Phát triển TƯ DUY PHẢN BIỆN - Kỹ năng cần thiết trong thời đại hội nhập
Dạo một vòng tham khảo những câu trả lời của Chuyên gia Đỗ Trần Diễm Miên - Head of eBusiness & Marketing Integration - Nestle Vietnam tại sự kiện Hỏi khó chuyên gia ngày 22/09 vừa rồi- sự kiện hàng tuần trên Noron! mình ấn tượng với câu nói của cô về sinh viên hiện nay: "Điểm làm chúng ta không cạnh tranh nổi so với SV quốc tế là critical thinking - dẫn đến kỹ năng problem solving của chúng ta kém. Các công ty nước ngoài thường cần nhân viên của họ độc lập đưa ra các giải pháp mang tính sáng tạo hơn là một người giỏi lý thuyết và đi theo lối mòn trong công việc".
Nhận thấy rằng kỹ năng Critical Thinking - Tư duy phản biện không chỉ là kỹ năng thiết yếu trong công việc mà còn trong những vấn đề hàng ngày, trong học tập và phát triển bản thên nên mình làm một chiếc infographic nho nhỏ về phương pháp cải thiện Tư duy phản biện cho các bạn tham khảo nhé!
Critical Thinking - Tư duy phản biện là nghệ thuật vận dụng lập luận để phân tích ý tưởng, đào sâu hơn tới tiềm năng thực sự của mỗi người. Tư duy phản biện không phải là nghĩ nhiều hơn hay kỹ hơn, mà là nghĩ tốt hơn. Việc hoàn thiện kỹ năng tư duy phản biện sẽ duy trì trí tò mò của bạn suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên, tư duy phản biện đòi hỏi tính kỷ luật cao. Lối tư duy này được duy trì dựa trên tổng hòa của quá trình phát triển ổn định, động lực và khả năng nhìn nhận bản thân một cách chân thực nhất – ngay cả khi phải đối mặt với những thực tế khó “nuốt trôi” với những yếu tố sau:
1. Luôn luôn khám phá thông tin
Đừng chỉ nên tiếp nhận thông tin một cách thụ động cho dù cho nó đến từ một nguồn tin chính thống. Hãy sử dụng khả năng bản thân và đặt ra những câu hỏi vì sao để kiểm định tính đúng đắn của thông tin được tiếp nhận, hãy độc lập đưa ra các giải pháp mang tính sáng tạo, đổi mới thay vì đi theo mãi lối mòn trong công việc.
Tương tự như các nhận định, việc tiếp thu thông tin từ chính quyền cũng có thể hữu dụng. Thay vì kiểm tra lại thông tin của người khác, chúng ta thường chia thông tin thành loại có nguồn gốc đáng tin cậy và không đáng tin cậy. Phương pháp này giúp chúng ta không mất thời gian và công sức kiểm tra lại toàn bộ những thông tin mình tiếp cận. Tuy nhiên, chính điều đó cũng ngăn cản ta tìm hiểu đến tận cùng những thông tin mà ta cho là có nguồn gốc đáng tin cậy, ngay cả khi thông tin đó chưa hẳn đã chuẩn xác. Những thông tin được đăng tải trên tạp chí hoặc vô tuyến không đồng nghĩa với việc chúng phản ánh sự thật.
* Vd: Tạo dựng thói quen sử dụng bản năng để tìm hiểu các thông tin đáng ngờ. Hãy yêu cầu làm rõ vấn đề khi lời giải thích của ai đó chưa khiến bạn hài lòng. Nếu không đặt câu hỏi, bạn có thể đọc thêm hoặc tự mình kiểm tra tính chính xác của thông tin. Sớm thôi, bạn sẽ trở nên nhanh nhạy khi tự đánh giá thông tin nào cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và thông tin nào là chính xác.
2. Ngừng giả định
Chúng ta nhận định về hầu hết tất cả mọi thứ. Đó là cách thức não bộ xử lý từng thông tin cụ thể và giúp ta sinh sống mỗi ngày. Nhận định có thể được coi là nền móng của nền tảng phản biện. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu nhận định của bạn sai, hoặc ít nhất không hoàn toàn đúng sự thật? Bạn sẽ cần xây dựng lại nền móng này từ đầu.
- Xem xét lại nhận định là như thế nào?
- Chúng ta có thể xem xét lại những nhận định theo cách tương tự như: Vì sao chúng ta cảm thấy cần phải ăn sáng ngay cả khi không đói? Vì sao chúng ta thừa nhận rằng mình sẽ thất bại ngay cả khi chưa thử bắt tay vào làm?
Và liệu chúng ta còn mặc nhiên tin vào những nhận định nào mà chúng có thể bị phá vỡ sau khi được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn không?
3. Hiểu bản thân
Quan điểm cá nhân có thể mang tính chủ quan, định kiến và đôi khi không phù hợp trong nhiều hoàn cảnh. Hãy hiểu rõ định kiến của bản thân và những hoàn cảnh mà định kiến ảnh hưởng tới cách thức bạn xử lý thông tin để có thể phân tích thực trạng hiện tại và đưa ra cách ứng xử khôn khéo, ổn thỏa nhất.
4. Luôn luôn thử vài bước tiến
Đừng chỉ nghĩ ngắn 1-2 bước, hãy nghĩ xa hơn. Tưởng tượng bạn là đại kiện tướng cờ vua, và bạn đang thi đấu với đối thủ có khả năng nghĩ trước vài chục nước đi cùng hàng trăm thế cờ. Bạn phải đấu trí với người này. Hãy tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra trong tương lai khi bạn giải quyết một vấn đề nào đó.
* Vd: Jeff Bezos, Giám đốc Điều hành của Amazon.com, là người hiểu rất rõ ích lợi của việc tính trước nhiều bước đi. Ông chia sẻ với Tạp chí Wired vào năm 2011: "Nếu mọi thứ bạn làm đều hướng tới viễn cảnh trong 3 năm tiếp theo, bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều người. Nhưng nếu bạn sẵn sàng đầu tư vào viễn cảnh trong 7 năm tới, bạn chỉ phải cạnh tranh với một phần nhỏ trong số đó, bởi rất ít công ty dám đầu tư như vậy". Dòng sản phẩm Kindle đã xuất hiện vào năm 2007 sau hơn 3 năm phát triển và hoàn thiện, vào thời điểm mà độc giả của sách điện tử gần như không tồn tại.
5. Hiểu về những sự lựa chọn của bạn
Vì lý thuyết thông thường có thể lỗi thời sau một thời gian dài, hiểu biết về lựa chọn của bản thân sẽ có ích khi bạn muốn áp dụng kỹ năng tư duy phản biện để hành động, thay vì bị sa lầy vào những ý kiến của những người xung quanh tác động. Hãy liệt kê toàn bộ các lựa chọn, phân tích và sau đó cân nhắc từng lựa chọn một để đưa ra lựa chọn cuối cùng cho bản thân.
6. Đừng sợ thất bại
Đừng sợ hãi khi đối mặt với thất bại. Thất bại là cách thức để nhận ra điều gì không đem lại hiệu quả. Tận dụng thất bại bằng cách rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Một suy nghĩ hoang đường nhưng rất phổ biến là những người thành công không bao giờ thất bại; sự thật là họ thất bại cho tới khi thành công, và thành công của họ là thứ duy nhất mà mọi người thấy được, là bài học và là cơ hội để họ học tập và phát triển cho tới đỉnh cao của thành công.
=> Chính vì vậy, hãy đừng rụt rè khi phản biện. Tránh sử dụng các từ mang tính tuyệt đối từ "không bao giờ" và chỉ dùng chúng khi bạn hoàn toàn chắc chắn và khôn ngoan trong việc tiếp nhận và mở rộng vấn đề xung quanh để có những góc nhìn mới mẻ, đa dạng, sáng tạo hơn. Là sinh viên, chúng ta có thể luyện tập cách thức phê bình bằng cách phát biểu, đưa ra ý kiến hoặc đặt câu hỏi mở rộng cho giảng viên trong những buổi học để đào sâu kiến thức từ sách vở và có được những câu chuyện thực tế mà đôi khi giảng viên của bạn đã từng trải nghiệm qua. Các CLB, đội, nhóm cùng những buổi teamwork đôi khi cũng mài dũa cho bạn nhiều kỹ năng mềm hữu ích mà không loại sách vở nào có thể dạy được.
Cảm ơn chuyên gia Tina Đỗ - Head of eBusiness & Marketing Integration - Nestle Vietnam đã đem đến những câu trả lời thú vị và hấp dẫn đến trong sự kiện vừa qua.