Phong trào nữ quyền (Feminism) dưới lăng kính của thuyết âm mưu (Conspiracy Theories) (P.1)

  1. Văn hóa

Bình đẳng giới (gender equality) đã và đang là một trong những đề tài gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay. Trong khi nhiều người cho rằng đàn ông và phụ nữ đều là con người, nên đều cần có những quyền lợi và nghĩa vụ như nhau; một số khác lại lập luận rằng đàn ông và phụ nữ vốn có quá nhiều khác biệt về mặt sinh học, nên chuyện cố gắng đồng nhất cả 2 giới thông qua phong trào nữ quyền (Feminism) là bất khả thi.


Vậy, phong trào nữ quyền đang có tác động tích cực hay tiêu cực đến xã hội? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Nguồn gốc của phong trào nữ quyền

Phong trào nữ quyền thực chất đã được bắt đầu từ cuối thế kỉ thứ 19, vào khoảng những năm 1837-1890: đây chính là giai đoạn thai nghén của định nghĩa "nữ quyền", xuất hiện lần lượt tại các quốc gia tây Âu như Pháp, Hà Lan, Anh...sau đó lan rộng sang Mỹ và toàn cầu.

Phong trào nữ quyền vào giai đoạn mới hình thành đôi khi còn được gọi là "Làn sóng nữ quyền lần thứ nhất" (First Wave Feminism). Tính đến thời điểm hiện nay, đã có tổng cộng 4 làn sóng nữ quyền được phát động, với mỗi làn sóng khác nhau nhắm đến những vấn đề xã hội khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn xoay quanh chủ đề bình đẳng giới.

Biểu tượng của phong trào nữ quyền. Nguồn: Wikimedia Commons

Các làn sóng nữ quyền được phân biệt cụ thể như sau:

  • Làn sóng thứ 1: từ cuối thế kỉ 19 đến những năm 1950, mục tiêu là đòi bình quyền cho phụ nữ trong việc bầu cử và làm chủ (đứng tên) tài sản.
  • Làn sóng thứ 2: trong khoảng 1960-1980, mục tiêu là đòi bình quyền cho phụ nữ trong các khía cạnh đời sống gia đình, tình dục, công việc, quyền sinh nở cùng các quyền lợi về luật pháp khác...
  • Làn sóng thứ 3: trong khoảng 1990-2008, mục tiêu là đề cao sự khác biệt và đa dạng của các cá nhân trong xã hội (individualism & diversity) và cùng lúc đó thay đổi và thách thức những định kiến về "nữ tính" (Femininity). Đây cũng là làn sóng gây tranh cãi nhiều nhất, ngay cả trong cộng đồng những người ủng hộ nữ quyền (Feminists).
  • Làn sóng thứ 4: từ 2008 đến nay, là sự tiếp nối của làn sóng thứ 3, điểm khác biệt duy nhất là làn sóng thứ 4 đẩy mạnh việc sử dụng Internet và mạng xã hội (MXH) để đấu tranh vì những lý tưởng nữ quyền (ví dụ: phong trào #metoo trên Twitter nổi đình đám vào cuối 2017, sẽ được bàn luận ở những phần tiếp theo của bài viết).


Làn sóng nữ quyền thứ 3 (Third Wave Feminism) và những điều gây tranh cãi

Điểm khác biệt chính yếu gây tranh cãi về lý tưởng và mục tiêu giữa làn sóng nữ quyền thứ 3 so với những làn sóng nữ quyền đầu tiên nằm ở chỗ nó không còn tập trung vào việc đấu tranh vì bình quyền cho phụ nữ nữa, mà thay vào đó, tập trung vào việc đồng nhất đàn ông và phụ nữ, gây ra các rối loạn về nhận thức giới tính.

Làn sóng nữ quyền thứ 3 cũng là làn sóng đầu tiên khởi xướng vấn đề quyền lợi dành cho cộng đồng người chuyển giới (transgender). Nhiều người, chủ yếu thuộc cộng đồng thuyết âm mưu (conspiracy theorists), cho rằng việc này ít nhiều cũng có liên quan đến kế hoạch đồng nhất kể trên.

Nguồn: California Family Council

Một trong những học thuyết nổi bật nhất của làn sóng nữ quyền thứ 3 là có nhiều khác biệt về giới tính giữa đàn ông và phụ nữ bắt nguồn không phải từ sự khác biệt về mặt sinh học, mà từ những ảnh hưởng về mặt tâm lý đến từ những định kiến của xã hội.

Ví dụ: đàn ông thích màu xanh, phụ nữ thích màu hồng; các bé trai thích xe tăng, máy bay, các bé gái thích gấu bông, búp bê; con trai giỏi toán, logic, thích làm việc với máy móc; con gái giỏi văn, thích làm việc với con người...Trong quan điểm của các Feminists hiện nay, những khác biệt về sở thích này xuất phát từ việc các bé trai và bé gái bị định hướng theo những khuôn khổ dành cho nam và nữ từ thuở nhỏ nên đã phát triển những sở thích tương ứng khi trưởng thành.

Thế nhưng, trong một series phim tài liệu của Na-uy (Norway) mang tên Hjernevask (tạm dịch: Tẩy Não), phát sóng vào tháng 3/2010, những khác biệt kể trên giữa đàn ông và phụ nữ thực chất phần lớn đều mang tính sinh học. Các nhà nghiên cứu trong series cho biết các bé trai thực sự có khuynh hướng lựa chọn các loại đồ chơi như xe hơi, máy bay...trong khi các bé gái thực sự thích chơi búp bê và gấu bông hơn, mặc dù các bé chưa có ý thức về cả ngôn ngữ lẫn giới tính của mình (khoảng 9 tháng tuổi).

Phim tài liệu Hjernevask dài 7 tập. Nguồn: YouTube

Ảnh hưởng của làn sóng nữ quyền thứ 3 đến văn hóa đại chúng (pop culture)

Với mục đích xóa nhòa sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ, phong trào nữ quyền hiện đại luôn chủ trương khuyến khích phụ nữ trở nên mạnh mẽ, cương quyết, cứng rắn, tham vọng và dữ dội, v.v...những nét tính cách vốn được cho là của...đàn ông. Đây chính là chủ trương tái định nghĩa sự "nữ tính" của người phụ nữ trong xã hội của phong trào nữ quyền hiện đại. Điều cần nhấn mạnh ở đây là, chủ trương này không phải là mục tiêu ban đầu của các làn sóng nữ quyền lần thứ 1 và 2. Đây cũng chính là lý do tại sao có chuyện bất đồng quan điểm trong cộng đồng các Feminists, đã được đề cập ở phần trên.

Sự đồng nhất đàn ông và phụ nữ không chỉ diễn ra trên phương diện trừu tượng và khí chất, mà còn được bộc lộ theo những cách rất cụ thể, thông qua tạo hình của nam giới và nữ giới trong văn hóa đại chúng đương đại:

Nguồn: The Game of Nerds

Trên đây là áp phích của bộ phim "What happened to Monday?" đã lên sóng vào tháng 8/2017. Phim lấy bối cảnh viễn tưởng, vào một thời kì mà việc một gia đình có quá nhiều con cái là vi phạm pháp luật và sẽ bị trừng phạt thẳng tay bởi chính quyền. Phim kể về một người đàn ông có 7 cô con gái cùng được sinh ra vào cùng ngày, cùng giờ (identical-septuplet sisters: chị em sinh 7) và được đặt tên theo các Thứ trong tuần. Vì là một trường hợp phạm pháp, nên những cô con gái trong gia đình lần lượt bị truy tìm và kết liễu. Cuối cùng chỉ có một cô duy nhất sống sót. Hẳn bạn đọc đã có thể đoán ra được người sống sót sau cùng là cô nào!?

Đúng vậy, đó chính là Thursday - cô tóc tém mặc áo thun đen đứng ở giữa trong áp phích. Trong phim, Thursday là một nhân vật rất thuần "Feminist": cô ấy gan dạ, dũng mãnh, giỏi đánh đấm, có cách ăn nói và tác phong giống hệt đàn ông, thậm chí phong cách thời trang của cô cũng rất nam tính. Việc Thursday là nhân vật chính và sống sót đến cuối phim chính là cách mà phong trào nữ quyền muốn tuyên truyền người xem phim: Hãy sống như một Feminist, và bạn sẽ "cool", sẽ ngầu, sẽ sống sót.

Tất nhiên, ảnh hưởng này không chỉ dừng lại tại không gian phim ảnh.

Diễn viên Scarlett Johanson. Nguồn: yahoo.com

Diễn viên Emma Watson. Nguồn: KATU.com

Diễn viên Tilda Swinton. Nguồn: Pinterest

Diễn viên Cara Delevingne (trái). Nguồn: MTV UK

Trên đây là hình ảnh của những nữ diễn viên nổi tiếng của Hollywood, và cũng đồng thời là những nhà hoạt động có nhiều bài diễn thuyết cổ động cho phong trào nữ quyền. Có thể dễ dàng thấy được rằng họ đều hưởng ứng việc tự tạo cho mình một ngoại hình rất nam tính, dễ thấy nhất là ở mái tóc. Có buồn cười không khi mà một phong trào nhân danh phụ nữ, lại đang cố gắng biến phụ nữ thành...đàn ông!?

Trong khi đó, ở châu Á, chúng ta có hẳn một xu hướng ngược lại, được phát động và tuyên truyền bởi các nhóm nhạc Hàn Quốc (Kpop) nổi tiếng: thay vì "nam tính hóa" phụ nữ như cái cách Hollywood đã làm, Kpop đang cố gắng "nữ tính hóa" đàn ông, thông qua hình tượng của các nhóm nhạc nam nổi tiếng hiện giờ:

Nhóm nhạc BTS. Nguồn: Digital Music News

Nhóm nhạc A.C.E. Nguồn: Soompi

Nhóm nhạc ASTRO. Nguồn: Soompi

Có thể dễ dàng thấy rằng, những nam ca sỹ trong những nhóm nhạc trên không chỉ đơn thuần có phong cách thời trang giống phụ nữ, mà cả cử chỉ và tác phong của họ cũng rất nữ tính. Họ chính là đang cố gắng nhập vai, trở thành phụ nữ theo đúng nghĩa đen.

Điều đáng nói ở đây là, sự nổi tiếng của các "ộp-pa" Kpop này, cùng những cô diễn viên Hollywood đã kể trên tạo cho họ khả năng gây ảnh hưởng tới quần chúng nói chung và người hâm mộ nói riêng một cách mạnh mẽ và sâu sắc. Và đối với những người hâm mộ dưới tuổi trưởng thành (thường thuộc nhóm Gen Z, ra đời từ khoảng giữa những năm 1990 đến những năm 2000), đối tượng "khách hàng" chính của thị trường âm nhạc và phim ảnh, việc bị tiêm nhiễm những hình ảnh như thế này từ quá sớm có thể khiến các em gặp phải các rối loạn về nhận thức giới tính.

Những ca sỹ Việt dưới đây có lẽ cũng không thoát khỏi sự ảnh hưởng của làn sóng nữ quyền thứ 3 đến từ nền công nghiệp giải trí phương Tây và Kpop!?

Ca sỹ Vũ Cát Tường trước và sau. Nguồn: baodautu.vn

Ca sỹ Gil Lê trước và sau. Nguồn: tokhoe.com

Ca sỹ Đức Phúc. Nguồn: VTV.vn

Phong trào nữ quyền hiện đại còn gây ra những hệ lụy nào khác cho xã hội? Và liệu có giải pháp nào có thể vừa bảo đảm quyền lợi cho phụ nữ, vừa bảo đảm sự hài hòa mà không đồng nhất giữa 2 giới? Mời bạn đọc tiếp tục tìm hiểu tại

Phần 2
của bài viết.


Nguồn:

Dorey-Stein, C. (2018) A Brief History: The Four Waves of Feminism. Link:

Gender Cawater (2018) History and Theory of Feminism. Link:

Wikipedia (2018) Feminism. Link:

Từ khóa: 

phong trào nữ quyền

,

nữ quyền

,

feminism

,

thuyết âm mưu

,

phụ nữ việt nam

,

văn hóa

Chị nghĩ ngay đến phong cách Unisex trở nên càng ngày càng phổ biến khi đọc bài viết của em. Và khi chị tìm hiểu về lịch sử thời trang Unisex thì nó có một số thông tin như thế này.

"Trong cuốn sách mới “Giới tính và phi giới tính”: Thời trang, nam nữ bình quyền và cuộc cách mạng giới tính, giáo sư Jo Paoletti của Đại học Maryland xem xét đến xu hướng unisex, một trụ cột của cuộc cách mạng nam nữ bình quyền lần thứ hai, với tầm ảnh hưởng vẫn còn vang dội đến ngày nay. Như Paoletti đã nói, quần áo unisex thực chất là một sự sửa đổi của con người đối với những khuôn mẫu cứng nhắc về giới trong những năm 1950.

 Quần áo unisex của thập kỷ 60 và 70 ra đời với khao khát làm mờ hòa hoặc phá vỡ ranh giới về giới tính.

 Khi ngành công nghiệp thời trang Mỹ bắt đầu được quan tâm nhiều hơn, phong trào unisex đã xuất hiện và nổ ra mạnh mẽ vào năm 1968. Xu hướng “unisex” phát sinh khi các cuộc cách mạng thanh niên, phong trào hippie những năm 1960 và phong trào giải phóng phụ nữ ra đời đầu những năm 1970. Chúng bắt đầu hiện diện lần đầu trên sàn diễn thời trang ở Paris, nơi các nhà thiết kế như Pierre Cardin, Andre Courreges và Paco Rabanne mang đến những trang phục xóa nhòa ranh giới về giới tính. Paoletti cho rằng sự khác biệt giữa unisex tiên phong và phiên bản sau đó là sự phân biệt giữa các mẫu thiết kế phá vỡ giới hạn, với ít sự biến đổi và thường được ưa thích bởi các cặp tình nhân dị tính."

Theo wiki thì phong trào Unisex xuất hiện ở Việt Nam khoảng những năm 2007.

Nếu vậy thì trên thế giới Unisex xuất hiện từ Làn sóng thứ 2 (thập niên 60); trong khi ở VN và châu Á thì xu hướng đó có thể xuât hiện ở làn sóng thứ 3. 

Em có nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này không ?

Woo Map
 


Trả lời

Chị nghĩ ngay đến phong cách Unisex trở nên càng ngày càng phổ biến khi đọc bài viết của em. Và khi chị tìm hiểu về lịch sử thời trang Unisex thì nó có một số thông tin như thế này.

"Trong cuốn sách mới “Giới tính và phi giới tính”: Thời trang, nam nữ bình quyền và cuộc cách mạng giới tính, giáo sư Jo Paoletti của Đại học Maryland xem xét đến xu hướng unisex, một trụ cột của cuộc cách mạng nam nữ bình quyền lần thứ hai, với tầm ảnh hưởng vẫn còn vang dội đến ngày nay. Như Paoletti đã nói, quần áo unisex thực chất là một sự sửa đổi của con người đối với những khuôn mẫu cứng nhắc về giới trong những năm 1950.

 Quần áo unisex của thập kỷ 60 và 70 ra đời với khao khát làm mờ hòa hoặc phá vỡ ranh giới về giới tính.

 Khi ngành công nghiệp thời trang Mỹ bắt đầu được quan tâm nhiều hơn, phong trào unisex đã xuất hiện và nổ ra mạnh mẽ vào năm 1968. Xu hướng “unisex” phát sinh khi các cuộc cách mạng thanh niên, phong trào hippie những năm 1960 và phong trào giải phóng phụ nữ ra đời đầu những năm 1970. Chúng bắt đầu hiện diện lần đầu trên sàn diễn thời trang ở Paris, nơi các nhà thiết kế như Pierre Cardin, Andre Courreges và Paco Rabanne mang đến những trang phục xóa nhòa ranh giới về giới tính. Paoletti cho rằng sự khác biệt giữa unisex tiên phong và phiên bản sau đó là sự phân biệt giữa các mẫu thiết kế phá vỡ giới hạn, với ít sự biến đổi và thường được ưa thích bởi các cặp tình nhân dị tính."

Theo wiki thì phong trào Unisex xuất hiện ở Việt Nam khoảng những năm 2007.

Nếu vậy thì trên thế giới Unisex xuất hiện từ Làn sóng thứ 2 (thập niên 60); trong khi ở VN và châu Á thì xu hướng đó có thể xuât hiện ở làn sóng thứ 3. 

Em có nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này không ?

Woo Map