Phong kiến Phương Tây (ví dụ Anh, Pháp, Ý,...) và phong kiến Phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly,...) thì cái nào tiến bộ hơn?

  1. Lịch sử

  2. Hỏi xoáy Đáp hay

Mình lấy một phim cổ trang Ý là Elisa di Rivombrosa ra để so sánh. Trong phần 01 có cảnh bá tước giết tể tướng (tất nhiên bị phu nhân tể tướng vu oan) và bị ghép tội phản loạn chống vua.

Vấn đề ở đây là chỉ có bá tước đó bị kết tội và xét xử đàng hoàng ở tòa án. Kết quả bá tước đó bị kết tội chém đầu, tước danh hiệu và tịch thu tài sản sung vào công quỹ. Gia đình bá tước như chị gái, họ hàng tam tộc và cửu tộc thì không bị liên lụy gì hết.

Nếu đặt ở bối cảnh phong kiến Phương Đông thì gia đình và họ hàng bá tước đó chắc chắn sẽ bị tru di tam tộc hoặc cửu tộc (giống gia đình Nguyễn Trãi).

Do vậy mình cho rằng chế độ phong kiến Phương Tây tiến bộ hơn phong kiến Phương Đông.

Từ khóa: 

lịch sử

,

hỏi xoáy đáp hay

Câu hỏi: Phong kiến Phương Tây (ví dụ Anh, Pháp, Ý,...) và phong kiến Phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly,...) thì cái nào tiến bộ hơn?

Trả lời: Trước khi tôi trình bày luận điểm của mình. Tôi cần mọi người khái niệm cái chữ “tiến bộ hơn”. Tại vì nó rất tối nghĩa.

Ví dụ thế này có 3 đứa trẻ tên A, B, C được sinh ra và hoàn cảnh đã khiến chúng chọn lựa 3 con đường khác nhau như sau: đứa A lên trời làm thiên sứ, đứa B xuống địa ngục làm quỷ vương, còn đứa C làm vua cõi trần.

https://cdn.noron.vn/2024/06/21/98733089415504779-1719004788.png

Vậy thì đứa nào “tiến bộ hơn”?

Bây giờ quay trở lại với khái niệm: Phong Kiến Phương Đông (PKPĐ) và Phong Kiến Phương Tây (PKPT).

Một cách khái quát:

PKPT: là chế độ phong kiến phân quyền, tức là quyền lực của vua không phải là tuyệt đối, mà quyền lực còn được phân chia cho các lãnh chúa khác. Họ có lãnh địa riêng, có luật lệ riêng, quyền cha truyền con nối cai quản lãnh địa của mình, nhà vua thường chỉ là 1 lãnh chúa mạnh nhất có quyền chi phối các lãnh chúa khác, chứ quyền định đoạt thì không. Lãnh chúa chỉ có nghĩa vụ thuế và góp quân dịch cho triều đình trung ương.

PKPĐ: là chế độ phong kiến tập quyền, tức là quyền lực của vua là tuyệt đối, sau đó vua sẽ bổ nhiệm hệ thống quan lại (thông qua thi cử, hoạc tiến cử) về cai quản các tỉnh và ăn bổng lộc của triều đình. Hết nhiệm kỳ sẽ thay người khác hoặc luân chuyển sang chức vụ khác.

Vì lãnh chúa phương Tây có toàn quyền quyết định luật lệ trên lãnh địa của mình, mặt khác họ cũng là người được sinh ra và thừa kế vùng đất này nên họ hiểu rõ tính địa phương của lãnh địa mình nên luật lệ và các chính sách kinh tế thường sát sao với thực tiễn, lãnh chúa có ngân sách riêng, quân đội riêng do đó phát huy tối đa mọi nguồn lực trong lãnh địa của mình. Do đó xét về mặt kinh tế thì PKPT hoạt động rất hiệu quả.

Còn PKPĐ là phong kiến tập quyền. Do đó mọi chính sách đều phải do luật lệ triều đình quy định. Quan lại địa phương có trách nhiệm thực thi các luật lệ đó tại địa phương mình được phân công. Thứ nhất là đặc thù mỗi vùng miền mỗi khác, cả về con người lẫn tài nguyên thiên nhiên trong khi luật lệ triều đình lại cào bằng, không phát huy hết nguồn lực tại mỗi địa phương để phát triển kinh tế. Cái thứ hai quan trọng hơn đó là động lực của quan lại địa phương, vì họ là người làm thuê cho vua, mọi tiền thuế đều phải chuyển về triều đình. Họ chỉ có lương là bổng lộc và không biết khi nào thì bị luân chuyển do đó họ chỉ làm tròn vai, nhiều khi còn tham nhũng để tư lợi cho mình. Nên xét về mặt hiệu quả kinh tế thì không thể bằng chế độ PKPT

Nhưng đối với chế độ PKPT thì do lãnh chúa có nhiều quyền lực do đó nếu phát sinh mâu thuẫn với triều đình về thuế hoặc quân dịch, hay ngoại bang mua chuộc lãnh chúa. Thì với nguồn lực về quân đội và kinh tế trong tay, lãnh chúa có thể ly khai hoặc lật đổ triều đình. Do đó tình hình chính trị của các quốc gia châu Âu rất phức tạp và thiếu ổn định. Có thể dẫn chứng vào những năm 1800 tại châu Âu chỉ tính riêng các vương quốc nói tiếng Đức đã có đến 300, mà các quốc gia khác cũng có biên giới không ổn định và ly khai/sáp nhập liên tục tùy thuộc vào các lãnh chúa co ý định như thế nào.

https://cdn.noron.vn/2024/06/21/98733089415504780-1719005135.jpg

Hình 2: Sự phân ly của các vương quốc tại châu Âu những năm 1700

Do đó tính quốc gia và sắc tộc rất thiếu ổn định, việc hòa dòng máu giữa các chủng tộc là phổ biển, nhất là trong các hoàng gia và lãnh chúa.

VD: 

+Napoléon Bonaparte xuất thân trong một gia đình quý tộc gốc Ý mà sau này trở thành một hoàng đế nổi tiếng của nước Pháp. Sau này Napoléon Bonaparte lại kết hôn với Maria Ludovica là nữ đại vương công nước Áo. Josep Bonaparte là anh trai của Napoléon Bonaparte lại là quốc vương của Tây Ban Nha.

+Hay như vua Richard I (Lion Heart) của Anh có cha là vua Henry II và mẹ là Aliénor xứ Aquitaine của Pháp. Vua Richard thậm chí nói tiếng Pháp còn thạo hơn tiếng Anh.

+ Hay như Friedrich II của Phổ có cha là vua Friedrich Winhelm I và mẹ là Sophia Dorothia (em gái của vua Anh là George II)

+ Hay như Nga Hoàng Nikolai I là con của Nga Hoàng Pavel I và mẹ là Sophie Dorothee của Phổ (có họ hàng với vua Friedrich II) …

Khái niệm dòng máu và dân tộc ở châu Âu do đó khá mờ nhạt. Vậy kết luận thời kỳ phong kiến ở châu Âu từ khoảng năm 800-1800 không có khái niệm quốc gia rõ ràng, mỗi một lãnh địa là một quốc gia thu nhỏ và nằm trong tầm ảnh hưởng tạm thời của một lãnh địa khác quyền lực hơn.

Còn đối với chế độ phong kiến ở phương đông là chế độ tập quyền. Do đó sự ly khai, cát cứ hầu như chỉ xảy ra khi triều đình trung ương sắp suy tàn và sẽ được thay thế bởi một triều đại khác. Còn bình thường thì không có sự cát cứ của các thế lực địa phương. Do đó tính thống nhất của quốc gia rất cao, lãnh thổ có biên giới cũng ổn định hơn, dòng máu của mỗi quốc gia cũng thuần chủng hơn. Do đó những nét văn hóa cũng như nguồn gen từ tổ tiên được bảo tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác, như Việt Nam, Hàn Quốc, Khmer, Ailao… 

Còn Trung Hoa tôi phải xếp riêng vì Trung Hoa có chế độ phong kiến tập quyền rất phức tạp vì Trung Hoa qua nhiều thời kỳ khác nhau do nhiều chủng tộc khác nhau cai quản. Đầu tiên là người Việt Cổ, sau đó là người Thương-Hán, sau đó là người Kim, sau đó là người Mông Cổ, sau đó là người Nữ Chân. Do đó để quản lý một quốc gia có lãnh thổ vô cùng rộng lớn và thành phần chủng tộc đa dạng có văn hóa, ngôn ngữ khác nhau, các chính quyền Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử của mình và cho đến tận ngày nay đều phải dùng quyền lực mang tính bạo lực để trị dân, đồng hóa cưỡng bức các chủng tộc để thành một nồi lẩu văn hóa mới.

Còn đối với Việt Nam nếu không phải chế độ phong kiến tập quyền thì sẽ xảy ra cát cứ ở nhiều nơi, giống như thời loạn 12 sứ quân, mỗi người xưng vương một nơi. Chính chế độ phong kiến tập quyền giúp Đại Việt có thể đoàn kết tất cả các dân tộc Bách Việt thành một khối thống nhất để bảo tồn giống nòi cũng như văn hóa của mình trước sự xâu xé của ngoại bang.

Đến đây tôi mới quay lại hình ảnh ở đầu bài. Nếu đứa trẻ A muốn lên trời làm thiên sử, hay đứa trẻ B muốn xuống địa ngục làm quỷ vương thì không có cái khái niệm cái nào “tiến bộ hơn”. Đối với chế độ PKPT (phân quyền) thì nền kinh tế được hưởng lợi hơn do giao thương tự do và phát huy hết nguồn lực địa phương

Còn đối với chế độ PKPĐ (tập quyền) thì nó giúp ổn định nền chính trị quốc gia, lãnh thổ. Còn đối với Việt Nam thì nó liên quan đến sự sống còn của dòng máu, cũng như bản sắc dân tộc.

Có một ngoại lệ khá thú vị ở Phương Đông đó chính là Nhật Bản. Nhật Bản là chế độ phong kiến phân quyền giống châu Âu, tức là mỗi lãnh chúa sẽ có lãnh địa riêng và quân đội riêng, nhưng Nhật Bản lại là một đảo quốc cô lập do đó không có sự xáo trộn về chủng tộc lẫn văn hóa, hay biên giới quốc gia. Nhật Bản là một quốc gia ít đồng bằng, lại là xứ lạnh nên chính nhờ hiệu quả kinh tế của chế độ PK phân quyền đã giúp Nhật Bản duy trì được dân số đông dù nước này là một đảo quốc nghèo tài nguyên.

  • Kết luận: Không có khái niệm tiến bộ hơn mà đơn giản đó là sự đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và tính thống nhất (quốc gia, văn hóa, chủng tộc)

Hết!!!

Trả lời

Câu hỏi: Phong kiến Phương Tây (ví dụ Anh, Pháp, Ý,...) và phong kiến Phương Đông (Trung Quốc, Việt Nam, Cao Ly,...) thì cái nào tiến bộ hơn?

Trả lời: Trước khi tôi trình bày luận điểm của mình. Tôi cần mọi người khái niệm cái chữ “tiến bộ hơn”. Tại vì nó rất tối nghĩa.

Ví dụ thế này có 3 đứa trẻ tên A, B, C được sinh ra và hoàn cảnh đã khiến chúng chọn lựa 3 con đường khác nhau như sau: đứa A lên trời làm thiên sứ, đứa B xuống địa ngục làm quỷ vương, còn đứa C làm vua cõi trần.

https://cdn.noron.vn/2024/06/21/98733089415504779-1719004788.png

Vậy thì đứa nào “tiến bộ hơn”?

Bây giờ quay trở lại với khái niệm: Phong Kiến Phương Đông (PKPĐ) và Phong Kiến Phương Tây (PKPT).

Một cách khái quát:

PKPT: là chế độ phong kiến phân quyền, tức là quyền lực của vua không phải là tuyệt đối, mà quyền lực còn được phân chia cho các lãnh chúa khác. Họ có lãnh địa riêng, có luật lệ riêng, quyền cha truyền con nối cai quản lãnh địa của mình, nhà vua thường chỉ là 1 lãnh chúa mạnh nhất có quyền chi phối các lãnh chúa khác, chứ quyền định đoạt thì không. Lãnh chúa chỉ có nghĩa vụ thuế và góp quân dịch cho triều đình trung ương.

PKPĐ: là chế độ phong kiến tập quyền, tức là quyền lực của vua là tuyệt đối, sau đó vua sẽ bổ nhiệm hệ thống quan lại (thông qua thi cử, hoạc tiến cử) về cai quản các tỉnh và ăn bổng lộc của triều đình. Hết nhiệm kỳ sẽ thay người khác hoặc luân chuyển sang chức vụ khác.

Vì lãnh chúa phương Tây có toàn quyền quyết định luật lệ trên lãnh địa của mình, mặt khác họ cũng là người được sinh ra và thừa kế vùng đất này nên họ hiểu rõ tính địa phương của lãnh địa mình nên luật lệ và các chính sách kinh tế thường sát sao với thực tiễn, lãnh chúa có ngân sách riêng, quân đội riêng do đó phát huy tối đa mọi nguồn lực trong lãnh địa của mình. Do đó xét về mặt kinh tế thì PKPT hoạt động rất hiệu quả.

Còn PKPĐ là phong kiến tập quyền. Do đó mọi chính sách đều phải do luật lệ triều đình quy định. Quan lại địa phương có trách nhiệm thực thi các luật lệ đó tại địa phương mình được phân công. Thứ nhất là đặc thù mỗi vùng miền mỗi khác, cả về con người lẫn tài nguyên thiên nhiên trong khi luật lệ triều đình lại cào bằng, không phát huy hết nguồn lực tại mỗi địa phương để phát triển kinh tế. Cái thứ hai quan trọng hơn đó là động lực của quan lại địa phương, vì họ là người làm thuê cho vua, mọi tiền thuế đều phải chuyển về triều đình. Họ chỉ có lương là bổng lộc và không biết khi nào thì bị luân chuyển do đó họ chỉ làm tròn vai, nhiều khi còn tham nhũng để tư lợi cho mình. Nên xét về mặt hiệu quả kinh tế thì không thể bằng chế độ PKPT

Nhưng đối với chế độ PKPT thì do lãnh chúa có nhiều quyền lực do đó nếu phát sinh mâu thuẫn với triều đình về thuế hoặc quân dịch, hay ngoại bang mua chuộc lãnh chúa. Thì với nguồn lực về quân đội và kinh tế trong tay, lãnh chúa có thể ly khai hoặc lật đổ triều đình. Do đó tình hình chính trị của các quốc gia châu Âu rất phức tạp và thiếu ổn định. Có thể dẫn chứng vào những năm 1800 tại châu Âu chỉ tính riêng các vương quốc nói tiếng Đức đã có đến 300, mà các quốc gia khác cũng có biên giới không ổn định và ly khai/sáp nhập liên tục tùy thuộc vào các lãnh chúa co ý định như thế nào.

https://cdn.noron.vn/2024/06/21/98733089415504780-1719005135.jpg

Hình 2: Sự phân ly của các vương quốc tại châu Âu những năm 1700

Do đó tính quốc gia và sắc tộc rất thiếu ổn định, việc hòa dòng máu giữa các chủng tộc là phổ biển, nhất là trong các hoàng gia và lãnh chúa.

VD: 

+Napoléon Bonaparte xuất thân trong một gia đình quý tộc gốc Ý mà sau này trở thành một hoàng đế nổi tiếng của nước Pháp. Sau này Napoléon Bonaparte lại kết hôn với Maria Ludovica là nữ đại vương công nước Áo. Josep Bonaparte là anh trai của Napoléon Bonaparte lại là quốc vương của Tây Ban Nha.

+Hay như vua Richard I (Lion Heart) của Anh có cha là vua Henry II và mẹ là Aliénor xứ Aquitaine của Pháp. Vua Richard thậm chí nói tiếng Pháp còn thạo hơn tiếng Anh.

+ Hay như Friedrich II của Phổ có cha là vua Friedrich Winhelm I và mẹ là Sophia Dorothia (em gái của vua Anh là George II)

+ Hay như Nga Hoàng Nikolai I là con của Nga Hoàng Pavel I và mẹ là Sophie Dorothee của Phổ (có họ hàng với vua Friedrich II) …

Khái niệm dòng máu và dân tộc ở châu Âu do đó khá mờ nhạt. Vậy kết luận thời kỳ phong kiến ở châu Âu từ khoảng năm 800-1800 không có khái niệm quốc gia rõ ràng, mỗi một lãnh địa là một quốc gia thu nhỏ và nằm trong tầm ảnh hưởng tạm thời của một lãnh địa khác quyền lực hơn.

Còn đối với chế độ phong kiến ở phương đông là chế độ tập quyền. Do đó sự ly khai, cát cứ hầu như chỉ xảy ra khi triều đình trung ương sắp suy tàn và sẽ được thay thế bởi một triều đại khác. Còn bình thường thì không có sự cát cứ của các thế lực địa phương. Do đó tính thống nhất của quốc gia rất cao, lãnh thổ có biên giới cũng ổn định hơn, dòng máu của mỗi quốc gia cũng thuần chủng hơn. Do đó những nét văn hóa cũng như nguồn gen từ tổ tiên được bảo tồn từ thế hệ này sang thế hệ khác, như Việt Nam, Hàn Quốc, Khmer, Ailao… 

Còn Trung Hoa tôi phải xếp riêng vì Trung Hoa có chế độ phong kiến tập quyền rất phức tạp vì Trung Hoa qua nhiều thời kỳ khác nhau do nhiều chủng tộc khác nhau cai quản. Đầu tiên là người Việt Cổ, sau đó là người Thương-Hán, sau đó là người Kim, sau đó là người Mông Cổ, sau đó là người Nữ Chân. Do đó để quản lý một quốc gia có lãnh thổ vô cùng rộng lớn và thành phần chủng tộc đa dạng có văn hóa, ngôn ngữ khác nhau, các chính quyền Trung Hoa trong suốt chiều dài lịch sử của mình và cho đến tận ngày nay đều phải dùng quyền lực mang tính bạo lực để trị dân, đồng hóa cưỡng bức các chủng tộc để thành một nồi lẩu văn hóa mới.

Còn đối với Việt Nam nếu không phải chế độ phong kiến tập quyền thì sẽ xảy ra cát cứ ở nhiều nơi, giống như thời loạn 12 sứ quân, mỗi người xưng vương một nơi. Chính chế độ phong kiến tập quyền giúp Đại Việt có thể đoàn kết tất cả các dân tộc Bách Việt thành một khối thống nhất để bảo tồn giống nòi cũng như văn hóa của mình trước sự xâu xé của ngoại bang.

Đến đây tôi mới quay lại hình ảnh ở đầu bài. Nếu đứa trẻ A muốn lên trời làm thiên sử, hay đứa trẻ B muốn xuống địa ngục làm quỷ vương thì không có cái khái niệm cái nào “tiến bộ hơn”. Đối với chế độ PKPT (phân quyền) thì nền kinh tế được hưởng lợi hơn do giao thương tự do và phát huy hết nguồn lực địa phương

Còn đối với chế độ PKPĐ (tập quyền) thì nó giúp ổn định nền chính trị quốc gia, lãnh thổ. Còn đối với Việt Nam thì nó liên quan đến sự sống còn của dòng máu, cũng như bản sắc dân tộc.

Có một ngoại lệ khá thú vị ở Phương Đông đó chính là Nhật Bản. Nhật Bản là chế độ phong kiến phân quyền giống châu Âu, tức là mỗi lãnh chúa sẽ có lãnh địa riêng và quân đội riêng, nhưng Nhật Bản lại là một đảo quốc cô lập do đó không có sự xáo trộn về chủng tộc lẫn văn hóa, hay biên giới quốc gia. Nhật Bản là một quốc gia ít đồng bằng, lại là xứ lạnh nên chính nhờ hiệu quả kinh tế của chế độ PK phân quyền đã giúp Nhật Bản duy trì được dân số đông dù nước này là một đảo quốc nghèo tài nguyên.

  • Kết luận: Không có khái niệm tiến bộ hơn mà đơn giản đó là sự đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và tính thống nhất (quốc gia, văn hóa, chủng tộc)

Hết!!!

Tuỳ từng lĩnh vực thôi ak.hi

Câu hỏi quá rộng nên trả lời trong phong kiến Châu Âu thì họ sử dụng lãnh chúa (của một vùng đất). Thường thì có phiên tòa do lãnh chúa đó xử lý nếu có tranh chấp.

Tại Việt Nam thì theo Vnexpress, thì thời Lê Chân Tông, năm 1645, những việc kiện về hộ tịch, hôn nhân, ruộng đất, trước hết phải qua xã trưởng, rồi đến quan huyện. Huyện không xử xong thì kêu lên quan phủ. Nếu cho rằng quan phủ xét đoán không công bằng, người dân kêu lên Thừa ty. Nếu thấy Thừa ty chưa được công bằng thì kêu lên Hiến ty.

Nói chung kiểu gì chẳng có xét xử nhưng cách gọi khác nhau, còn do phim ảnh nữa. 

Phương tây thì mình chưa tìm hiểu. Nhưng phương Đông có câu " Con vua thì lại làm vua ". Qua câu nói cũng đủ để chúng ta hiểu rằng, phương Đông thời phong kiến quan trọng dòng máu. Nên khi 1 người trong họ làm quan to cả họ được hưởng, vinh dự lây. Nhưng qua đó, khi 1 người mang tiếng giết vua, hay bán nước thì đồng nghĩa cả dòng họ của người đấy là dòng họ phản quốc. Qua quan niệm trên cũng ảnh hưởng ít nhiều đến việc tru di tam tộc của phương Đông.