PHỤ NỮ VIỆT NAM  - Vai trò trong tiến trình dựng nước và giữ nước

  1. Lịch sử

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt lúc nào cũng có

Hào kiệt ở Việt Nam không phải chỉ có những trang anh hào mà còn có cả nữ kiệt xuất chúng. Người phụ nữ Việt Nam không chỉ đảm đang, công dung ngôn hạnh cam phận hồng nhan chốn lầu son gác tía mà trong mỗi lĩnh vực chúng ta từ quân sự, chính trị đến an dân trị nước, văn thơ,... phụ nữ Việt Nam đều xuất hiện những cái tên danh tiếng làm chấn động cả nước.

Đầu tiên, ở mảng quân sự, Việt Nam từ thuở dựng nước các vua Hùng đến tận hôm nay đã trải qua biết bao cuộc tranh đấu giữ nước chống giặc ngoại xâm. Nghe qua tưởng chừng những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược chỉ dành cho các đấng nam nhi nhưng không người phụ nữ của Việt Nam không cam phận liễu yếu đào tơ. Bằng chứng hai bà Trưng là ngòi súng tiên phong trong hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược phương bắc trong suốt hơn 1.000 năm bị đô hộ (179TCN- 938). Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng vừa là tiếng súng chống quân xâm lược vừa là thông điệp về vai trò phụ nữ trong công cuộc dựng và giữ nước. Trong đội quân khởi nghĩa năm nào thấp thoáng bóng dáng những nữ tướng oai hùng như: Thánh Thiên, Lê Chân, Bát Nàn, Nàng Tía,…

Tiếp bước hào hùng của hai bà Trưng, Việt Nam đã xuất hiện nhiều vị nữ tướng oai hùng mà sử vàng còn lưu danh như: Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Định,… Nhưng đó là những nữ tướng cầm gương/ súng đánh giặc trực tiếp còn những người nữ anh hùng thầm lặng hy sinh bản thân mình cho quê cha đất tổ như: An Tư công chúa, Huyền Trân công chúa,… các nữ tình báo, biệt động Sài Gòn như: Lâm Thị Phấn,… Họ cũng đóng góp sức mình cho dân tộc nhưng ở khía cạnh khác.

Vấn đề an dân trị nước chỉ dành cho nam giới, còn phụ nữ chỉ biết chăm lo gia đình là tư tưởng lạc hậu. Từ thuở phong kiến khi Trung Quốc đặt ra chuẩn tam tòng tứ đức của nho giáo để áp đặt người phụ nữ vào khuôn khổ thì ở Việt Nam vai trò người phụ nữ được đề cao cả trong vấn đề trị nước an dân. Thời Đinh-Lê có Dương Vân Nga, Thời Lý có Ỷ Lan nguyên phi,… Chưa kể các vị vua phong kiến Việt Nam có nhiều sách lược cũng tham khảo những nữ sĩ uyên bác.

Cái tư tưởng trọng nam khinh nữ ở Việt Nam từ ngàn xưa không đặt nặng. Nam nữ tiếp xúc với giáo dục ở mức độ nào đó là ngang nhau. Ở mảng giáo dục - văn hóa chúng ta không thiếu những bậc kỳ nữ đại tài như: Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương,…

Xét ở khía cạnh nào đó phụ nữ là phái yếu nhưng phụ nữ không thua kém bậc nam nhi. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của người phụ nữ càng được đề cao và trân trọng nhiều hơn nữa…

pn2


Từ khóa: 

phụ nữ việt nam

,

lịch sử

Hiện nay nhiều bộ trường của nước ta cũng là phụ nữ, rất đang khâm phục

Trả lời

Hiện nay nhiều bộ trường của nước ta cũng là phụ nữ, rất đang khâm phục