trình bày, không đọc tất cả từ màn hình khi trình bày…
9. Ngôn ngữ cơ thể linh hoạt
Dáng điệu, cách đi đứng và sự di chuyển tốt góp phần truyền tải sự tự tin và chuyên nghiệp ở chính bạn.
II. Cách mở đầu bài thuyết trình thu hút người nghe ngay lập tức:
1. Mở đầu bằng câu chuyện hài hước
Tâm lý chung mọi người là thích nghe kể một câu chuyện mở màn hấp dẫn và hài hước trước khi bắt đầu vào nội dung. Nếu bạn thành công trong việc xây dựng hình tượng tích cực, vui vẻ trong mắt họ từ khoảnh khắc đầu tiên, tức là họ đã sẵn sàng để nghe những gì bạn tiếp tục nói.
2. Sử dụng câu hỏi
Người nghe luôn mang trong mình tâm lý của một đứa trẻ, bởi ai cũng có tính tò mò. Việc bạn mở đầu bằng câu hỏi sẽ kích thích trí tưởng tượng và dồn sự tập trung của họ vào bạn và câu hỏi. Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải phức tạp, đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và liên quan chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe.
3. Sử dụng con số
Nói có sách, mách có chứng luôn khiến khán giả tin tưởng hơn. Hãy lựa chọn con số ấn tượng và có độ chính xác cao. Ví dụ kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh nên lồng ghép con số về doanh thu, khảo sát thị trường như 75% gen Z ngày nay đều mua hàng trên thiết bị di động…
4. Chiếm cảm tình người nghe bằng sự chân thành
Trong nhiều trường hợp, thay vì mở đầu trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nêu cảm xúc của mình khi đến với buổi thuyết trình. Những chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
5. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong
Nếu bạn từng nghe cựu tổng thống Mỹ Obama “diễn thuyết” trên truyền hình, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài thuyết trình của ông. Những câu nói mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, tự nhiên, đĩnh đạc, chất giọng gây cảm tình, kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt thân thiện và cởi mở. Đây chính là yếu tố khiến ông Obama được nhiều người yêu quý và muốn nghe ông thuyết trình đến vậy.
Ngoài ra, để buổi diễn thuyết hiệu quả hơn các bạn cần chuẩn bì slide, vẽ ý tưởng trên sơ đồ mind map để nội dung được chỉn chu, không nhàm chán và lôi cuốn hơn. Nên nhớ khi kết thúc buổi thuyết trình các bạn nên gửi lời cảm ơn nữa nhé!
Poli Sali
I. Rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả:
Muốn có kỹ năng thuyết trình hiệu quả, bạn nên tuân thủ các phương pháp sau:
1. Xây dựng uy tín
Chẳng ai muốn lắng nghe người nào đó mà họ không tôn trọng hay tin tưởng. Vì thế, cần đầu tư phát triển chuyên môn trong lĩnh vực bạn muốn gây ảnh hưởng đến người nghe. Khi thuyết trình, hãy đảm bảo thông tin đó cần thiết, đáng tin cậy và cách truyền đạt sinh động để xây dựng niềm tin.
2. Hiểu khán giả
Để xây dựng kỹ năng thuyết trình hiệu quả, bạn cần hiểu mình đang nói cho ai bằng cách đặt câu hỏi khán giả là ai, họ có biết trước chủ đề không, nhu cầu của họ là gì, quan điểm của họ về vấn đề đó như thế nào, cách hành xử của họ ra sao…
3. Trình bày rõ ràng
Kỹ năng thuyết trình trước đám đông yêu cầu sự rõ ràng, được thể hiện ở định hướng ban đầu, thứ tự trình bày, lượng thông tin từng thời điểm…
4. Lập luận chặt chẽ
Bài thuyết trình của bạn cần NGẮN GỌN nhưng có luận điểm thuyết phục, hợp lý để khi người nghe thắc mắc ngược lại, bạn vẫn đủ tự tin để giải đáp và bảo vệ quan điểm bằng minh họa, bằng chứng cụ thể.
5. Giọng điệu tích cực
Cần thể hiện mình là người trưởng thành, lịch thiệp cùng ngôn ngữ, giọng điệu tích cực, chân thành và tự tin. Đừng bỗ bã hay quá bình dân.Ngoài ra, hãy hít thở thật sâu để giữ được sự bình tĩnh
6. Thể hiện cảm xúc
Một bài nói dù dẫn chứng đầy đủ, lập luận chặt chẽ đến đâu cũng sẽ thiếu tính thuyết phục nếu không có cảm xúc người nói trong đó. Hãy thể hiện cảm xúc cá nhân của mình khi trình bày quan điểm nhưng ở mức độ vừa phải.
7. Quan tâm lợi ích của khán giả
Con đường ngắn nhất để thuyết phục khán giả là đáp ứng đúng thứ họ cần. Hãy đặt mình vào vị trí của họ trước khi đưa ra đề nghị, yêu cầu gì đó. Chỉ cần bạn trả lời được câu hỏi khán giả muốn gì, bạn sẽ thu hút được sự quan tâm tuyệt đối từ họ.
8. Sử dụng PowerPoint thành thạo
Slide nên hạn chế quá nhiều chữ, cần có hình ảnh, video minh họa sinh động, có slide nêu sơ lược trình tự trình bày, không đọc tất cả từ màn hình khi trình bày…
9. Ngôn ngữ cơ thể linh hoạt
Dáng điệu, cách đi đứng và sự di chuyển tốt góp phần truyền tải sự tự tin và chuyên nghiệp ở chính bạn.
II. Cách mở đầu bài thuyết trình thu hút người nghe ngay lập tức:
1. Mở đầu bằng câu chuyện hài hước
Tâm lý chung mọi người là thích nghe kể một câu chuyện mở màn hấp dẫn và hài hước trước khi bắt đầu vào nội dung. Nếu bạn thành công trong việc xây dựng hình tượng tích cực, vui vẻ trong mắt họ từ khoảnh khắc đầu tiên, tức là họ đã sẵn sàng để nghe những gì bạn tiếp tục nói.
2. Sử dụng câu hỏi
Người nghe luôn mang trong mình tâm lý của một đứa trẻ, bởi ai cũng có tính tò mò. Việc bạn mở đầu bằng câu hỏi sẽ kích thích trí tưởng tượng và dồn sự tập trung của họ vào bạn và câu hỏi. Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải phức tạp, đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và liên quan chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe.
3. Sử dụng con số
Nói có sách, mách có chứng luôn khiến khán giả tin tưởng hơn. Hãy lựa chọn con số ấn tượng và có độ chính xác cao. Ví dụ kỹ năng thuyết trình trong kinh doanh nên lồng ghép con số về doanh thu, khảo sát thị trường như 75% gen Z ngày nay đều mua hàng trên thiết bị di động…
4. Chiếm cảm tình người nghe bằng sự chân thành
Trong nhiều trường hợp, thay vì mở đầu trang trọng, bạn hãy bắt đầu bằng cách nêu cảm xúc của mình khi đến với buổi thuyết trình. Những chia sẻ chân tình của bạn sẽ kéo người nghe lại gần, đồng cảm và họ sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
5. Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong
Nếu bạn từng nghe cựu tổng thống Mỹ Obama “diễn thuyết” trên truyền hình, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong cách mở đầu bài thuyết trình của ông. Những câu nói mở đầu bài thuyết trình ấn tượng, tự nhiên, đĩnh đạc, chất giọng gây cảm tình, kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt thân thiện và cởi mở. Đây chính là yếu tố khiến ông Obama được nhiều người yêu quý và muốn nghe ông thuyết trình đến vậy.
Ngoài ra, để buổi diễn thuyết hiệu quả hơn các bạn cần chuẩn bì slide, vẽ ý tưởng trên sơ đồ mind map để nội dung được chỉn chu, không nhàm chán và lôi cuốn hơn. Nên nhớ khi kết thúc buổi thuyết trình các bạn nên gửi lời cảm ơn nữa nhé!
Tiến Dũng
Để tự tin thuyết trình trướd đám đông cần rất nhiều yếu tố
- Nắm rõ nội dung mình thuyết trình: Nhiều bạn thuyết trình nhưng chưa thực sự hiểu về những gì mình nói, chưa thuộc và phải sử dụng tài liệu, slide, công cụ hỗ trợ. Điều này chỉ nên trong trường hợp bạn lỡ quên mất ý mình sắp nói thôi chứ không nên lạm dụng. Bởi nếu bạn chỉ đứng đó và đọc hay thuyết trình một cách lắp bắp lâu lâu lại phải nhìn vào tài liệu chuẩn bị sẵn để đọc ra thì người nghe sẽ không cảm thấy hứng thú, họ sẽ có xu hướng không tin tưởng vào những gì bạn truyền đạt vì ngay chính bản thân người thuyết trình còn chưa nắm rõ.
- Tập luyện giọng nói, ngôn ngữ cơ thể tự nhiên: Bạn nên luyện giọng trước khi thuyết trình và sử dụng giọng hợp với tính chất buổi thuyết trình hôm đó. Nếu đó là buổi thuyết trình quan trọng, liên quan đến những vấn đề chính trị, xã hội quốc gia,... thì nên sử dụng giọng bụng. Kết hợp với đó là cử chỉ tự nhiên, phù hợp để tránh khi lên thuyết trình gặp phải tình trạng tay chân luống cuống.
- Tưởng tượng những tình huống có thể phát sinh, chuẩn bị trả lời những câu hỏi có thể được đưa ra: Bạn nên nghĩ xem trong lúc thuyết trình có tình huống bất ngờ nào có thể xảy ra không và đưa ra phương hướng giải quyết. Song song đó là chuẩn bị những câu trả lời mà nếu trong vai trò người nghe họ sẽ thắc mắc.
- Luyện tập kĩ: Bạn nên luyện tập thuyết trình 1 mình sau đó tăng dần số lượng lên với bạn bè, gia đình để tập làm quen. Khi thuyết trình nếu ngại nhìn vào ánh mắt của những người đang theo dõi thì bạn có thể cố định tầm nhìn của mình ở một điểm nào đó cuối sân khấu, cuối lớp.
Chúc bạn thành công!
Hue Nguyen
Để tự tin trước đám đông là cả một quá trình tập luyện, không phải ai sinh ra đứng trước mọi người cũng có thể tự tin nói những gì mình suy nghĩ, thể hiện mình được. Do đó đừng nhút nhát quá, hãy tập từ từ những lưu ý sau, dần dần bạn sẽ thấy bản thân mình tự tin hơn.
Điều quan trọng nhất là hãy luôn là chính mình. Bản thân bạn là một cá thể, là duy nhất, đừng cố bắt chước bất kỳ ai. Cứ thể hiện những gì chân thật nhất về con người bạn. Sẽ khó khăn khi bạn không phải là người hoàn hảo những đó là điều cần thiết.
1, Tập luyện: Muốn thạo cái gì thì cũng phải tập, bạn không phải là người hoàn hảo thế nên chắc chắn sẽ có lúc bạn mắc sai lầm. Thế nên để biết những sai lầm gì sẽ đến thì bạn hãy thử tập nói trước những người thân quen trước khi nói trước người lạ.
Nói rõ ràng, phát âm chuẩn, tránh lưỡng lự đặc biệt các từ ngữ như à, ừm, thì…thì. Ngôn ngữ khi trình bày khác ngôn ngữ khi bạn nói chuyện với bạn bè, tránh sử dụng từ ngữ thô tục ( nhiều khi do thói quen).
2, Tạo dựng vẻ ngoài thoải mái: Hãy mặc những gì bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nhiều người cảm thấy rất mất tự nhiên khi khoác nên mình những bộ cánh sang trọng, lúc đó bạn sẽ nghĩ nhiều đến nhận xét của người khác về trang phục của mình hơn là chú tâm vào việc nói trước đám đông.
=> “Tự tin là chìa khóa của thành công, để có được sự tự tin là cả một quá trình mà ta phải luyện tập từ từ, đừng tự ti vì mình kém hơn người khác, hãy cứ khẳng định mình rồi bạn sẽ thấy mình thay đổi như thế nào”
Lê Thu Hồng
Nguyễn Quang Vinh
Cái này đã đc thảo luận nhiều trên Noron! Bạn có thể search thuyết trình là ra.
Hoặc tham khảo ở đây
Rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước đám đông (Public Speaking) như thế nào?
noron.vn
Vi Thị Quỳnh
Trau dồi kĩ năng kiến thức
Võ Giang Sơn
Nguyenphuhoang Nam
Mời bạn lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia Thu Dung (phút 40:03) để tìm lời giải cho câu hỏi này nhé:
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình khuyến khích bạn tiếp tục đảm nhiệm vai trò thuyết trình. Bởi việc bạn soạn sẵn bài rồi chăm chỉ học thuộc thể hiện bạn có sự chuẩn bị và thực sự mong muốn sẽ thuyết trình hay.
Thứ bạn đang thiếu là kinh nghiệm, nên cứ tiếp tục thuyết trình, rút kinh nghiệm và lại thuyết trình, bạn nhé.
Chúc bạn thành công.
BấT CẦn