Phát minh các Định luật trong lĩnh vực khoa học vật lý (Cơ học)
Trước tiên tôi muốn khẳng định là tôi là một người rất minh mẫn. Điều thứ hai tôi muốn nói, đó là nếu như các Định luật vật lý của Cơ học cổ điển như Định luật đấy nổi Archimedes, Định luật Vạn vật hấp dẫn và Định luật 3 Newton đã mở ra một nửa Bầu Trời Vật lý giúp cho Nhân loại phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay, thì 3 Định luật Vật lý sau đây sẽ mở ra một nửa Bầu Trời Vật lý còn lại. Tôi tin tưởng chắc chắn rằng các Định luật Vật lý sau đây cũng có tác dụng to lớn như các Định luật Đẩy nổi của Archimedes, và như Định luật Vạn vật hấp dẫn của Newton để giúp cho Nhân loại có những bước phát triển mạnh mẽ như vũ bão. Vì vậy tôi có lòng ham muốn tột bậc là những Định luật Vật lý thuộc về lĩnh vực Cơ học sẽ sớm được thông tin và phổ biến rộng rãi ở trong nước và trên phạm vi toàn thế giới.
Tôi xin nói thêm là những Định luật sau đây không quá khó hiểu và mông lung như Thuyết Tương đối của Anhstanh, nhưng sẽ là rất khó hiểu nếu so sánh với các Định luật của Archimedes, và các Định luật của Newton. Tôi gọi tên những Định luật mà tôi phát minh ra là những Định luật Vật lý mới, có thứ tự là Định luật 1, Định luật 2 và Định luật 3.
Sau đây tôi xin trân trọng giới thiệu, và mong nhận được nhận xét góp ý kiến của các quý độc giả (nhận xét góp ý kiến luôn luôn được đề cao và trân trọng hơn là sự phán xét):
Định luật 1: Nguyên lý quán tính
Khi vật chuyển động có gia tốc, áp lực lên vật có cùng hướng với gia tốc chuyển động sẽ bị suy giảm. Mức suy giảm được tính bằng số nhân của khối lượng vật thể và gia tốc chuyển động.
Ta có công thức sau:
Fd = Ft - m.a
Ghi chú:
Fd là lực tác động vào vật trong quá trình chuyển động
Ft là lực tác động vào vật trước khi vật chuyển động
m là khối lượng của vật
a là gia tốc chuyển động
Định luật 2: Phản lực từ Môi trường
Nếu vật A tác dụng vào môi trường C một lực trong trạng thái đứng yên thì môi trường C (là môi trường chứa vật A) cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
Gọi lực do vật A tác dụng vào môi trường C là lực F và môi trường C tác dụng lại vật A một lực gọi là lực F1.
Ta có F = F1. Lực F1 có giá trị max.
Trường hợp vật A tác dụng vào môi trường C một lực trong trạng thái chuyển động thẳng biến đổi đều thì môi trường C cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này cũng có cùng giá trị, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
Gọi lực do vật A tác dụng vào môi trường C là lực F’ và môi trường C tác dụng lại vật A là lực F2 và F3.
Ta có F’ = F2 + F3
Các phản lực F1, F2 và F3 được xem xét tính toán theo các công thức như sau (công thức 1, 2 và 3):
F1 = k1. Fn (1)
Ghi chú:
k1: Hệ số cản chuyển động.
Fn: Tổng nguồn lực tác dụng vào diện tích xung quanh của vật theo phương pháp tuyến với phương chiều chuyển động.
F2 = k2.Fn.vt (2)
Ghi chú:
K2: Hệ số cản vận tốc.
Fn: Tổng nguồn lực tác dụng vào diện tích xung quanh của vật theo phương pháp tuyến với phương chiều chuyển động.
Vt: Vận tốc chuyển động tại thời điểm tinh toán.
F2 có giá trị max, đó là giá trị mà khi vật A chuyển động trong môi trường C thì tại nơi tiếp giáp giữa phần diện tích xung quanh vật và môi trường hoặc là môi trường bị phá hủy và /hoặc là vật liệu cấu tạo nên vật bị phá hủy.
F3 = m.at (3)
Ghi chú:
m: Khối lượng của vật.
at: Gia tốc chuyển động tại thời điểm tính toán.
Ghi chú: F3 có nguồn gốc từ tổng nguồn lực từ môi trường tác động vào vật theo phương chiều ngược lại với phương chiều chuyển động (có thể đó là áp lực khí quyển, áp lực thuỷ quyển,..).
F3 có giá trị max, đó là giá trị bằng tổng áp lực từ môi trường tác động ngược lại với phương chiều gia tốc chuyển động vào vật.
Định luật 3: Vạn vật cân bằng
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động với gia tốc không đổi.
Nếu vật chịu tác dụng của lực hay hợp lực có giá trị lớn hơn không, thì vật có xu hướng ngay lập tức thay đổi trạng thái tồn tại và vận động để giữ nguyên trạng thái cân bằng vốn có của mình (vật có xu hướng chuyển động tăng tốc hoặc giảm tốc tương ứng với lực hoặc hợp lực tác dụng lên vật).
Phan Đức Dũng
Kha Nguyen
Nguyễn Tấn Minh Tiến
Ồ, 3 định luật của Newton này:)) Lấy chế lại cho có thôi đấy à:)) Làm kiểu này thì ai chả làm được:)) Đúng là bạn rất minh mẫn nhưng bạn chơi copy xong paste lại và sửa lại cấu trúc cho đẹp và cho bí ẩn hơn, để nhìn nó mới hơn thì hơi non đó :)) Trò này mấy sinh viên của tôi hay làm nè :))
Mr Popo
Nguyễn Quang Vinh
Độc Cô Cầu Bại
GiangH
Đầu tiên bác phải chuẩn hóa về khái niệm đã. Vì chỗ thì bác dùng từ Định luật, chỗ thì Nguyên lý, vì thế không rõ lắm là bác định phát minh ra cái gì? Định luật hay Nguyên lý, nhưng tôi đoán bác định phát minh ra Định luật vì từ Nguyên lý chỉ xuất hiện có 1 lần.
Thứ 2 là Định luật bản chất là các phát biểu mô tả hoặc dự đoán một loạt các hiện tượng tự nhiên. Mỗi định luật khoa học là một tuyên bố dựa trên những quan sát thử nghiệm lặp đi lặp lại mô tả một số khía cạnh của Vũ trụ. Các định luật khoa học tóm tắt và giải thích một tập hợp lớn các sự kiện được xác định bằng thí nghiệm và được kiểm tra dựa trên khả năng dự đoán kết quả của các thí nghiệm trong tương lai.
Vậy bác đã làm được 1 nửa là phát biểu Định luật, mời bác làm nốt nửa còn lại là trình bày các thí nghiệm để kiểm chứng định luật của mình là xong.
Mời bác tiếp tục trình bày nốt đi ạ. Ai lại trình bày 1 nửa thế 😁
Lê Minh Hưng
Kim Ngọc Hải
Robot
Mình chỉ hiểu sơ sơ mình chưa học vật lý và công thức lên 0 hiểu hết Đ :)) haaa