Phong cách lãnh đạo và phân tích các kiểu phong cách lãnh đạo?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

- Phong cách lãnh đạo là cách thức chung mà người lãnh đạo tác động tới người dưới quyền để đạt được mục tiêu quản lý. Hay phong cách lãnh đạo là mức độ mà người lãnh đạo phân quyền cho cấp dưới, mức độ sử dụng các loại quyền lực và mối quan tâm của người lãnh đạo tới quan hệ con người và con người trong tổ chức cũng như mức độ định hướng công việc. - Có người cho rằng lãnh đạo có tính bẩm sinh, nhưng ngày nay người lãnh đạo được coi là sản phẩm của thời thế và hoàn cảnh, có thể nói hiệu quả của lãnh đạo là kết quả mà người lãnh đạo đạt được so với mục tiêu của tổ chức. Hiệu quả lãnh đạo phụ thuộc rất lớn vào quyền lực mà người lãnh đạo sử dụng để đạt được mục tiêu của tổ chức. - Mỗi tổ chức là sự phối hợp độc đáo các cá nhân, nhiệm vụ và mục tiêu nhất định. Mỗi người quản lý cũng có nhân cách độc đáo với những năng lực nhất định. Do vậy lãnh đạo không phải là tổ hợp những năng lực hay phẩm chất phù hợp với mọi hoàn cảnh. - Phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào: + Bản chất công việc, nhiệm vụ của tổ chức + Đặc điểm người lao động, người dưới quyền. + Thái độ, tính cách, đặc trưng nhân cách của người quản lý + Tình huống, hoàn cảnh thời điểm nhất định • Các kiểu phong cách lãnh đạo: - Theo tiếp cận truyền thống: phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ, tự do. + Phong cách độc đoán: Người quản lý sử dụng nhiều quyền lực địa vị, ý chí cá nhân áp đặt lên người dưới quyền mà không hề xem xét việc sử dụng quyền như vậy là có cần thiết hay không. Dựa trên quan niệm cấp dưới lười lao động, ít có đam mê công việc, hay trốn tránh trách nhiệm, cần được chỉ dẫn( Stever Jobs) + Phong cách quản lý dân chủ: Người lãnh đạo sử dụng ảnh hưởng của mình thông qua quyền lực chuyên môn, quyền lực hấp dẫn cho phép quyền tự chủ và tránh áp đặt ý chí lên người dưới quyền. Người lãnh đạo cố gắng tạo ra thử thách cho cấp dưới. Dựa trên quan điểm làm việc là bản tính tự nhiên của người lao động, nếu điều kiện làm việc thuận lợi thì người lao động không chỉ chấp nhận trách nhiệm mà còn sẵn sàng chịu trách nhiệm, họ sẽ tự định hướng và kiểm soát bản thân. + Phong cách lãnh đạo tự do: Người lãnh đạo để cấp dưới hoàn toàn tự do trong việc xác định mục tiêu và kiểm soát công việc. Thực chất của phong cách này là sự vắng mặt của người quản lý vì người quản lý hầu như không gây ảnh hưởng gì lên người dưới quyền. - Theo tiếp cận hiện đại: Lãnh đạo định hướng công việc, lãnh đạo đính hướng người lao động. + Phong cách lãnh đạo định hướng công việc: hướng tới công việc quan tâm trước hết đến thiết kế công việc và phần thưởng để tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc. + phong cách quản lý định hướng người lao động: hướng tới nâng cao kết quả công việc thông qua cải thiện mối quan hệ con người. Người lao động được tham gia tối đa vào việc ra quyết định, giảm thiểu sự giám sát chi tiết. - Theo tiếp cận ngẫu nhiên: + Mô hình fielder: xây dựng trên cơ sở sự phù hợp giữa người lãnh đạo, hoàn cảnh và người dưới quyền. Không có phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất, mà hiệu quả của lãnh đạo được xác định bởi sự phù hợp của phong cách với hoàn cảnh. Người quản lý phải tạo ra sự phù hợp đó bằng cách hiểu được phong cách của mình, phân tích tình huống và tạo lập sự phù hợp với người dưới quyền. +Mô hình con đường mục tiêu: xây dựng trên cơ sở lý thuyết kì vọng. Lý thuyết kì vọng cho rằng mọi người sẽ làm cái mà mang lại kết quả mà họ kì vọng nhận được. Người quản lý ảnh hưởng tới người dưới quyền bằng cách làm rõ cần hoàn thành việc gì để đạt đươck cái mình mong muốn. +Mô hình Vroom- Yetton: Chỉ ra sự tập trung vào quá trình ra quyết định. Người quản lý có thể tự quyết định, lấy thông tin từ người khác rồi quyết định, chia sẻ vấn đề với từng người dưới quyền, nhận ý tưởng và kiến nghị, chia sẻ vấn đề với cấp dưới trong 1 nhóm chấp nhận ý tưởng của nhóm rồi đưa ra quyết định, chia sẻ vấn đề với cấp dưới trong nhóm đưa ra đánh giá và phương án rồi đi đến đồng thuận về giải pháp.  Ngày nay phong cách độc đoán không còn phù hợp. Người lãnh đạo cần là tấm gương, thể hiện tài năng và sáng kiến, có đặc điểm nhân cách hấp dẫn, có đức hy sinh, có mục tiêu rõ ràng và luôn định hướng tới con người, đề cao sự hỗ trợ, khuyến khích và tham gia của các thành viên 1 cách dân chủ và cởi mở. Cần phân biệt rõ vai trò lãnh đạo và vai trò quản lý. Quản lý phải cụ thể chi tiết, có kỷ luật nhưng cũng khoong thể bỏ qua vai trò đổi mới, khuyến khích, tạo động lực của người lãnh đạo.
Trả lời
- Phong cách lãnh đạo là cách thức chung mà người lãnh đạo tác động tới người dưới quyền để đạt được mục tiêu quản lý. Hay phong cách lãnh đạo là mức độ mà người lãnh đạo phân quyền cho cấp dưới, mức độ sử dụng các loại quyền lực và mối quan tâm của người lãnh đạo tới quan hệ con người và con người trong tổ chức cũng như mức độ định hướng công việc. - Có người cho rằng lãnh đạo có tính bẩm sinh, nhưng ngày nay người lãnh đạo được coi là sản phẩm của thời thế và hoàn cảnh, có thể nói hiệu quả của lãnh đạo là kết quả mà người lãnh đạo đạt được so với mục tiêu của tổ chức. Hiệu quả lãnh đạo phụ thuộc rất lớn vào quyền lực mà người lãnh đạo sử dụng để đạt được mục tiêu của tổ chức. - Mỗi tổ chức là sự phối hợp độc đáo các cá nhân, nhiệm vụ và mục tiêu nhất định. Mỗi người quản lý cũng có nhân cách độc đáo với những năng lực nhất định. Do vậy lãnh đạo không phải là tổ hợp những năng lực hay phẩm chất phù hợp với mọi hoàn cảnh. - Phong cách lãnh đạo phụ thuộc vào: + Bản chất công việc, nhiệm vụ của tổ chức + Đặc điểm người lao động, người dưới quyền. + Thái độ, tính cách, đặc trưng nhân cách của người quản lý + Tình huống, hoàn cảnh thời điểm nhất định • Các kiểu phong cách lãnh đạo: - Theo tiếp cận truyền thống: phong cách lãnh đạo độc đoán, dân chủ, tự do. + Phong cách độc đoán: Người quản lý sử dụng nhiều quyền lực địa vị, ý chí cá nhân áp đặt lên người dưới quyền mà không hề xem xét việc sử dụng quyền như vậy là có cần thiết hay không. Dựa trên quan niệm cấp dưới lười lao động, ít có đam mê công việc, hay trốn tránh trách nhiệm, cần được chỉ dẫn( Stever Jobs) + Phong cách quản lý dân chủ: Người lãnh đạo sử dụng ảnh hưởng của mình thông qua quyền lực chuyên môn, quyền lực hấp dẫn cho phép quyền tự chủ và tránh áp đặt ý chí lên người dưới quyền. Người lãnh đạo cố gắng tạo ra thử thách cho cấp dưới. Dựa trên quan điểm làm việc là bản tính tự nhiên của người lao động, nếu điều kiện làm việc thuận lợi thì người lao động không chỉ chấp nhận trách nhiệm mà còn sẵn sàng chịu trách nhiệm, họ sẽ tự định hướng và kiểm soát bản thân. + Phong cách lãnh đạo tự do: Người lãnh đạo để cấp dưới hoàn toàn tự do trong việc xác định mục tiêu và kiểm soát công việc. Thực chất của phong cách này là sự vắng mặt của người quản lý vì người quản lý hầu như không gây ảnh hưởng gì lên người dưới quyền. - Theo tiếp cận hiện đại: Lãnh đạo định hướng công việc, lãnh đạo đính hướng người lao động. + Phong cách lãnh đạo định hướng công việc: hướng tới công việc quan tâm trước hết đến thiết kế công việc và phần thưởng để tăng năng suất lao động và hiệu quả công việc. + phong cách quản lý định hướng người lao động: hướng tới nâng cao kết quả công việc thông qua cải thiện mối quan hệ con người. Người lao động được tham gia tối đa vào việc ra quyết định, giảm thiểu sự giám sát chi tiết. - Theo tiếp cận ngẫu nhiên: + Mô hình fielder: xây dựng trên cơ sở sự phù hợp giữa người lãnh đạo, hoàn cảnh và người dưới quyền. Không có phong cách lãnh đạo nào là tốt nhất, mà hiệu quả của lãnh đạo được xác định bởi sự phù hợp của phong cách với hoàn cảnh. Người quản lý phải tạo ra sự phù hợp đó bằng cách hiểu được phong cách của mình, phân tích tình huống và tạo lập sự phù hợp với người dưới quyền. +Mô hình con đường mục tiêu: xây dựng trên cơ sở lý thuyết kì vọng. Lý thuyết kì vọng cho rằng mọi người sẽ làm cái mà mang lại kết quả mà họ kì vọng nhận được. Người quản lý ảnh hưởng tới người dưới quyền bằng cách làm rõ cần hoàn thành việc gì để đạt đươck cái mình mong muốn. +Mô hình Vroom- Yetton: Chỉ ra sự tập trung vào quá trình ra quyết định. Người quản lý có thể tự quyết định, lấy thông tin từ người khác rồi quyết định, chia sẻ vấn đề với từng người dưới quyền, nhận ý tưởng và kiến nghị, chia sẻ vấn đề với cấp dưới trong 1 nhóm chấp nhận ý tưởng của nhóm rồi đưa ra quyết định, chia sẻ vấn đề với cấp dưới trong nhóm đưa ra đánh giá và phương án rồi đi đến đồng thuận về giải pháp.  Ngày nay phong cách độc đoán không còn phù hợp. Người lãnh đạo cần là tấm gương, thể hiện tài năng và sáng kiến, có đặc điểm nhân cách hấp dẫn, có đức hy sinh, có mục tiêu rõ ràng và luôn định hướng tới con người, đề cao sự hỗ trợ, khuyến khích và tham gia của các thành viên 1 cách dân chủ và cởi mở. Cần phân biệt rõ vai trò lãnh đạo và vai trò quản lý. Quản lý phải cụ thể chi tiết, có kỷ luật nhưng cũng khoong thể bỏ qua vai trò đổi mới, khuyến khích, tạo động lực của người lãnh đạo.