Phong tục mừng thọ của người Tày
I. Khái quát quan niệm về người già và lễ mừng thọ của người Tày:
1. Quan niệm về người già:
- Người Tày luôn kính già, yêu trẻ, phân định vai vế rõ ràng. Điều này thể hiện rõ nhất qua khía cạnh ứng xử gia đình trong ăn uống. Ứng xử trong ăn uống còn thể hiện ý thức về sự nhường nhịn. Họ luôn dành ưu tiên cho người lớn tuổi.
- Người Tày có tục ngữ: "Cầu ké kin khẩu khao, lục slau kin khẩu xáo, lục báo kin khẩu pay" (người già ăn gạo trắng, con gái ăn gạo giã dối, con trai ăn gạo xay) để nói lên một đạo lý là giành phần ngon cho người già.
2. Lễ mừng thọ của người Tày:
- Tên gọi: Mừng thọ trong tiếng Tày gọi là Pù Liểng, nghĩa là bổ thêm lương vào bịch gạo mệnh.
- Thời gian: Tổ chức nhiều vào dịp xuân trong năm.
- Cách phân biệt: Theo lịch can chi thì một vòng quay thời gian của địa chi cứ 12 năm trở lại năm tuổi, căn cứ vào chu kỳ đó người ta chia đời người thành những giai đoạn như sau: Từ khi sinh ra đến năm 12 tuổi gọi là thời kỳ chưa trưởng thành, từ tuổi 37 trở đi được phân ra làm bốn chu kỳ: Chu kỳ thứ nhất từ tuổi 37 đến 49 gọi là chữ Phúc; Chu kỳ thứ hai từ 49 đến 61 gọi là chữ Thọ (tuổi hoa niên); Chu kỳ thứ ba: từ 60 đến 73 gọi là chữ Khang (tuổi thịnh niên); Chu kỳ thứ tư từ 73 đến 85 gọi là Ninh (tuổi đại niên).
Thông thường bắt đầu từ tuổi 49 ở chu kỳ thứ nhất con người đã có biểu hiện của tuổi già như mắt kém tinh, răng kém chắc, tóc điểm bạc... Sở dĩ có những biểu hiện về sức khỏe trên, người ta cho rằng bịch gạo mệnh đã úa vàng... Nên phải tổ chức lễ pủ liềng, bổ thêm lương.
- Quy mô: Lễ mừng thọ của người Tày thường được tổ chức tại nhà, thành phần tham gia là con cháu trong gia đình và họ hàng.
- Ý nghĩa:
+ Ý nghĩa của lễ mừng thọ là trình xin hai vị
+ Là một sinh hoạt văn hoá tốt đẹp, thể hiện lòng biết ơn, kính trọng, sự quan tâm của cộng đồng cũng như báo hiếu của con cháu đối với người cao tuổi, ông bà, cha mẹ.
II. Quy trình tổ chức lễ mừng thọ của người Tày:
Gồm 5 lễ chính:
1. Nghi lễ Tẳng lường (Dựng lương): Trong nhà dựng một dàn cúng dưới chân bàn thờ, bên cạnh lập một cái lẩu váng, cao 40cm, hình lăng trụ, bên ngoài dán giấy hồng điều, tượng trưng cho bịch gạo số mệnh. Dùng cọng lá chuối làm chiếc thang, nếu đàn ông là 7 bậc, nữ là 9 bậc - tượng trưng là cây cầu mệnh. Gạo còn cả hũ mang đến đổ vào thúng đặt bên ngoài gần cửa ra vào. Từ thúng gạo đến lẩu váng trải một tấm vải đen trắng tượng trưng là chiếc cầu nối từ hạ giới lên thiên đình. Trên mặt vải đặt những chiếc đũa hình chữ chi cùng vàng mã tượng trưng là những thanh cầu và tiền hành lộ.
2. Tiếp đến là “Pố lương” (cho gạo vào lầu): Thầy tào, bà then niệm chú vào thúng gạo rồi xúc gạo vào bát kèm theo vàng mã và ít tiền lẻ để cho con cháu ngồi hai bên tấm vải chuyền tay nhau đổ vào lầu váng. Dâng rượu đốt đèn: Ông bà, con cháu ngồi bên lầu váng, con cháu dâng rượu, bà Then, thầy Tào đọc thần chú, đốt đèn - tượng trưng phát ánh sáng tinh thần minh mẫn. Con cháu dâng khăn mũ, giày, vòng hộ mệnh và hát bài mừng thọ: “Ông bà được 61, cả con gái, con trai lấy tiền tài mừng thọ, mười người mười đấu gạo, chín người chín gói tiền, đem về đây mừng thọ...”.
3. Sau đó là Hoàn phúc: Khi lẩu váng đã đầy, số gạo còn lại trong thúng lẫn với những đồng tiền được thầy tào ban lại cho con cháu coi như lộc của ông bà, bố mẹ.
4. Lảm lường (buộc lương): Khi hành lễ xong mọi người ăn uống vui vẻ. Sau khi ăn uống, bà Then lại mời con trưởng tới để nhận lễ, người con trưởng nhận lễ và đặt chiếc lầu vàng lên bàn thờ và buộc vào lầu ba sợi chỉ màu. Sợi chỉ màu đen, Ông bà sống lâu; Sợi chỉ màu trắng, Con cháu yên bình, an phúc; Sợi chỉ màu đỏ, Con gái vóc nước thanh hoa, Con trai khôn ngoan chữ giỏi. Bà Then thắp hương, rót rượu để người con trưởng dâng lên các vị thánh thần, sau đó vẩy rượu khắp bốn phương cầu cho gia đình bình an, cả năm con cháu làm ăn suôn sẻ. Người ta còn hình dung cuộc đời người đi qua trên cây cầu mệnh bằng gỗ. Thời gian qua, cây cầu bị mục gãy lên phải sửa sang bắc lại cầu cho chắc chắn. Thầy tào, bà then cho đẽo hai thanh gỗ dài khoảng 40 cm, rộng khoảng 8 cm, hai đầu chốt hai đinh bằng gỗ có đệm hai mảnh vải nhỏ trắng đen. sau lễ cây cầu mệnh tượng trưng này được đem đóng ở góc vườn.
5. Cuối cùng là trồng cây mệnh: Cây mai hoặc cây chuối bứng cả rể được đem trồng vào góc vườn có rào cẩn thận và được chăm sóc cho cây mọc xanh tốt. Trong trường hợp khô hạn để đảm bảo cây mọc người ta thắp hương vào một cây chuối trong vườn lấy cây đó là cây mệnh. Người ta tin rằng những thứ đó có tác dụng hộ mệnh linh hồn sẽ thỏa mái đi trên chiếc cầu, con đường rợp bóng mát sẽ tránh được mệt mỏi ốm đau...
văn hóa
Nice post 🤩
Lê Hương Mai
Nice post 🤩