Phụ huynh Tây có dễ tính như mình nghĩ?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Xã hội

Mọi người ơi, mình có một thắc mắc là tại sao những bậc cha mẹ bên Tây họ khá dễ tính trong việc dạy con (kiểu như thấy con cái mắc sai lầm thì ko đánh, chửi hay bắt bẻ như bên Việt Nam rồi chỉ khuyên bảo nhẹ nhàng thôi,tôn trọng quyền tự do và riêng tư của con cái và cho con cái tự do làm những gì mình thích thậm chí cả những việc cấm kỵ ở Việt Nam như yêu sớm, đi chơi qua đêm, đi bar với bạn bè các thứ và cả việc qhtd tự do nữa ak) nhưng con cái họ vẫn nên người, vẫn giỏi giang bình thường, nếu có ăn chơi thì cũng ko tới nỗi bị vướng vào các cám dỗ của xã hội (cái này em thấy từ những bộ phim Mỹ và các clip tiktok đại đa số )nhưng phụ huynh bên Việt Nam mình cũng dễ tính với con cái y như vậy thì con cái lại dễ sinh hư và dễ bị vướng vào các cám dỗ của xã hội (phạm tội, có thai ngoài ý muốn,bị lừa,phá làng phá xóm và làm khổ cha mẹ, vv...)vậy ạ? Mọi người giải đáp sự nghịch lý này giúp em với được không ạ?

Và có cách nào dạy con dễ tính nhưng con không hư mặc dù là phụ huynh Việt Nam đc ko ạ?

Từ khóa: 

phụ huynh tây

,

dạy con

,

tâm sự cuộc sống

,

xã hội

Mình nghĩ người hỏi là nghiêm túc, nhưng có vẻ nhiều người trả lời lại xoáy vào chuyện so sánh phụ huynh VN với nước ngoài, và vì thế vấn đề có thể đi vào ngõ cụt mà không giúp ích gì. Mình là người thích góc nhìn đa chiều, bởi vậy mình muốn nói góc nhìn cá nhân của một người từng cho con đi học ở VN và đang sống ở Úc.

Trước khi nói, khẳng định là nước nào cũng có người này người kia, và mình đang so sánh trường hợp tốt ở nước Úc với trường hợp chưa tốt ở VN, không phải để "dìm hàng" mà để chúng ta nhìn nhận cái thiếu sót. Nhìn ra cái thiếu sót không có nghĩa là chúng ta đấu tranh bằng mọi giá để hoàn thiện, mà chỉ là để có thông tin, từ đó phụ huynh VN có thể cóp nhặt và kết hợp với các ý tưởng nuôi dạy con của mình.

Thứ nhất, tôi thấy cha mẹ ở Úc thì dễ tính với con cái hơn ở VN một phần là do xã hội. Tại đây, sự an toàn của trẻ em được đảm bảo. Xin lấy vài ví dụ: Cách đây 5 năm lúc còn ở TPHCM tôi đưa con ra đường là phải nắm chặt tay con, một phần là sợ nạn bắt cóc trẻ em, phần thì sợ con chạy và gặp tai nạn do đường xá chật chội và xe máy có thể lao lên vỉa hè bất cứ lúc nào. Ở Úc, không thấy xe máy, vì vậy không có vụ leo lên vỉa hè, thậm chí lối đi trên vỉa hè còn cách lề đường ít nhất 1 mét, lại không sợ nạn bắt cóc trẻ em, do đó tôi có thể cho con cái đi cách xa mình một khúc vài chục mét. Các bạn cứ tưởng tượng cha mẹ đi chậm nói chuyện ở sau, còn mấy đứa con thì chạy lên trước, vừa giỡn vừa tò mò khám phá các thứ xung quanh đường đi.

Không phải nươm nướp lo so con gặp chuyện là bước đầu tiên và căn bản nhất của việc cho phép con được thoải mái bay nhảy.

Nó cũng ảnh hưởng luôn cái thứ hai: Sự tự do của con cái. Bởi khi cha mẹ cho phép con tự do làm cái này và chơi cái kia ngay từ nhỏ, thì dần dần chính cha mẹ cũng cho con chọn lựa. Đó có thể là chọn món đồ chơi trước khi mua, chọn chương trình trên tivi, hay chọn sách từ thư viện,... của những đứa trẻ chưa học mẫu giáo, đến những sự lựa chọn khác về bạn bè, cách sử dụng tiền và thời gian của chúng,... khi chúng lớn dần lên.

Quá trình này là một quá trình hai chiều, một bên là con cái học cách quyết định sao cho tốt cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, một bên là cha mẹ học cách tin tưởng con cái và biết lúc nào cần điều hướng lúc nào không.

Cũng chính vì chấp nhận sự tự do của con từ nhỏ, nên con cái cũng có được một thứ mà ở VN hiếm gặp, và đó cũng là thành tố thứ ba: Không áp lực. Ví dụ điển hình ở VN chính là áp lực học hành, cha mẹ ai cũng muốn con mình vào trường tốt và đứng top đầu của lớp, chính vì vậy nên mới đốc thúc con cái học hành. Việc đốc thúc là việc tốt, nhưng khi nhìn dưới ánh mắt của đứa con thì nó có 2 vấn đề: Một là con cái không thấy sự tin tưởng của cha mẹ, hai là con cái không biết thì trong tương lai ngắn hạn hoặc dài hạn thì nó sẽ được cái gì. Ở Úc thì khác, khi không tạo ra áp lực, đứa con có quá nhiều sự lựa chọn, từ việc dành toàn thời gian cho việc chơi và xem tivi, đến việc đu theo chúng bạn, cho đến khi chúng nhận ra những sai lầm và thất bại đầu đời của chúng. Khi đó con cái cũng sẽ nhận ra sự đánh đổi, giữa việc chơi và học.

Khác biệt chính là sai làm do chính đứa con nhận ra, và cái ảnh hưởng của sai lầm lúc còn nhỏ thì cũng nhỏ theo. Nói thêm ở cái ý thứ hai, nếu cha mẹ định hướng đi từ nhỏ cho con, không cho nó mắc sai lầm lần nào, thì đến khi lớn chúng sẽ mắc sai lầm và lầm lỗi đó sẽ lớn. Ngược lại, nếu chúng gặp sai lầm từ nhỏ thì ảnh hưởng cũng sẽ nhỏ, đổi lại chúng tự khắc sẽ tìm đến cha mẹ làm tư vấn khi trưởng thành.

Tuy nhiên, việc không áp lực chỉ có thể làm được nếu có sự phối hợp của nhà trường, và đó chính là điều thứ tư: nền giáo dục khai phóng con người. Trong nền giáo dục hướng đến sự khai phóng, bài kiểm tra chỉ là phụ, phương pháp giảng dạy mới là chính.

Lấy ví dụ như thế này, một đứa trẻ chưa thuộc bảng cửu chương nên nó không làm bài thi được. Trong nền giáo dục thành tích, họ sẽ khuyến khích đứa trẻ học thuộc bảng cửu chương, bởi vì chỉ có như vậy thì bọn trẻ mới thi tốt, và vì thế họ đưa ra nhiều bài tập để chúng học đi học lại và cuối cùng sẽ nhớ trong lòng. Trong nền giáo dục khai phóng, khi có nhiều đứa trẻ không thể thuộc bảng cửu chương thì nhà giáo nhận ra khiếm khuyết của mình, và đổi mới cách dạy để đứa trẻ cảm thấy hứng thú với phép nhân, hình thức có thể là tổ chức trò chơi liên quan đến bảng cửu chương hoặc sáng tác bài hát về cửu chương. Có thể sau này các nhà giáo khai phóng lại nghĩ ra phương pháp mới để giúp đứa trẻ ghi nhớ, nhưng hiện tại tôi thấy các con tôi thường chơi trò cửu chương này lúc rảnh rỗi, hoặc vừa nhảy múa vừa hát các bài hát cửu chương, và chúng tự làm mà không cần cha mẹ giúp hay nhắc nhở.

Tóm lại, ý của tôi khi so sánh phiến diện giữa các ví dụ tốt ở Úc với các ví dụ chưa tốt ở VN là: Nếu siết chặt tự do của con cái từ nhỏ thì khi lớn sẽ khó thả mà con không gặp sai lầm, còn nếu thả cho con gặp sai lầm từ nhỏ thì khi lớn vẫn có thể thả mà con ít phạm sai lầm hơn. Tất cả chỉ là sự lựa chọn của mỗi gia đình, mỗi nhà trường và mỗi xã hội.

Trả lời

Mình nghĩ người hỏi là nghiêm túc, nhưng có vẻ nhiều người trả lời lại xoáy vào chuyện so sánh phụ huynh VN với nước ngoài, và vì thế vấn đề có thể đi vào ngõ cụt mà không giúp ích gì. Mình là người thích góc nhìn đa chiều, bởi vậy mình muốn nói góc nhìn cá nhân của một người từng cho con đi học ở VN và đang sống ở Úc.

Trước khi nói, khẳng định là nước nào cũng có người này người kia, và mình đang so sánh trường hợp tốt ở nước Úc với trường hợp chưa tốt ở VN, không phải để "dìm hàng" mà để chúng ta nhìn nhận cái thiếu sót. Nhìn ra cái thiếu sót không có nghĩa là chúng ta đấu tranh bằng mọi giá để hoàn thiện, mà chỉ là để có thông tin, từ đó phụ huynh VN có thể cóp nhặt và kết hợp với các ý tưởng nuôi dạy con của mình.

Thứ nhất, tôi thấy cha mẹ ở Úc thì dễ tính với con cái hơn ở VN một phần là do xã hội. Tại đây, sự an toàn của trẻ em được đảm bảo. Xin lấy vài ví dụ: Cách đây 5 năm lúc còn ở TPHCM tôi đưa con ra đường là phải nắm chặt tay con, một phần là sợ nạn bắt cóc trẻ em, phần thì sợ con chạy và gặp tai nạn do đường xá chật chội và xe máy có thể lao lên vỉa hè bất cứ lúc nào. Ở Úc, không thấy xe máy, vì vậy không có vụ leo lên vỉa hè, thậm chí lối đi trên vỉa hè còn cách lề đường ít nhất 1 mét, lại không sợ nạn bắt cóc trẻ em, do đó tôi có thể cho con cái đi cách xa mình một khúc vài chục mét. Các bạn cứ tưởng tượng cha mẹ đi chậm nói chuyện ở sau, còn mấy đứa con thì chạy lên trước, vừa giỡn vừa tò mò khám phá các thứ xung quanh đường đi.

Không phải nươm nướp lo so con gặp chuyện là bước đầu tiên và căn bản nhất của việc cho phép con được thoải mái bay nhảy.

Nó cũng ảnh hưởng luôn cái thứ hai: Sự tự do của con cái. Bởi khi cha mẹ cho phép con tự do làm cái này và chơi cái kia ngay từ nhỏ, thì dần dần chính cha mẹ cũng cho con chọn lựa. Đó có thể là chọn món đồ chơi trước khi mua, chọn chương trình trên tivi, hay chọn sách từ thư viện,... của những đứa trẻ chưa học mẫu giáo, đến những sự lựa chọn khác về bạn bè, cách sử dụng tiền và thời gian của chúng,... khi chúng lớn dần lên.

Quá trình này là một quá trình hai chiều, một bên là con cái học cách quyết định sao cho tốt cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, một bên là cha mẹ học cách tin tưởng con cái và biết lúc nào cần điều hướng lúc nào không.

Cũng chính vì chấp nhận sự tự do của con từ nhỏ, nên con cái cũng có được một thứ mà ở VN hiếm gặp, và đó cũng là thành tố thứ ba: Không áp lực. Ví dụ điển hình ở VN chính là áp lực học hành, cha mẹ ai cũng muốn con mình vào trường tốt và đứng top đầu của lớp, chính vì vậy nên mới đốc thúc con cái học hành. Việc đốc thúc là việc tốt, nhưng khi nhìn dưới ánh mắt của đứa con thì nó có 2 vấn đề: Một là con cái không thấy sự tin tưởng của cha mẹ, hai là con cái không biết thì trong tương lai ngắn hạn hoặc dài hạn thì nó sẽ được cái gì. Ở Úc thì khác, khi không tạo ra áp lực, đứa con có quá nhiều sự lựa chọn, từ việc dành toàn thời gian cho việc chơi và xem tivi, đến việc đu theo chúng bạn, cho đến khi chúng nhận ra những sai lầm và thất bại đầu đời của chúng. Khi đó con cái cũng sẽ nhận ra sự đánh đổi, giữa việc chơi và học.

Khác biệt chính là sai làm do chính đứa con nhận ra, và cái ảnh hưởng của sai lầm lúc còn nhỏ thì cũng nhỏ theo. Nói thêm ở cái ý thứ hai, nếu cha mẹ định hướng đi từ nhỏ cho con, không cho nó mắc sai lầm lần nào, thì đến khi lớn chúng sẽ mắc sai lầm và lầm lỗi đó sẽ lớn. Ngược lại, nếu chúng gặp sai lầm từ nhỏ thì ảnh hưởng cũng sẽ nhỏ, đổi lại chúng tự khắc sẽ tìm đến cha mẹ làm tư vấn khi trưởng thành.

Tuy nhiên, việc không áp lực chỉ có thể làm được nếu có sự phối hợp của nhà trường, và đó chính là điều thứ tư: nền giáo dục khai phóng con người. Trong nền giáo dục hướng đến sự khai phóng, bài kiểm tra chỉ là phụ, phương pháp giảng dạy mới là chính.

Lấy ví dụ như thế này, một đứa trẻ chưa thuộc bảng cửu chương nên nó không làm bài thi được. Trong nền giáo dục thành tích, họ sẽ khuyến khích đứa trẻ học thuộc bảng cửu chương, bởi vì chỉ có như vậy thì bọn trẻ mới thi tốt, và vì thế họ đưa ra nhiều bài tập để chúng học đi học lại và cuối cùng sẽ nhớ trong lòng. Trong nền giáo dục khai phóng, khi có nhiều đứa trẻ không thể thuộc bảng cửu chương thì nhà giáo nhận ra khiếm khuyết của mình, và đổi mới cách dạy để đứa trẻ cảm thấy hứng thú với phép nhân, hình thức có thể là tổ chức trò chơi liên quan đến bảng cửu chương hoặc sáng tác bài hát về cửu chương. Có thể sau này các nhà giáo khai phóng lại nghĩ ra phương pháp mới để giúp đứa trẻ ghi nhớ, nhưng hiện tại tôi thấy các con tôi thường chơi trò cửu chương này lúc rảnh rỗi, hoặc vừa nhảy múa vừa hát các bài hát cửu chương, và chúng tự làm mà không cần cha mẹ giúp hay nhắc nhở.

Tóm lại, ý của tôi khi so sánh phiến diện giữa các ví dụ tốt ở Úc với các ví dụ chưa tốt ở VN là: Nếu siết chặt tự do của con cái từ nhỏ thì khi lớn sẽ khó thả mà con không gặp sai lầm, còn nếu thả cho con gặp sai lầm từ nhỏ thì khi lớn vẫn có thể thả mà con ít phạm sai lầm hơn. Tất cả chỉ là sự lựa chọn của mỗi gia đình, mỗi nhà trường và mỗi xã hội.

Ở đâu cũng có phụ huynh this, phụ huynh that thôi bạn ơi. Người xấu, người tốt đủ cả bạn êi. Phụ huynh nào cũng có nguyên tắc của họ. Có thể bạn cho họ khó tính nhưng sự thật lại không phải như vậy:)).

hmm, mình nghĩ những gì bạn thấy chỉ là phiến diện thôi. Ý mình là không phải là tất cả phụ huynh phương Tây đều dạy dỗ con họ theo hướng đó và không phải tất cả con cái của họ đều phát triển toàn diện và đi theo hướng tích cực như vậy. Và đương nhiên đâu phải đa số phụ huynh đều nuông chiều con và con của họ thì đều nghịch ngợm, hư hỏng này nọ đâu. Bạn không thể xem film hay lướt tóp tóp mà suy ra cho đại đa số như vậy được.

Còn nói về lí do tại sao mà với cách dạy dỗ "kiểu như thấy con cái mắc sai lầm thì ko đánh, chửi hay bắt bẻ như bên Việt Nam rồi chỉ khuyên bảo nhẹ nhàng thôi,tôn trọng quyền tự do và riêng tư của con cái và cho con cái tự do làm những gì mình thích thậm chí cả những việc cấm kỵ ở Việt Nam như yêu sớm, đi chơi qua đêm, đi bar với bạn bè các thứ và cả việc qhtd tự do" thì là do cách mà họ giáo dục cho con gái của họ như thế nào, hình thành suy nghĩ cho con cái ra sao. Họ cung cấp kiến thức thực tế và đúng đắn. Dễ tính nhưg không có nghĩ là buông thả mà luôn quan sát, quan tâm đến, theo sát sự phát triển cũng như tôn trọng con cái.

Nói chung là theo mình thì không nên đánh đồng phụ huynh phương Tây và Việt Nam cùng hướng giáo dục, sự phát triển của con cái như bạn nói được.