Phát hiện vấn đề như thế nào để hình thành mục tiêu nghiên cứu trong quảng cáo?
kiến thức chung
Phát hiện đúng vấn đề tức là đã giải quyết được một nửa. Nếu phát hiện vấn đề sai thì các phương pháp nghiên cứu cũng lạc hướng, dẫn tới tốn kém vô ích. Mặt khác, nhiều khi các vấn đề đang ẩn náu mà ta có thể chưa biết, nếu không được phát hiện sẽ dẫn đến các hậu quả lớn. Như vậy mục tiêu nghiên cứu là phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Nếu vấn đề đã tồn tại rõ ràng, thì mục tiêu nghiên cứu là giải quyết vấn đề.
Ví dụ như trước khi đưa ra thị trường một sản phẩm hay dịch vụ mới thì cần trả lời câu hỏi công ty có nên sản xuất sản phẩm loại này hay không? Đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu. Có thể chia nhỏ mục tiêu chung này thành các mục tiêu nhỏ - vấn đề như:
- Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm này là bao nhiêu?
- Khách hàng mong muốn gì từ sản phẩm?
- Sử dụng các kênh phân phối nào?
- Sự thay đổi trong thị trường cung ứng sản phẩm trong vòng 5 năm tới? - Tình hình cạnh tranh trong 5 năm tới?
Người ta phân biệt 3 loại nghiên cứu với các mục tiêu riêng như sau:
- Nghiên cứu khám phá (exploratory research): có mục tiêu thu thập dữ liệu ban đầu để làm sáng tỏ bản chất thực của vấn đề và gợi ý các giả thiết hay các ý tưởng mới. Cần có các nghiên cứu tiếp theo để khẳng định các giả thiết, ý tưởng.
- Nghiên cứu mô tả (descriptive research): có mục tiêu xác định độ lớn của các chỉ tiêu nào đó.
- Nghiên cứu nhân quả (causal research): có mục tiêu kiểm tra mối quan hệ nhân quả của các hiện tượng nào đó. Thường thì có mối liên hệ ràng buộc giữa các hiện tượng nào đó mà sự thay đổi của một hiện tượng này dẫn đến sự thay đổi của hiện tượng kia.
Nội dung liên quan
Huỳnh Anh