Phân tích vai trò của thông tin đối với sự phát triển của kinh tế xã hội.
kiến thức chung
Từ giữa thế kỷ XX, nền sản xuất công nghiệp và kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, nhu cầu thông tin và xử lý thông tin bát đầu nảy sinh nhanh chóng. Sản xuất đòi hỏi thông tin, nhu cầu, giá cả và kỹ thuật đáp ứng kịp thời, do đó vai trò của thông tin ngày càng quan trọng. Nền kinh tế tri thức tác động mạnh mẽ sâu sắc đến kinh tế thế giới, tạo sự phát triển nhảy vọt trong phát triển lực lượng sản xuất. Nền kinh tế thế giới từ đây bước sang một giai đoạn mới: tri thức và thông tin trở thành yếu tố quyết định đối với sự phát triển của sản xuất, KHCN, trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và khoa học – kỹ thuật là điều kiện để nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế trong đó thông tin KHCN được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng của tiềm lực khoa học – kỹ thuật.
Thông tin là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh tế và sản xuất, vì:
Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi
Khuynh hướng thị trường ngày càng mở rộng
Các vật liệu sản xuất mới xuất hiện
Các thiết bị mới với tính năng kỹ thuật cao thay đổi
Các công nghệ mới được áp dụng
Thông tin giúp cho con người đổi mới, hoàn thiện các quy trình và phương pháp sản xuất hiện hành để phát triển kinh tế và nâng cao sức sản xuất. Khu vực thông tin đang dần trở thành một yếu tố xuất khẩu quan trọng. Trong nền kinh tế thông tin, thông tin và các dịch vụ liên quan đều có thể trở thành mặt hàng có khả năng xuất khẩu và nhập khẩu.
Trong xã hội thông tin, thông tin là yếu tố quan trọng làm tăng giá trị và hiệu quả sản xuất, có giá trị trao đổi và trở thành hàng hóa. Giá trị thông tin được đặc trưng bởi lợi ích kinh tế có được do sử dụng thông tin dưới mọi dạng dịch vụ cung cấp nội dung có thể truy cập, như: thư viện, bảo tàng,… Các mạng máy tính, các công nghệ truyền thông và viễn thông là những yếu tố chủ chốt có tính chiến lược vì thông qua chúng, nguồn nhân lực có kỹ năng sẽ tiến hành quá trình sản xuất thông tin và trao đổi các nguồn thông tin KHCN và kiến thức hiện được cho là nguồn lực trọng yếu đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi đất nước.
Trước tiên ta phải công nhận rằng thông tin là nguồn lực của sự phát triển xã hội. Ngày nay, cách mạng KHCN đang diễn ra với quy mô lớn và là nhân tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Trong khi KHCN đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội thì thông tin KHCN lại tạo nên những ưu thế về kinh tế và chính trị cho mỗi quốc gia. Nếu tiềm lực khoa học – kỹ thuật là điều kiện để nâng cao năng suất, hiệu quả của nền sản xuất xã hội thì thông tin KHCN được coi là yếu tố rất quan trọng của tiềm lực khoa học – kỹ thuật.
Thông tin xã hội được chia thành nhiều loại hình khác nhau: thông tin sinh hoạt thường ngày, thông tin báo chí, thông tin văn hóa, thông tin khoa học, thông tin kỹ thuật, thông tin công nghệ,… Theo chức năng xã hội các loại hình thông tin lại được phân chia thành hai loại: thông tin đại chúng và thông tin chuyên ngành.
Nhờ có thông tin mà có sức cạnh tranh tạo ra sản phẩm có giá thành thấp nhưng trình độ tiên tiến hơn trong mỗi sản phẩm. Thông tin là nền tảng phát triển KHCN: để có sản phẩm mang tính cạnh tranh phải đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm để phát triển sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp nói riêng và mỗi quốc gia nói chung. Mặt khác thông tin là tiền đề phát triển khoa học. Thông tin rút ngắn khoảng cách về thời gian và áp dụng cho cái mới. Thông tin giúp khoa học phát triển, là nền tảng để phát triển công nghệ mới, đổi mới sản phẩm và nâng cao cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ. Thông tin là nguồn lực kinh tế, là nguồn lực phát triển của mỗi quốc gia.
Trước đây, mọi nền kinh tế đều dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Việc sở hữu, sử dụng và khai thác thông tin đã và đang đem lại hiệu quả về kinh tế rất lớn cho đời sống xã hội đang phát triển không ngừng.
Thông tin đang trở thành cơ sở cho nhiều hoạt động xã hội. Khả năng truyền với tốc độ cao và khả năng đem lại ưu thế cho người dung tin, thông tin đã thực sự đi vào hoạt động tích cực cho các ngành, các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ sở giáo dục đào tạo, hoạt động xuất bản, tiếp thị và hoạt động chính trị.
VD: Mối quan tâm của xã hội đối với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài ngyên thiên nhiên đã được mở rộng, đặc biệt trong việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trong thiết chế xã hội, giáo dục được cho là hoạt động xã hội nhằm thực hiện chức năng chuyển giao thông tin giữa các thế hệ. Do đó, giáo dục là nhân tố hàng đầu của sự phát triển. Nguồn thông tin trước hết là những kho tài liệu, các hoạt động khai thác và phát triển tri thức từ hoạt động thông tin – thư viện và các hoạt động giảng dạy, học tập, tự đào tạo có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục, truyền tải tri thức, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người. Thông tin đúng đắn và chính xác đem lại trật tự và sự ổn định của tổ chức giáo dục và đời sống cộng đồng, nâng cao đời sống xã hội của mỗi quốc gia.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Linh Nguyễn