Phụng hót đăng quang, thái hậu giữ nước
Nữ nhi trong thời phong kiến thường được đánh giá là có vai trò rất thấp,và hầu như không có tiếng nói gì lớn cả. Mà họ phải sống theo khuôn khổ của xã hội sao cho tam tòng,tứ đức; “xuất giá tòng phu,tại gia tòng phụ,phu tử tòng tử” họ không được quyết định việc gì lớn. Thế nhưng ở Trung Quốc vào thời Đường thì có một nữ nhân từ cung phi lên Hoàng hậu rồi xưng là Hoàng đế người ấy là Võ Tắc Thiên (Võ Hậu). Và ở nước Việt ta cũng vậy ở thế kỷ XI-XII cũng có một cô thôn nữ hái dâu được lọt vào mắt xanh của vua Lý Thánh Tông đó chính là Ỷ Lan mà chúng ta thường quen gọi là Nguyên Phi Ỷ Lan
Nguyên Phi Ỷ Lan là cái tên sau khi được vua Thánh Tông ban tặng sau khi bà được vua cho nhập cung, vua ban tặng cái tên đó đó coi như là kỉ niệm ngày ta yêu nhau giữa hai vị đó mà thật thâm sâu làm sao. Nhưng lấy nhau đã lâu mà chưa có con thế là vua phải đi chùa cầu tự, được trụ trì chùa Thánh Chúa thì được mách nước thì về sau hạ sinh được một hoàng tử vua đặt tên cho là Lý Càn Đức, sau này ông hoàng tử này sẽ được chứng kiến một sự kiến đáng nhớ ở tuổi mới lớn của mình đó chính là kháng chiến chống Tống lần 2 của dân ta. Bây giờ thì địa vị của Nguyên Phi chỉ đứng sau Dương hoàng hậu ( Dương Hồng Hạc- người mà Lý Thường Kiệt từng yêu sâu đậm)
Vua và Nguyên Phi cùng thường bàn bạc chuyện triều chính, một hôm vua mới hỏi Nguyên Phi về cách trị quốc thì Nguyên Phi mới nói như sau:
“Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc làm. Thuốc đắng khó uống nhưng chữa được bệnh...Phải xem quyền hành là một thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người. Tự mình tu đức để giáo hóa dân thì sâu hơn mệnh lệnh. Dân bắt trước người trên thì nhanh hơn pháp luật. Muốn nước mạnh hoàng đế phải nhân từ với muôn dân. Phàm xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ vô địch”
Vua nghe xong thì thích lắm,không ngờ một nữ nhân lại có được một thâm ý sau xa về trị quốc chỉ qua câu nói này, càng ngày càng thích Nguyên Phi hơn. Nhưng yên ấm chưa được bao lâu thì vua phải thân chinh đi Nam phạt Chiêm Thành và giao việc triều chính cho Nguyên Phi nắm giữ, điều đó chứng tỏ vua tuyệt đối tin tưởng vào năng lực trị quốc Nguyên Phi chứ không phải giao cho có lệ đâu nhé!
Khi vua chinh chiến xa nhà thì mọi việc trong truyền bà điều làm đâu vào đấy, quốc thái dân an đến nỗi dân phải gọi bà là Quan Âm, vua Lý Thánh Tông chinh phạt Chiêm Thành đã lâu mà chưa có kết quả gì cả, sau khi chán nản đi về thì nghe dân chúng ca tụng Nguyên Phi như vậy thì trong lòng vừa phục vừa thẹn nên dẫn binh quay đầu đánh cho Chế Củ thở không ra hơi như kiểu: “Anh ơi em sai rồi,anh xin lỗi em đi” nhưng không ở đây là “bố mày đúng còn nếu sai thì xem lại câu đầu nhé cu !” .Củ sợ quá nên xin cắt đất cầu hòa ba châu đó bao gồm: Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (nay là Quảng Bình và Quảng Trị) mở thêm một phần trong quá trình Nam hạ của dân ta sau này
Tháng Giêng năm 1072 Thánh Tông băng hà, Càn Đức lên ngôi hiệu Nhân Tông. Khi lên ngôi vua Lý Nhân Tông tôn Dương hoàng hậu là Thượng Dương hoàng thái hậu, và để thái hậu can chính cùng với sự giúp sức của Thái sư Lý Đạo Thành. Còn Nguyên Phi Ỷ Lan thì được phong làm Hoàng Thái Phi, không được phép can chính, nhưng bằng bản lĩnh và khả năng của mình bà đã liên kết với Thái úy Lý Thường Kiệt, khiến cho vua Nhân Tông phế Dương thái hậu và 72 cung nhân khác vào lãnh cung. Đến khi phát tang vua Thánh Tông thì hậu táng theo vua luôn. Nói không phải chứ nhiều khi nữ nhi ra tay còn tàn độc hơn đấng nam nhi nhiều quá
Sau khi giải quyết Dương thái hậu xong thì bà được tôn làm Hoàng thái hậu nhiếp chính,Thái sư Lý Đạo Thành vi giúp Dương thái hậu nên bị bà đày đi ra Nghệ An, nhưng vì lúc quốc gia đang cần dùng người nên bà lại triệu về ban chức Thái phó bình chương quân quốc trọng sự, để cùng với Thái úy phụ chính là Lý Thường Kiệt điều hành đất nước.
Năm 1075, sau khi phái tình báo nghe ngóng ở biên cương thì Thái úy Lý Thường Kiệt biết quân Tống chuẩn bị Nam hạ xuống nước ta, nên bàn mưu tính kế với triều đình là “tiên phát chế nhân” đánh vào Khâm Châu và Liêm Châu khiến cho toàn bộ nước Tông hoang mang vô cùng
Năm 1076, tướng Tống là Quách Quỳ dẫn quân Nam hạ đại chiến sông Như Nguyệt với Thái úy Lý Thường Kiệt và quân Tống đã đại bại, kết thúc cuộc chiến tranh giữa Đại Việt-Tống
Tuy không biết là thời gian nhiếp chính lần thứ hai của bà là bao lâu nhưng có lẽ thời gian nhiếp chính của bà cũng chỉ khoảng 10 năm, tức là đến khoảng năm 1085, hoặc có thể trễ hơn vài năm hoặc sớm hơn vài năm. Tuy nhiên, Ỷ Lan dù thế nào vẫn tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong triều đình, ví dụ như vào năm 1103, Hoàng thái hậu đã phát tiền ở kho nội phủ để chuộc con gái do nhà nghèo bị bán ở đợ, đem họ mà gả cho những người đàn ông góa vợ. Bà còn đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi.
Vốn là người sùng đạo Phật, và là "người tu tại gia"; về già, Hoàng thái hậu Ỷ Lan càng để tâm làm việc thiện, xây chùa và nghiên cứu về đạo Phật. Tính đến năm (1115), bà đã cho xây cất 150 chùa, đền, trong đó có chùa Từ Phúc ở quê hương (Dương Xá, Gia Lâm)
Năm 1117, Thái hậu qua đời, thọ khoảng 73 tuổi, thụy hiệu của bà là Linh Nhân Phù Thánh hoàng thái hậu . Sau đó, triều đình làm lễ hỏa táng, có ba người hầu gái được chôn theo.
Mùa thu, tháng 8 cùng năm ấy, chôn Linh Nhân hoàng thái hậu ở Thọ lăng, thuộc phủ Thiên Đức (nay là đất huyện Tiên Sơn, thuộc Bắc Ninh)
Có thể nói bà là một người yêu dân như con nên mới được dân gọi là Quan Âm, và qua câu nói của bà với vua Lý Thánh Tông thì ta đã thấy được cách trị quốc của bà là như thế nào rồi. Đấng anh hào chúng ta cũng nhiều khi thua chị em phụ nữ lắm đấy,ngay cả ngày nay thì Chủ tịch Quốc Hội cũng là phụ nữ mà, nên chúng ta hãy yêu thương quý trọng những người phụ nữ và con gái bên cạnh mình nhé
Bài này mình viết nhằm tặng cho các bà,các mẹ,chị,em nhân ngày 08-03,chúc các bà ,các mẹ,chị,em một 08-03 vui vẻ,và ngày càng tài giỏi hơn nữa nhé
P/S Tranh do anh
23h12’,Đà Nẵng ngày 02 tháng 03 năm 2018 Tiểu Xuân đề bút
Bài viết có tham khảo Đại Việt sử ký toàn thư
Trung Nguyễn