Phong trào Cần Vương; vì lẽ gì mà thất bại và những bài học cho người nối tiếp

  1. Lịch sử

Sau khi cuộc phản công ở Kinh thành Huế thất bại (5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa ông vua trẻ Hàm Nghi cùng triều đình xuất bôn lên Tân Sở; đồng thời hạ Dụ Cần Vương kêu gọi sĩ phu, văn thân, nhân dân đồng lòng đứng lên phò vua giúp nước đánh đuổi ngoại xâm. Từ đây; một phong trào yêu nước diễn ra rộng rãi với khu vực ảnh hưởng sôi nổi nhất ở Bắc và Trung Kỳ bùng nổ-phong trào Cần Vương. Kéo dài từ năm 1885 đến năm 1896 với hai giai đoạn chủ yếu là trước và sau khi vua Hàm Nghi bị bắt; phong trào đã chứng kiến hàng loạt các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy hưởng ứng của các tầng lớp đi theo tư tưởng Cần Vương khiến quân đội Pháp bao phen thất điên bát đảo. Và khi tiếng súng trên núi Vụ Quang của nghĩa quân Hương Khê tắt hẳn (1896) thì cũng là lúc đánh dấu phong trào Cần Vương chấm dứt. Vậy vì lẽ gì mà một phong trào diễn ra sôi nổi với quy mô rộng khắp như vậy sau cùng lại thất bại và sự thất bại ấy đã để lại bài học gì cho những người kế tiếp?

Các cuộc khởi nghĩa của phong trào tuy nổ ra mạnh mẽ nhưng lại chưa thể tập hợp thành một khối thống nhất chống lại quân Pháp mà vẫn mang tính chất đơn lẻ; bởi vậy khó lòng có thể cùng nhau hợp lực tạo nên chiến thắng quyết định mà khi gặp khó khăn lại chẳng có cách nào hỗ trợ lẫn nhau dẫn tới nhanh chóng bị cô lập, dập tắt. Một phong trào muốn thành công thì tất phải quan tâm xây dựng một tổ chức vững chắc; việc chưa thể tạo một cơ sở lãnh đạo vững chắc cho cuộc khởi nghĩa của các thủ lĩnh đã góp phần làm giảm khả năng chiến đấu; không cẩn trọng hành động tạo cơ hội cho những thành phần bị Pháp mua chuộc có cơ hội len lỏi vào sâu bên trong và phá hoại, cung cấp thông tin cũng như giúp địch có cơ hội truy lùng những người lãnh đạo. Các phong trào nổ ra một cách bộc phát nên khi gặp khó khăn về tương quan lực lượng; hay phía Pháp thương lượng ngoại trừ những chí sĩ quyết tâm chiến đấu đến cùng, không ít người đồng ý đầu hàng khiến nghĩa quân đó nhanh chóng tan rã vì thiếu người lãnh đạo. Tư tưởng Tôn Quân phò vua giúp nước tuy rằng đã thành công trong việc kêu gọi mọi người đứng lên nhưng ở hoàn cảnh giao thời, bản lề của cả Thế giới và Việt Nam lúc bấy giờ thì nó không còn phù hợp để duy trì, phát triển nữa. Những bất đồng trong quan hệ với dân chúng, giáo dân các nơi cũng đã làm suy giảm lực lượng, lòng tin và sự thuyết phục của các phong trào.

46703105_754741261545260_7351320681587408896_n


Trong khi quân Pháp có súng ống đạn dược tối tàn thì các nghĩa quân hầu như đều sử dụng vũ khí thô sơ nên khó có khả năng chống cự khi tấn công-phòng thủ; cánh quân của Phan Đình nguyên tuy có chế được ra kiểu súng tương tự mẫu súng của Pháp nhưng về khả năng sát thương vẫn khó lòng địch lại. Các cuộc khởi nghĩa không đủ mạnh và lực lượng còn yếu nên chỉ có thể tận dụng tấn công bất ngờ vào những đồn, tốp có sơ hở của địch chứ không thể đánh trực diện; vì vậy nhiều trận đánh tuy thành công nhưng vẫn chưa thể giúp ta có thế áp đảo và sau đó khi quân Pháp được tăng cường trở lại thì buộc lòng phải bỏ những cứ điểm chiếm được bởi khó lòng chống giữ lâu dài.

Phong trào Cần Vương tuy thất bại; nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá về cách để duy trì và phát triển một phong trào sao cho vừa lớn mạnh nhưng phải chắc chắn, vững vàng. Từ cách tổ chức, liên kết tất cả mọi lực lượng, bảo đảm an toàn thông tin đến đường lối chiến thuật, trang bị vũ khí... mọi điều đạt và chưa đạt ở Cần Vương đều sẽ cho ta những kinh nghiệm để có thể áp dụng, hoàn thiện cho phù hợp. Đồng thời sự kết thúc của Cần Vương cũng cho cho thấy xu hướng xã hội tất yếu và phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam rồi đây sẽ không thể tiếp tục đi theo con đường phò vua giúp nước một lòng trung thành, hệ tư tưởng Tôn Quân của nền chính trị phong kiến quân chủ sẽ không thể tiếp tục được áp dụng cho những cuộc cách mạng sau này nữa, thay vào đó là một hệ tư tưởng, một con đường lãnh đạo hoàn thiện, vững chắc hơn; và lịch sử Việt Nam rồi sẽ chứng kiến sự xuất hiện của những phong trào, những con đường hoàn toàn mới ấy.

222px-Emperor_Ham_Nghi


Từ khóa: 

tranh biện sử việt

,

phong trào cần vương

,

lịch sử

Bài viết của bạn rất thấu đáo, cảm ơn bạn.

Trả lời

Bài viết của bạn rất thấu đáo, cảm ơn bạn.

Một ý kiến hay, thuần Việt và những ngôn từ phù hợp với thời đại mới

Một nét suy tư thời sử liệu

Minh tâm khai trí ngữ ngôn thuần

Luận phong trào với tâm thời đại

Bàn thiên hạ cùng trí đương thời

Trân trọng./.

Mạn phép luận bàn

Linh CK.

Học sử trên lớp hiếm khi em được nghe phân tích kĩ như mọi người ở đây

Sự thật thì mất lòng, nhưng thực sự theo nhận định của mình thì dù thế nào đi nữa, những phong trào kiểu như này thất bại là điều tất yếu.

Phong trào nổ ra nhưng lại thiếu xót quá nhiều thứ:   Một tổ chức non trẻ, cơ sở không vững chắc, lực lượng thì yếu, thiếu và chia lẻ, bộ phận lãnh đạo đa phần cũng nặng tư tưởng nho gia, trói gà không chặt ... Triều đình khoảng thời gian này cũng đã suy yếu, mục nát và không được lòng dân. Và quan trọng hơn hết thì tư tưởng tôn quân không còn phù hợp với thời đại này, khi mà nho học đã dần bị thay thế và mờ đi trong xã hội.

Tuy nhiên phong trào có ý nghĩa to lớn trong việc thức tỉnh tinh thần dân tộc sau một khoảng thời gian ngủ quên !

Tranh biện thì công tội nhà nguyễn quả là ko bao giờ hết. Một triều đại mà lịch sử ko muốn nhắc đến.