Phân tích việc lựa chọn ảnh trong các bài báo dựa trên nguyên tắc hoạt động và chức năng của báo chí?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Mỗi năm vào dịp 2/9, 30/4, 27/7, 14/3,… toàn Đảng, toàn dân đều thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình đối với các anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập của dân tộc. Tại những địa điểm làm lễ tưởng niệm, các nhà báo, phóng viên viết nên những bài báo, những phóng sự phát đi mọi miền tổ quốc, thậm chí lan truyền sang cả cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên khi nhiều nhà báo, phóng viên viết bài, làm phóng sự đã vấp phải một vấn đề nghiêm trọng là quên đi một vài chức năng của báo chí, không tuân theo một vài nguyên tắc của hoạt động báo chí. Cụ thể ở đây là việc chọn hình ảnh, chọn cảnh quay, chọn video trong các tin bài về các nghi lễ tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ. Một số nhà báo rõ ràng chưa nắm vững hoặc chưa tuân theo các quy tắc của hoạt động báo chí. Khi viết một bài báo họ chỉ truyền tải một thông điệp duy nhất, chú trọng vào một chủ đề mà lãnh đạo giao cho, chưa có sự truyền thông liên kết, đa chiều, có sự đan xen, lồng ghép ngầm các vấn đề. Nếu một bài báo chỉ có giá trị về A mà chưa có giá trị về mặt B đã là không thành công, ở đây bài báo chỉ có giá trị về mặt A lại hỏng giá trị về mặt B thì đúng là thất bại hoàn toàn, không có giá trị truyền thông. Trong một bài báo câu chữ phải rất thật trọng, diễn đạt dễ hiểu, trung thực, khách quan thì hình ảnh còn phải tinh tế hơn nhiều lần vì hình ảnh có tính tương tác, để lại dấu ấn mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, nhiều độc giả chỉ đọc lướt và xem hình ảnh là chính. Do đó hình ảnh lựa chọn không phù hợp dễ dẫn đến những hiểu lầm, hiểu sai bản chất của sự việc Trong một số bài báo, chức năng giáo dục, tư tưởng chưa được thể hiện. Người Việt hiểu với nhau thả hoa, trái cây, bánh kẹo, thuốc lá trên biển là muốn gửi gắm tình yêu thương đối với những người ở thế giới bên kia nhưng với những người nước ngoài không hiểu tín ngưỡng thờ cúng này thì lại là một hoạt động văn hóa không mấy thân thiện với môi trường. Trên thực tế người Việt hiện đại cũng biết việc thả những vật cúng, tế lễ ra sông, biển rất có hại với môi trường, đang dần hạn chế hoạt động đó. Báo chí nhiều lần nói về việc thả các vật cúng, tế ra sông nhằm mục đích hạn chế hoạt động này. Tới đây có thể thấy vấn đề rất lớn mà báo chí đang vấp phải là truyền thông không nhất quán. Một chiến dịch truyền thông không thể thành công khi đặt riêng rẽ mà phải đặt trong một chỉnh thể có nghĩa là viết bài báo nhằm mục đích hạn chế hoạt động thả các vật tế lễ ra sông biển thì những bài báo khác viết về vấn đề tưởng nhớ các vị anh hùng không nên đăng ảnh toàn quân toàn dân thả những vòng hoa, mân quả rất lớn xuống biển. Tóm lại truyền thông là một công việc yêu cầu sự khéo léo, nắm bắt vấn đề nhanh nhạy, tỉnh táo trong mội hoàn cảnh. Các nhà báo tương lai cần có định hướng tư tưởng đúng đắn, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên đọc, viết, tham khảo, học tập , nhận xét, đánh giá thật nhiều để khi cần bút viết, lựa chọn ảnh cho bài viết không vướng phải những sai lầm, những thiếu sót.
Trả lời
Mỗi năm vào dịp 2/9, 30/4, 27/7, 14/3,… toàn Đảng, toàn dân đều thể hiện tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn của mình đối với các anh hùng, liệt sỹ đã ngã xuống vì hòa bình, độc lập của dân tộc. Tại những địa điểm làm lễ tưởng niệm, các nhà báo, phóng viên viết nên những bài báo, những phóng sự phát đi mọi miền tổ quốc, thậm chí lan truyền sang cả cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên khi nhiều nhà báo, phóng viên viết bài, làm phóng sự đã vấp phải một vấn đề nghiêm trọng là quên đi một vài chức năng của báo chí, không tuân theo một vài nguyên tắc của hoạt động báo chí. Cụ thể ở đây là việc chọn hình ảnh, chọn cảnh quay, chọn video trong các tin bài về các nghi lễ tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ. Một số nhà báo rõ ràng chưa nắm vững hoặc chưa tuân theo các quy tắc của hoạt động báo chí. Khi viết một bài báo họ chỉ truyền tải một thông điệp duy nhất, chú trọng vào một chủ đề mà lãnh đạo giao cho, chưa có sự truyền thông liên kết, đa chiều, có sự đan xen, lồng ghép ngầm các vấn đề. Nếu một bài báo chỉ có giá trị về A mà chưa có giá trị về mặt B đã là không thành công, ở đây bài báo chỉ có giá trị về mặt A lại hỏng giá trị về mặt B thì đúng là thất bại hoàn toàn, không có giá trị truyền thông. Trong một bài báo câu chữ phải rất thật trọng, diễn đạt dễ hiểu, trung thực, khách quan thì hình ảnh còn phải tinh tế hơn nhiều lần vì hình ảnh có tính tương tác, để lại dấu ấn mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, nhiều độc giả chỉ đọc lướt và xem hình ảnh là chính. Do đó hình ảnh lựa chọn không phù hợp dễ dẫn đến những hiểu lầm, hiểu sai bản chất của sự việc Trong một số bài báo, chức năng giáo dục, tư tưởng chưa được thể hiện. Người Việt hiểu với nhau thả hoa, trái cây, bánh kẹo, thuốc lá trên biển là muốn gửi gắm tình yêu thương đối với những người ở thế giới bên kia nhưng với những người nước ngoài không hiểu tín ngưỡng thờ cúng này thì lại là một hoạt động văn hóa không mấy thân thiện với môi trường. Trên thực tế người Việt hiện đại cũng biết việc thả những vật cúng, tế lễ ra sông, biển rất có hại với môi trường, đang dần hạn chế hoạt động đó. Báo chí nhiều lần nói về việc thả các vật cúng, tế ra sông nhằm mục đích hạn chế hoạt động này. Tới đây có thể thấy vấn đề rất lớn mà báo chí đang vấp phải là truyền thông không nhất quán. Một chiến dịch truyền thông không thể thành công khi đặt riêng rẽ mà phải đặt trong một chỉnh thể có nghĩa là viết bài báo nhằm mục đích hạn chế hoạt động thả các vật tế lễ ra sông biển thì những bài báo khác viết về vấn đề tưởng nhớ các vị anh hùng không nên đăng ảnh toàn quân toàn dân thả những vòng hoa, mân quả rất lớn xuống biển. Tóm lại truyền thông là một công việc yêu cầu sự khéo léo, nắm bắt vấn đề nhanh nhạy, tỉnh táo trong mội hoàn cảnh. Các nhà báo tương lai cần có định hướng tư tưởng đúng đắn, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên đọc, viết, tham khảo, học tập , nhận xét, đánh giá thật nhiều để khi cần bút viết, lựa chọn ảnh cho bài viết không vướng phải những sai lầm, những thiếu sót.