Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
kiến thức chung
+ Nguyễn Aí Quốc chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc
thành lập ĐCSVN.
- Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) đã rời Tổ quốc đi sang
phương Tây tìm đường cứu nước.
Qua cuộc sống thực tiễn, nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, nhất là cách
mạng TS Pháp, Mỹ. Người khẳng định cách mạng Việt Nam không thể đi theo con đường
này.
- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga thành công Nguyễn Tất Thành đã tin
tưởng, hướng theo con đường cách mạng tháng Mười.
- Năm 1919, với tên mới là Nguyễn ái Quốc, Người đã gửi tới hội nghị Vecxây
(Pháp) bản “yêu sách” đòi quyền lợi cho dân tộc Việt Nam.
- Tháng 7 - 1920, Người được đọc Bản sơ thảo lần thứ nhất Đề cương về vấn đề
dân tộc và thuộc địa của Lê nin. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách
mạng Việt Nam - con đường cách mạng vô sản.
- 12 - 1920, tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn ái Quốc tham gia bỏ
phiếu tán thành việc thành lập Đảng Cộng sản Pháp, gia nhập Quốc tế Cộng sản. Sự kiện
này đánh dấu bước ngoặt lớn trên con đường hoạt động cách mạng của Người, bước ngoặt
từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ người yêu nước trở thành người
cộng sản.
- Từ nước ngoài Người đã viết và gửi các sách báo, tài liệu về Việt Nam như các báo
Việt Nam hồn, Người cùng khổ, đặc biệt tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp …để
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và chỉ rõ con đường cách mạng mà nhân dân ta cần đi
theo.
- 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng châu (Trung Quốc), Tháng 6 năm 1925 Người
thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện ở
Quảng Châu.
- Đầu 1927 bộ tuyên truyền của hội liên hiệp thuộc địa các dân tộc bị áp bức xuất
bản cuốn “Đường Cách Mệnh” ( tập bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong lớp huấn luyện
chính trị của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên)
* Sự chuẩn bị về tổ chức.
+ Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản
- Trong những năm 1919-1925 phong trào công nhân diễn ra dưới các hình thức bãi
công,biểu tình như cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( Sài Gòn ) do Tôn Đức Thắng tổ
chức (1925) và các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
- Nhìn chung phong trào công nhân từ 1919-1925 đã có bước phát triển mạnh so với
trước chiến tranh thế giới làn thứ nhất, hình thức bãi công trở nên phổ biến diễn ra trên quy
mô lớn hơn và thời gian dài hơn.
- Trong nhứng năm 1926 – 1929 phong trào công nhân dã có sự lãnh đạo của các tổ
chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, Công hội đỏ và các tổ chức cộng sản ra đời từ
1929, từ 1928 – 1929 có khoảng 40 cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra trên toàn quốc.
- Các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam trong thời gian từ 1926- 1929 mang
tính chất chính trị rõ rệt, có sự liên kết giữa các nhà máy các ngành địa phương.
- Cũng trong thời gian này phong trào yêu nước cũng diễn ra mạnh mẽ đặc biệt là
phong trào nông dân.
- Phong trào công nhân và nông dân đã có sự hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc đẩu tranh
chống thực dân và phong kiến.
+ Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
- 17/6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời tại 312 Khâm Thiên – Hà Nội.
- Mùa thu năm 1929 An Nam Cộng sản Đảng ra đời tại Sài Gòn.
- 9/1929 Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn ra đời tại Hà Tĩnh .
- Mặc dù đều giương cao ngọn cờ chốgn đế quốc,chống phong kiến, nhưng ba tổ
chức cộng sản đều hoạt động riêng rẽ, phân tán ảnh hưởng xáu đén phong trào cách mạng
Việt Nam. Vì vậy việc thống nhất ba tổ cộng sản là yêu cầu khẩn thiết của cách mạng
nước ta, nhiệm vụ cấp bách trước mắt của những người cộng sản Việt Nam.
5
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Thị Hải Lam