Phim hoạt hình Việt có cần phải có tên nhân vật 'thuần Việt'?: Trả lời từ MỘT ANIMATOR NƯỚC NGOÀI
Thời gian ban đầu khi dự án Monta trong dải ngân hà kỳ cục của hãng phim hoạt hình VinTaTa (thuộc Vingroup) ra mắt khán giả, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều tranh cãi về việc nhân vật chính như Monta, Sharkira, Maika, Woody (sửa lại thành 'Wood' trong bản chính thức), v.v không hề... có tên 'thuần Việt'.
Nguồn: Lostbird
Thậm chí, trong một
Chưa kể, tập Hành tinh mì gây tranh cãi vì 'Tại sao không phải là phở hay bánh mì mà lại là mì?' (các bạn có thể xem thêm
Tuy nhiên, việc tên nhân vật trong một bộ phim hoạt hình Việt Nam phải đặt tên tiếng Việt có thật sự đúng?
Mình đã đặt thắc mắc này với một animator mình quen từ Malaysia là chú Usamah Zaid, đạo diễn của series Điệp viên Ali của WAU Animation (người mình đã từng giới thiệu trong bài Tản mản Quỳnh búp bê: Dăm ba tính nhân văn đã từng đăng trên Noron! và Spiderum) để giải đáp thắc mắc trên.
Và chú Usamah Zaid đã trả lời: KHÔNG CẦN THIẾT - điều hoàn toàn trái ngược so với phản ứng của một số khán giả Việt cho rằng 'không để sẽ mất gốc'.
Chú Usamah Zaid đã giải thích rằng việc có quyết định đặt tên nhân vật của mình có dựa theo ngôn ngữ bản địa của nơi sản xuất hay không còn phụ thuộc vào yếu tố nội dung, cốt truyện của sản phẩm hoạt hình đó có phù hợp để tiến hành làm như vậy không. Điều này cũng áp dụng cho cả việc: HÌNH THÀNH BỐI CẢNH, THẾ GIỚI QUAN CHO CỐT TRUYỆN. Thế nên, quyết định của VinTaTa khi đặt tên nhân vật chính như trên không hẳn là sai.
Đó là chưa kể, một thực tế nữa là VinTaTa đã có các nhân vật tên thuần Việt. Lấy ví dụ điển hình như trong tập số 1 - Hành tinh mì, đã có sự xuất hiện của hai nhân vật tên thuần Việt gồm Dzô Phở và Má mì Ramen.
Cũng là một thực tế nữa là rất nhiều sản phẩm hoạt hình của nhiều nước khác nhau lại lấy tên không hề dựa trên cơ sở ngôn ngữ bản địa của nơi sản xuất ra phim.
Ví dụ như series Chú chim cánh cụt Pororo (Pororo The Little Penguin) của Hàn Quốc có tới 90% tên nhân vật trong series này không phải là... tiếng Hàn. (Mời các bạn xem thêm bài tổng hợp của Wikipedia bản tiếng Anh)
Vậy nên, đặt tên nhân vật có dựa vào ngôn ngữ bản địa hay không đôi khi không phải là một điều nên quá lưu tâm...
Chân thành cảm ơn chú Usamah Zaid một lần nữa đã bảo trợ về kiến thức để mình hoàn thiện bài viết này trên Noron.vn!
phim hoạt hình
,hoạt hình việt nam
,monta
,usamah zaid
,phim ảnh
Mình cũng rất chia sẻ với quan điểm này, bởi vì nó là phim Việt không có nghĩa mọi thứ phải được "Việt hóa" quá rõ ràng; nhất là với những bộ phim hoạt hình hay viễn tưởng. Quan trọng là trong bộ phim có thể hiện được những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam là tốt rồi.
Ỏ 1 góc nhìn khác thì các bộ phim do Hãng phim Việt sản xuất, mình cũng cần kỳ vọng nó có thể được phát hành online & nhắm các thị trường khác (xuất khẩu nội dung, xuất khẩu văn hóa như cách Hàn, Nhâth, Trung đã làm). Việc để globalize 1 chút cũng là cần thiết, còn việc chọn nó là do cái tên hay do bối cảnh (vũ trụ/ đất nước..) hay do cái gì thì tùy vào sự sáng tạo của biên kịch rồi.
Hường Hoàng
Mình cũng rất chia sẻ với quan điểm này, bởi vì nó là phim Việt không có nghĩa mọi thứ phải được "Việt hóa" quá rõ ràng; nhất là với những bộ phim hoạt hình hay viễn tưởng. Quan trọng là trong bộ phim có thể hiện được những nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam là tốt rồi.
Ỏ 1 góc nhìn khác thì các bộ phim do Hãng phim Việt sản xuất, mình cũng cần kỳ vọng nó có thể được phát hành online & nhắm các thị trường khác (xuất khẩu nội dung, xuất khẩu văn hóa như cách Hàn, Nhâth, Trung đã làm). Việc để globalize 1 chút cũng là cần thiết, còn việc chọn nó là do cái tên hay do bối cảnh (vũ trụ/ đất nước..) hay do cái gì thì tùy vào sự sáng tạo của biên kịch rồi.