Phật giáo Hàn Quốc hiện đại và ảnh của nó trong xã hội hiện đại như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Nguồn gốc của Phật giáo Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ với người sáng lập là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn (một vị vua dòng họ Thích Ca) và hoàng hậu Ma Da ở xứ trung Ấn Độ, nay là nước Nêpal, một nước ở ven sườn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya); sau khi thấu triệt chân lí vũ trụ, đạt Đạo vô thượng, thành bậc Chính Đảng Chính Giác nên được gọi là bậc Toàn giác, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) vào thế kỉ thứ V, VI trước Công nguyên. Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ và được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Đến thế kỷ XIII sau Công nguyên, Phật giáo ở Ấn Độ về cơ bản đã tiêu vong, nhưng lại được phát triển ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Phật giáo Đại Thừa sau khi truyền nhập vào Trung Quốc liền hòa quyện tương hỗ với các tư tưởng truyền thống Trung Quốc để đạt được bước phát triển. 2. Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc Phần lớn các ý kiến đều cho rằng đạo Phật truyền từ Trung Quốc sang bán đảo Hàn Quốc, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đạo Phật theo hệ phái Đại thừa Trung Quốc. Cho tới nay, đạo Phật đã tồn tại ở Hàn Quốc khoảng 1600 năm và trong suốt giai đoạn lịch sử đó, đạo Phật đã hình thành truyền thống sâu sắc và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho Hàn Quốc. 3. Phật giáo Hàn Quốc hiện đại Sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc năm 1945 và cuộc chiến Nam-Bắc Hàn, Phật giáo Hàn Quốc đã phải đối diện với nhiều thách thức và đang dần thích nghi với cuộc sống của thế giới hiện đại. Từng bị lãng quên một thời gian dài nơi rừng sâu, nay đã trở lại sinh hoạt nơi thị thành. Nhiều chùa chiền đã được xây dựng, khôi phục, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng được nhân rộng… Hiện nay ở Hàn Quốc có 18 tông phái Phật giáo khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Đại thừa. Trong 18 tông phái trên, nổi bật và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê đã được thiền sư Tae-Go (Thái Cổ: 1301-1382) sáng lập. Riêng thiền phái này có 1632 ngôi chùa với chi nhánh ở khắp trong và ngoài nước, và có khoảng 18.000 tăng ni và khoảng 6.000.000 Phật tử. Phật giáo Hàn Quốc đã gắn liền với sự thịnh suy, thăng trầm của vận nước. Thế kỷ 20, từ khi đất nước Hàn Quốc đuổi giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập, Phật giáo phải đối phó với nhiều thách thức thời đại mới. 4. Đặc điểm Phật giáo Hàn Quốc Thứ nhất, tôn giáo này là nền tảng tư tưởng của giai cấp thống trị trong quá khứ; Thứ hai, tôn giáo này đóng vai trò là tôn giáo phổ biến trong quần chúng nhân dân. 5. Vai trò của Phật giáo trong xã hội Hàn Quốc hiện đại. Trong suốt chiều dài lịch sử, ngay sau sự khẳng định vai trò của Nho giáo trong xã hội Hàn Quốc thì Phật giáo đã trở thành một tôn giáo gắn bó mật thiết với đời sống xã hội, tín ngưỡng, tâm linh của người dân xứ Hàn. Cho dù hiện nay Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia phát triển với vai trò quan trọng của đạo Tin lành. Nhưng thực chất đạo Tin lành mới chỉ có mặt ở Hàn quốc từ nửa đầu thế kỷ thứ XIX với sự xuất hiện của nhà truyền giáo tin lành đầu tiên trên bán đảo này. Phật giáo đối với lối sống người dân Hàn Người dân Hàn Quốc học từ Phật giáo tinh thần thiểu dục và trai giới, không phải sự tìm kiếm giàu có mà đó là cách giải quyết hiệu quả nhất đối với dục vọng con người. Phật giáo với truyền thống học tập và phát triển tri thức Ngay từ đầu, Phật giáo đã khơi nguồn cảm hứng theo đuổi tri thức và mang đến chương trình giáo dục hệ thống. Trong xã hội Hàn Quốc xưa và thời trung cổ, các nhà tri thức Phật học dẫn đầu các sinh hoạt học thuật, làm nên sự đóng góp rất quan trọng đối với trình độ phát triển tri thức tiên tiến của quốc gia. Với sự ra đời của triều đại Joseon, những người theo Tân Khổng giáo nắm giữ vị trí hàng đầu trong nghiên cứu học thuật và giáo dục, trong khi các tăng, ni lại bị coi là tầng lớp thấp kém nhất, cùng với pháp sư và thương nhân. Tuy nhiên, Phật giáo đã biết kiểm soát để tồn tại, một trong những minh chứng đó là các tự viện vẫn giữ lại truyền thống giáo dục và đào tạo tri thức. Đặc biệt là trong hai thập kỉ cuối, xu hướng học thuật khôi phục truyền thống học tập chống lại sự xuất hiện của lối học tập nghiên cứu hiện đại phương Tây. Phật giáo với nghệ thuật Phật giáo truyền cảm hứng không chỉ đến các sinh hoạt tri thức mà còn tới hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở nhiều thể loại khác nhau. Người nghệ sĩ thể hiện cảm hứng nghệ thuật và những hiểu biết của mình thông qua các hình thức nghệ thuật, như các bức tượng, phù điêu, hội họa, tác phẩm điêu khắc, kiến trúc đền chùa, kỹ thuật đúc chuông, âm nhạc, vũ điệu v.v và v.v... Tuy chỉ một tỷ lệ nhỏ các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo còn tồn tại sau sự tàn phá của chiến tranh hay sự huỷ hoạt của phong hóa tự nhiên, nhưng khoảng 80% trong tổng số di sản văn hóa được chỉ định là kho báu quốc gia được công nhận là đồ tạo tác Phật giáo ở Hàn Quốc.
Trả lời
1. Nguồn gốc của Phật giáo Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ với người sáng lập là Thái tử Tất Đạt Đa con của vua Tịnh Phạn (một vị vua dòng họ Thích Ca) và hoàng hậu Ma Da ở xứ trung Ấn Độ, nay là nước Nêpal, một nước ở ven sườn dãy núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya); sau khi thấu triệt chân lí vũ trụ, đạt Đạo vô thượng, thành bậc Chính Đảng Chính Giác nên được gọi là bậc Toàn giác, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) vào thế kỉ thứ V, VI trước Công nguyên. Phật giáo được Thích Ca Mâu Ni truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ và được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Đến thế kỷ XIII sau Công nguyên, Phật giáo ở Ấn Độ về cơ bản đã tiêu vong, nhưng lại được phát triển ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Phật giáo Đại Thừa sau khi truyền nhập vào Trung Quốc liền hòa quyện tương hỗ với các tư tưởng truyền thống Trung Quốc để đạt được bước phát triển. 2. Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc Phần lớn các ý kiến đều cho rằng đạo Phật truyền từ Trung Quốc sang bán đảo Hàn Quốc, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đạo Phật theo hệ phái Đại thừa Trung Quốc. Cho tới nay, đạo Phật đã tồn tại ở Hàn Quốc khoảng 1600 năm và trong suốt giai đoạn lịch sử đó, đạo Phật đã hình thành truyền thống sâu sắc và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng cho Hàn Quốc. 3. Phật giáo Hàn Quốc hiện đại Sau chiến tranh thế giới thứ II kết thúc năm 1945 và cuộc chiến Nam-Bắc Hàn, Phật giáo Hàn Quốc đã phải đối diện với nhiều thách thức và đang dần thích nghi với cuộc sống của thế giới hiện đại. Từng bị lãng quên một thời gian dài nơi rừng sâu, nay đã trở lại sinh hoạt nơi thị thành. Nhiều chùa chiền đã được xây dựng, khôi phục, các hoạt động vì lợi ích cộng đồng được nhân rộng… Hiện nay ở Hàn Quốc có 18 tông phái Phật giáo khác nhau xuất phát từ bốn tông phái chính là Thiền tông, Mật tông, Pháp Hoa tông và Hoa Nghiêm tông. Tất cả đều theo truyền thống Phật giáo Đại thừa. Trong 18 tông phái trên, nổi bật và có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất là Thiền phái Tào Khê đã được thiền sư Tae-Go (Thái Cổ: 1301-1382) sáng lập. Riêng thiền phái này có 1632 ngôi chùa với chi nhánh ở khắp trong và ngoài nước, và có khoảng 18.000 tăng ni và khoảng 6.000.000 Phật tử. Phật giáo Hàn Quốc đã gắn liền với sự thịnh suy, thăng trầm của vận nước. Thế kỷ 20, từ khi đất nước Hàn Quốc đuổi giặc ngoại xâm giành lại nền độc lập, Phật giáo phải đối phó với nhiều thách thức thời đại mới. 4. Đặc điểm Phật giáo Hàn Quốc Thứ nhất, tôn giáo này là nền tảng tư tưởng của giai cấp thống trị trong quá khứ; Thứ hai, tôn giáo này đóng vai trò là tôn giáo phổ biến trong quần chúng nhân dân. 5. Vai trò của Phật giáo trong xã hội Hàn Quốc hiện đại. Trong suốt chiều dài lịch sử, ngay sau sự khẳng định vai trò của Nho giáo trong xã hội Hàn Quốc thì Phật giáo đã trở thành một tôn giáo gắn bó mật thiết với đời sống xã hội, tín ngưỡng, tâm linh của người dân xứ Hàn. Cho dù hiện nay Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia phát triển với vai trò quan trọng của đạo Tin lành. Nhưng thực chất đạo Tin lành mới chỉ có mặt ở Hàn quốc từ nửa đầu thế kỷ thứ XIX với sự xuất hiện của nhà truyền giáo tin lành đầu tiên trên bán đảo này. Phật giáo đối với lối sống người dân Hàn Người dân Hàn Quốc học từ Phật giáo tinh thần thiểu dục và trai giới, không phải sự tìm kiếm giàu có mà đó là cách giải quyết hiệu quả nhất đối với dục vọng con người. Phật giáo với truyền thống học tập và phát triển tri thức Ngay từ đầu, Phật giáo đã khơi nguồn cảm hứng theo đuổi tri thức và mang đến chương trình giáo dục hệ thống. Trong xã hội Hàn Quốc xưa và thời trung cổ, các nhà tri thức Phật học dẫn đầu các sinh hoạt học thuật, làm nên sự đóng góp rất quan trọng đối với trình độ phát triển tri thức tiên tiến của quốc gia. Với sự ra đời của triều đại Joseon, những người theo Tân Khổng giáo nắm giữ vị trí hàng đầu trong nghiên cứu học thuật và giáo dục, trong khi các tăng, ni lại bị coi là tầng lớp thấp kém nhất, cùng với pháp sư và thương nhân. Tuy nhiên, Phật giáo đã biết kiểm soát để tồn tại, một trong những minh chứng đó là các tự viện vẫn giữ lại truyền thống giáo dục và đào tạo tri thức. Đặc biệt là trong hai thập kỉ cuối, xu hướng học thuật khôi phục truyền thống học tập chống lại sự xuất hiện của lối học tập nghiên cứu hiện đại phương Tây. Phật giáo với nghệ thuật Phật giáo truyền cảm hứng không chỉ đến các sinh hoạt tri thức mà còn tới hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở nhiều thể loại khác nhau. Người nghệ sĩ thể hiện cảm hứng nghệ thuật và những hiểu biết của mình thông qua các hình thức nghệ thuật, như các bức tượng, phù điêu, hội họa, tác phẩm điêu khắc, kiến trúc đền chùa, kỹ thuật đúc chuông, âm nhạc, vũ điệu v.v và v.v... Tuy chỉ một tỷ lệ nhỏ các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo còn tồn tại sau sự tàn phá của chiến tranh hay sự huỷ hoạt của phong hóa tự nhiên, nhưng khoảng 80% trong tổng số di sản văn hóa được chỉ định là kho báu quốc gia được công nhận là đồ tạo tác Phật giáo ở Hàn Quốc.