"Phi thương bất phú" là một câu nói đã bị tam sao thất bản?

  1. Văn hóa

Mình được biết câu nói gốc của cụ Lê Quý Đôn là "Phi thương bất hoạt", vậy có phải sau nhiều đời truyền miệng, và được truyền đạt với các hàm ý khác nhau của người nói má câu nói trở thành "Phi thương bất phú"?

  • Về bản chất thì "Phú" và "Hoạt" ở đây khác nhau như thế nào?
  • Việc tam sao thất bản như vậy có hợp lý hay không? Tại sao người ta lại làm như vậy?
  • Còn câu nào ngoài câu này bị tam sao thất bản nữa không?
Từ khóa: 

thành ngữ

,

tam sao thất bản

,

văn hóa

Lời của cụ LQĐ ngày xưa hình như nó là thế này: "Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thư­ơng bất hoạt, phi trí bất hư­ng.". Phú thì vẫn là giàu thôi, còn hoạt chắc là linh hoạt của thị trường, chỗ thừa hàng chỗ thiếu hàng.

Thời đại ngày xưa thì nó đúng, vì thời của cụ, "công" chủ yếu là nghề thủ công - các sản phẩm handmade của các nghệ nhân tay nghề cao bán được giá (h cũng vẫn thế XD) và sẽ giàu. Tất nhiên là chỉ tính làm ăn chân chính còn tham quan vơ vét lại là chuyện khác.

Phi thương bất hoạt thì ngày xưa giao thông không phát triển, không có tàu hỏa, máy bay vận tải, không có container chạy rầm rập, shipper đến tận giường; thông thương hàng hóa chủ yếu bằng các thuyền bè thô sơ, xe ngựa, thời gian vận chuyển dài, lượng hàng hóa ít, thành ra lợi nhuận có nhưng không quá cao, ko so được với việc sản xuất hàng hóa. Nó chủ yếu làm tăng tính linh hoạt của thị trường. Ngoài ra thì cũng do chúng ta có chính sách bế quan tỏa cảng, không giao thương với nước ngoài (kiểu kiểu con đường tơ lụa).

Đến thời hiện đại, h hầu hết mọi thứ được làm công nghiệp với số lượng cực kỳ lớn, giá thành sản xuất cực rẻ, phương tiện vận tải lớn cũng phát triển. Thế nên khâu mang lại lợi nhuận lớn nhất chuyển từ việc sản xuất sang việc kinh doanh, buôn bán. VD hoa quả nông dân trồng bán cho thương lái chẳng được lãi bao nhiêu, nhưng thương lái có đầu ra, vận chuyển đến nơi tiêu thụ có thể bán giá gấp 2, 3 lần giá mua vào. Hay chai Cocacola thực ra sản xuất ra chỉ tốn có mấy trăm đồng, bán giá gấp mấy chục lần. Trích lời của thanh niên L3 - "Nói khoa trương một chút, chỉ cần có một đội ngũ tiêu thụ tốt thì cho dù là một cục phân trong gian lều cỏ, sau khi đóng gói lại ta cũng có thể bán đi.". Thành ra h nó thành "phi thương bất phú" cũng ko có gì sai cả.

Trả lời

Lời của cụ LQĐ ngày xưa hình như nó là thế này: "Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thư­ơng bất hoạt, phi trí bất hư­ng.". Phú thì vẫn là giàu thôi, còn hoạt chắc là linh hoạt của thị trường, chỗ thừa hàng chỗ thiếu hàng.

Thời đại ngày xưa thì nó đúng, vì thời của cụ, "công" chủ yếu là nghề thủ công - các sản phẩm handmade của các nghệ nhân tay nghề cao bán được giá (h cũng vẫn thế XD) và sẽ giàu. Tất nhiên là chỉ tính làm ăn chân chính còn tham quan vơ vét lại là chuyện khác.

Phi thương bất hoạt thì ngày xưa giao thông không phát triển, không có tàu hỏa, máy bay vận tải, không có container chạy rầm rập, shipper đến tận giường; thông thương hàng hóa chủ yếu bằng các thuyền bè thô sơ, xe ngựa, thời gian vận chuyển dài, lượng hàng hóa ít, thành ra lợi nhuận có nhưng không quá cao, ko so được với việc sản xuất hàng hóa. Nó chủ yếu làm tăng tính linh hoạt của thị trường. Ngoài ra thì cũng do chúng ta có chính sách bế quan tỏa cảng, không giao thương với nước ngoài (kiểu kiểu con đường tơ lụa).

Đến thời hiện đại, h hầu hết mọi thứ được làm công nghiệp với số lượng cực kỳ lớn, giá thành sản xuất cực rẻ, phương tiện vận tải lớn cũng phát triển. Thế nên khâu mang lại lợi nhuận lớn nhất chuyển từ việc sản xuất sang việc kinh doanh, buôn bán. VD hoa quả nông dân trồng bán cho thương lái chẳng được lãi bao nhiêu, nhưng thương lái có đầu ra, vận chuyển đến nơi tiêu thụ có thể bán giá gấp 2, 3 lần giá mua vào. Hay chai Cocacola thực ra sản xuất ra chỉ tốn có mấy trăm đồng, bán giá gấp mấy chục lần. Trích lời của thanh niên L3 - "Nói khoa trương một chút, chỉ cần có một đội ngũ tiêu thụ tốt thì cho dù là một cục phân trong gian lều cỏ, sau khi đóng gói lại ta cũng có thể bán đi.". Thành ra h nó thành "phi thương bất phú" cũng ko có gì sai cả.