Phổ cập giáo dục dưới thời Minh Trị diễn ra thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Để tạo cơ sở đưa Nhật Bản thành một quốc gia hiện đại, chính quyền Minh Trị đã quyết tâm xây dựng nền giáo dục theo mô hình phương Tây. Nền giáo dục thời Edo đã để lại cho họ một tỉ lệ cư dân biết chữ cao, thậm chí còn cao hơn so với nhiều nước phương Tây đương thời. Chẳng hạn, ở Nhật Bản có 43% đàn ông và 10% đàn bà biết chữ vào năm 1868, còn ở Anh số người đi học của năm 1837 chỉ đạt khoảng 20-25%. Mặc dù chủ trương tiếp thu văn minh phương Tây, tư tưởng tự do chủ nghĩa tràn vào Nhật Bản trong đó có lĩnh vực giáo dục. Nhưng dưới áp lực của chủ nghĩa quốc gia, nhà nước tiếp tục nắm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống giáo dục, từ quản lí hành chính đối với các cơ sở giáo dục cho đến việc biên soạn sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Công cuộc cải cách giáo dục diễn ra từ năm 1872 với việc công bố Học chế学制và trải qua hai giai đoạn phát triển. • Giai đoạn 1872-1885: du nhập mô hình giáo dục mới Năm 1871, Bộ giáo dục được thành lập và năm 1872, chế độ giáo dục thống nhất cho cả nước đã được công bố. Trên cơ sở học tập chế độ quản lí giáo dục của Pháp, cả nước được chia thành 8 khu đại học. Mỗi khu đại học lại chia thành 32 khu trung học. Mỗi khu trung học có 210 trường tiểu học. Tức là cả nước sẽ phải xây dựng 53760 trường tiểu học. Mặc dù năm sau chính phủ đã rút xuống còn 7 khu đại học, nhưng việc thực hiện trong thực tế vẫn thấp hơn rất nhiều. Phần lớn các trường tiểu học tiếp tục dạy trong chùa giống như thời Tokugawa. Ngoài ra còn sử dụng tự viện, văn phòng công vụ cũ, nhà dân làm trường học. Việc cưỡng bức giáo dục cũng được thi hành. Bất kể nam hay nữ, khi đến tuổi đều phải đến trường học ít nhất ba năm. Vào năm 1875 đã có 54% nam và 19% nữ học xong cấp tiểu học 6 năm. Mặc dù chính phủ đã có nhiều cố gắng, nhưng tỉ lệ đến trường vẫn chưa được như mong muốn vì chi phí của các gia đình dành cho giáo dục so với thu nhập quá cao. Cùng với việc tổ chức xây dựng hệ thống trường học từ cấp tiểu học tới cấp bậc đại học, hàng ngàn thanh niên được lựa chọn ra nước ngoài để tiếp thu những kiến thức hiện đại. Rất nhiều người trong số họ sau này trở thành quan chức chủ chốt trong chính quyền Minh Trị. Chỉ riêng năm 1873 đã có 373 sinh viên được gửi đi học nước ngoài, trong đó Hoa Kỳ và Anh là những nước có nhiều sinh viên Nhật đến du học nhất. Hàng ngàn giáo sư và chuyên gia kỹ thuật nước ngoài thuộc những lĩnh vực khác nhau như chính trị, luật pháp, quân sự, ngoại giao, kinh tế, tiền tệ, công nghiệp, giáo dục, giao thông...đã được mời sang Nhật Bản giảng dạy với mức lương rất cao. Thậm chí có người nhận được tiền lương cao gấp ba lần lương của thủ tướng chính phủ khi đó. Riêng số giáo sư do Bộ giáo dục thuê trong suốt thời kì Minh trị (1868-1912) đã bao gồm 136 người Đức, 79 người Anh, 67 người Mỹ, 43 người Pháp và 23 người từ các nước khác. Xét về góc độ chuyên môn, trong khoa học nhân văn, nhiều nhất là người Anh, tiếp đến là người Đức, Mỹ và Pháp. Về khoa học xã hội, hầu hết là người Đức và Mỹ. Trong khoa học tự nhiên, đông nhất là các giáo sư Đức sau đó đến Anh và Mỹ. Đặc biệt trong lĩnh vực y học, các giáo sư Đức có ảnh hưởng lớn nhất. Nhiều người trong số họ đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp hiện đại hóa nước Nhật. • Giai đoạn 1886-1912: hoàn thiện hệ thống giáo dục và luật giáo dục Người đóng góp cho sự nghiệp này là Bộ trưởng giáo dục đầu tiên Mori Arinori 森有礼 (1847-1889). Về Mori Arinori 森有礼 (1847-1889), ông bắt đầu hoạt động ngoại giao nhiều hơn từ đầu thời Minh Trị, ông cũng là người đã lập ra Meirokusha 明六社 năm 1873 và đóng góp nhiều về giáo dục cho Trường Luật thương mại Tokyo, ông rất quan tâm đến giáo dục. Sau đó, Mori làm Đại sứ Anh từ năm 1879 đến năm 1984, ông gặp Ito Hirofumi lúc đó đang điều tra về hiến pháp tại Paris, hai người đã trao đổi với nhau về phương pháp giáo dục theo chính thể lập hiến, nhờ đó Mori đã nhậm chức trong nội các Ito vào tháng 12 năm 1885. Ý tưởng của Mori là phải cải cách giáo dục phải dựa trên ý chí lớn hướng tới an ninh quốc gia tương lai, phải chú trọng cải cách giáo dục bởi giáo dục là con đường khiến quốc gia trở nên phát triển. Sau đó ông nghĩ rằng bởi vì những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội tương lai cần phải sửa đổi chế độ trường học đã được chỉ định bởi một pháp lệnh duy nhất từ trước đến nay. Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1886, ông nhanh chóng thể chế hóa hệ thống giáo dục bằng việc ban hành một loạt các luật như Luật Đại học Hoàng gia帝国大学令 (Pháp lệnh Hoàng gia số 3 ban hành ngày 02 tháng 3 năm 1973) , qui định các cơ sở giáo dục đại học, trật tự trường học, pháp lệnh quy định các cơ sở đào tạo giáo viên (điều số 13 trong pháp lệnh ban hành ngày 4 tháng 3 năm 1973), các luật trường sư phạm, luật trường trung học, luật trường tiểu học được ban hành. Những luật này được gọi chung là “Luật trường học” 学校令 chuyển đổi theo chủ nghĩa quốc gia và thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc 4 năm. Luật này không chỉ chỉ định chế độ trường học bởi pháp lệnh đơn nhất như “Chế độ học” 学制 hay “Luật giáo dục”教育令 mà còn có đặc trưng là thiết lập chế độ riêng biệt cho mỗi loại trường, làm cơ sở cho hệ thống nhà trường Nhật Bản tồn tại trong một thời gian dài đến trước chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó, ngày 11/2/1889 Thiên Hoàng Minh Trị công bố hiến pháp Đại đế quốc Nhật Bản thì một năm sau vào ngày 30/10/1890 sắc lệnh về giáo dục của Kyou Iku Choku go教育勅語được ban ra. Đó là một trong số các sự kiện đánh chế độ Minh Trị đanh hình thành vững chắc.
Trả lời
Để tạo cơ sở đưa Nhật Bản thành một quốc gia hiện đại, chính quyền Minh Trị đã quyết tâm xây dựng nền giáo dục theo mô hình phương Tây. Nền giáo dục thời Edo đã để lại cho họ một tỉ lệ cư dân biết chữ cao, thậm chí còn cao hơn so với nhiều nước phương Tây đương thời. Chẳng hạn, ở Nhật Bản có 43% đàn ông và 10% đàn bà biết chữ vào năm 1868, còn ở Anh số người đi học của năm 1837 chỉ đạt khoảng 20-25%. Mặc dù chủ trương tiếp thu văn minh phương Tây, tư tưởng tự do chủ nghĩa tràn vào Nhật Bản trong đó có lĩnh vực giáo dục. Nhưng dưới áp lực của chủ nghĩa quốc gia, nhà nước tiếp tục nắm quyền kiểm soát toàn bộ hệ thống giáo dục, từ quản lí hành chính đối với các cơ sở giáo dục cho đến việc biên soạn sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy. Công cuộc cải cách giáo dục diễn ra từ năm 1872 với việc công bố Học chế学制và trải qua hai giai đoạn phát triển. • Giai đoạn 1872-1885: du nhập mô hình giáo dục mới Năm 1871, Bộ giáo dục được thành lập và năm 1872, chế độ giáo dục thống nhất cho cả nước đã được công bố. Trên cơ sở học tập chế độ quản lí giáo dục của Pháp, cả nước được chia thành 8 khu đại học. Mỗi khu đại học lại chia thành 32 khu trung học. Mỗi khu trung học có 210 trường tiểu học. Tức là cả nước sẽ phải xây dựng 53760 trường tiểu học. Mặc dù năm sau chính phủ đã rút xuống còn 7 khu đại học, nhưng việc thực hiện trong thực tế vẫn thấp hơn rất nhiều. Phần lớn các trường tiểu học tiếp tục dạy trong chùa giống như thời Tokugawa. Ngoài ra còn sử dụng tự viện, văn phòng công vụ cũ, nhà dân làm trường học. Việc cưỡng bức giáo dục cũng được thi hành. Bất kể nam hay nữ, khi đến tuổi đều phải đến trường học ít nhất ba năm. Vào năm 1875 đã có 54% nam và 19% nữ học xong cấp tiểu học 6 năm. Mặc dù chính phủ đã có nhiều cố gắng, nhưng tỉ lệ đến trường vẫn chưa được như mong muốn vì chi phí của các gia đình dành cho giáo dục so với thu nhập quá cao. Cùng với việc tổ chức xây dựng hệ thống trường học từ cấp tiểu học tới cấp bậc đại học, hàng ngàn thanh niên được lựa chọn ra nước ngoài để tiếp thu những kiến thức hiện đại. Rất nhiều người trong số họ sau này trở thành quan chức chủ chốt trong chính quyền Minh Trị. Chỉ riêng năm 1873 đã có 373 sinh viên được gửi đi học nước ngoài, trong đó Hoa Kỳ và Anh là những nước có nhiều sinh viên Nhật đến du học nhất. Hàng ngàn giáo sư và chuyên gia kỹ thuật nước ngoài thuộc những lĩnh vực khác nhau như chính trị, luật pháp, quân sự, ngoại giao, kinh tế, tiền tệ, công nghiệp, giáo dục, giao thông...đã được mời sang Nhật Bản giảng dạy với mức lương rất cao. Thậm chí có người nhận được tiền lương cao gấp ba lần lương của thủ tướng chính phủ khi đó. Riêng số giáo sư do Bộ giáo dục thuê trong suốt thời kì Minh trị (1868-1912) đã bao gồm 136 người Đức, 79 người Anh, 67 người Mỹ, 43 người Pháp và 23 người từ các nước khác. Xét về góc độ chuyên môn, trong khoa học nhân văn, nhiều nhất là người Anh, tiếp đến là người Đức, Mỹ và Pháp. Về khoa học xã hội, hầu hết là người Đức và Mỹ. Trong khoa học tự nhiên, đông nhất là các giáo sư Đức sau đó đến Anh và Mỹ. Đặc biệt trong lĩnh vực y học, các giáo sư Đức có ảnh hưởng lớn nhất. Nhiều người trong số họ đã có đóng góp to lớn cho sự nghiệp hiện đại hóa nước Nhật. • Giai đoạn 1886-1912: hoàn thiện hệ thống giáo dục và luật giáo dục Người đóng góp cho sự nghiệp này là Bộ trưởng giáo dục đầu tiên Mori Arinori 森有礼 (1847-1889). Về Mori Arinori 森有礼 (1847-1889), ông bắt đầu hoạt động ngoại giao nhiều hơn từ đầu thời Minh Trị, ông cũng là người đã lập ra Meirokusha 明六社 năm 1873 và đóng góp nhiều về giáo dục cho Trường Luật thương mại Tokyo, ông rất quan tâm đến giáo dục. Sau đó, Mori làm Đại sứ Anh từ năm 1879 đến năm 1984, ông gặp Ito Hirofumi lúc đó đang điều tra về hiến pháp tại Paris, hai người đã trao đổi với nhau về phương pháp giáo dục theo chính thể lập hiến, nhờ đó Mori đã nhậm chức trong nội các Ito vào tháng 12 năm 1885. Ý tưởng của Mori là phải cải cách giáo dục phải dựa trên ý chí lớn hướng tới an ninh quốc gia tương lai, phải chú trọng cải cách giáo dục bởi giáo dục là con đường khiến quốc gia trở nên phát triển. Sau đó ông nghĩ rằng bởi vì những thay đổi về chính trị, kinh tế, xã hội tương lai cần phải sửa đổi chế độ trường học đã được chỉ định bởi một pháp lệnh duy nhất từ trước đến nay. Từ tháng 3 đến tháng 4 năm 1886, ông nhanh chóng thể chế hóa hệ thống giáo dục bằng việc ban hành một loạt các luật như Luật Đại học Hoàng gia帝国大学令 (Pháp lệnh Hoàng gia số 3 ban hành ngày 02 tháng 3 năm 1973) , qui định các cơ sở giáo dục đại học, trật tự trường học, pháp lệnh quy định các cơ sở đào tạo giáo viên (điều số 13 trong pháp lệnh ban hành ngày 4 tháng 3 năm 1973), các luật trường sư phạm, luật trường trung học, luật trường tiểu học được ban hành. Những luật này được gọi chung là “Luật trường học” 学校令 chuyển đổi theo chủ nghĩa quốc gia và thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc 4 năm. Luật này không chỉ chỉ định chế độ trường học bởi pháp lệnh đơn nhất như “Chế độ học” 学制 hay “Luật giáo dục”教育令 mà còn có đặc trưng là thiết lập chế độ riêng biệt cho mỗi loại trường, làm cơ sở cho hệ thống nhà trường Nhật Bản tồn tại trong một thời gian dài đến trước chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó, ngày 11/2/1889 Thiên Hoàng Minh Trị công bố hiến pháp Đại đế quốc Nhật Bản thì một năm sau vào ngày 30/10/1890 sắc lệnh về giáo dục của Kyou Iku Choku go教育勅語được ban ra. Đó là một trong số các sự kiện đánh chế độ Minh Trị đanh hình thành vững chắc.