[Phỏng vấn] Basic Research and Applied Research; Abnormal Psychology, Clinical and Counseling Psychology - Chị Nguyễn Đỗ Khả Tú 

  1. Tâm lý học

Ngày học thứ hai 16.07.2018: Basic Research and Applied Research và ngày học thứ ba 17.07.2018: Abnormal Psychology, Clinical and Counseling Psychology, các bạn trại sinh của PSY-GOAL CAMP 2018 sẽ có cơ hội được tiếp xúc với hai nhóm ngành chuyên sâu thuộc lĩnh vực Tâm lý học. PSY rất hân hạnh khi được chị Nguyễn Đỗ Khả Tú - Co-founder, Consultant, Administrator, Editor của Beautiful Mind Vietnam tham gia làm diễn giả chính của buổi học này. Chúng ta hãy cùng trò chuyện làm quen với chị Tú nhé!

Q: Được biết chuyên ngành chị theo đuổi không phải Tâm lý học, vậy chị có thể chia sẻ một chút về động lực khiến chị quan tâm nghiên cứu và phát triển lĩnh vực này không?

A: Bản thân mình từng có giai đoạn mắc trầm cảm mà mình không nhận thức được. Lúc ấy chỉ nghĩ bản thân mình thật tệ hại, cứ luôn cảm thấy mất năng lượng, không động lực và tự trách sao mình không giỏi, không mạnh mẽ như những người khác. Vào những năm 2011, 2012 những thông tin về tâm lý học bằng tiếng Việt rất ít ỏi. Và mình vật lộn với giai đoạn khủng hoảng ấy một thời gian dài. Mãi đến khi mình được học các lớp tâm lý học ở trường, mình mới nhận ra những gì mình trải qua, những cảm xúc, những suy nghĩ tiêu cực này là không bình thường. Mình cũng nhận ra chúng ta có ít thông tin đến mức nào, và có bao nhiêu người phải trải qua khoảng thời gian nghi ngờ bản thân như mình vì sự thiếu hụt thông tin ấy. Đó là lý do khiến mình quan tâm và theo đuổi lĩnh vực này.


Q: Theo chị thì tầm quan trọng của Research trong các ngành nói chung và Tâm lý học nói riêng là như thế nào? Nó đóng vai trò gì và có những ứng dụng ra sao?

A: Có thể nói Research có vai trò quan trọng trong tất cả các ngành, đặc biệt là các ngành liên quan đến sức khỏe. Những phương pháp điều trị các rối loạn tâm lý dù là bằng thuốc hay tham vấn cũng phải trải qua quá trình nghiên cứu và kiểm chứng nghiêm ngặt trước khi được áp dụng lên người bệnh. Nghĩ về khoảng vài ba chục năm trước đây, chúng ta không có nhiều sự lựa khi điều trị các dạng rối loạn, ví dụ như trầm cảm. Các thuốc đời đầu điều trị trầm cảm như TCA hay MAO đều rất nhiều tác dụng phụ và kèm theo chế độ kiêng ăn nghiêm ngặt. Nhưng hiện nay chúng ta có rất nhiều dạng thuốc khác nhau để điều trị trầm cảm với cùng một hiệu quả nhưng mà ít tác dụng phụ hơn như SSRI. Và những sự lựa chọn chúng ta có bây giờ đều đến từ hàng trăm, ngàn nghiên cứu không ngừng nghỉ trong chục năm qua.


Q: Chị có thể chia sẻ thêm về một số trải nghiệm có liên quan đến việc ứng dụng Tâm lý học Dị thường (Abnormal Psychology) không?

A: Mình xin phép để dành câu hỏi này cho phần Chia sẻ trong ngày 17.07.2018 nhé!


Q: Ở các lĩnh vực Counseling and Clinical Psychology thường hay gặp những khó khăn gì, chị có thể chia sẻ một vài ví dụ từ bản thân không?

A: Các khó khăn thường thấy nhất khi tham vấn điều trị cho bệnh nhân là việc bệnh nhân không hợp tác, mối liên hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân không có hoặc bệnh nhân không có tiền để theo đuổi điều trị dài hạng. Điều này dẫn đến điều trị không hiệu quả và bệnh nhân có thể bỏ cuộc, làm tăng thêm gánh nặng bệnh lý lên bản thân và gia đình họ. Một trong những khó khăn mà các bạn đi khám lẫn các bác sĩ tương lai thường hay nói với mình là bác sĩ không có đủ thời gian để khám. Dùng bảo hiểm y tế đi khám ở các bệnh viện công lập thì tuy tiền khám sẽ ít, nhưng các bác sĩ phải khám một số lượng bệnh nhân rất là lớn, có khi lên đến 200-300 người/ngày. Vì thế nên bác sĩ chỉ có thể dành vài phút với mỗi bệnh nhân. Ngược lại, khi bệnh nhân thấy bác sĩ không dành đủ thời gian cho mình, họ nghi ngờ bác sĩ không tận tâm, thành ra mối quan hệ bác sĩ- bệnh nhân không ổn, mà đây lại là một trong các tiền đề quyết định xem điều trị có hiệu quả hay không.


Thông qua cuộc trò chuyện ngắn với chị Tú, PSY đã tích lũy thêm được một số kiến thức nền bổ ích liên quan đến hai lĩnh vực chuyên sâu trong Tâm lý học. Chân thành cảm ơn chị Tú đã dành thời gian tham gia buổi phỏng vấn này cùng với nhiều chia sẻ rất nhiệt tình và thú vị. Nếu các bạn hứng thú với việc nghiên cứu trong Tâm lý học hay Tâm lý học dị thường, và nay, sau khi xem bài phỏng vấn chị Tú, càng muốn học hỏi cũng như trao đổi nhiều hơn, sâu hơn về các kinh nghiệm lựa chọn, theo đuổi, ứng dụng của chúng trong cuộc sống, hãy nhanh tay đăng ký tham gia PSY-GOAL CAMP 2018 với ngày học Basic Research and Applied Research (16.07.2018) và/hoặc Abnormal Psychology, Counseling and Clinical Psychology (17.07.2018) theo đường link bên dưới.

Xem thông tin chi tiết về đối tượng tham gia và thể lệ PSY-GOAL CAMP 2018 tại đây: 

https://tinyurl.com/thongtinpsygoal

----------------------------------

Đăng ký tham gia trại tại: 

https://tinyurl.com/psygoal2018

Liên hệ với chúng tôi qua: 

Facebook: 

https://www.facebook.com/psychologynsensesyouth

Email: psychology.sensesyouth@gmail.com




Từ khóa: 

tâm lý học