Phân tích thuật ngữ Local Government và Self – Government?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Local government: Chính quyền địa phương Chính quyền địa phương là một hình thức của hành chính công, được phần cấp thành các cấp bậc chính quyền trong một nhà nước nhất định. Thuật ngữ này được sử dụng để đối chiếu với các văn phòng ở cấp nhà nước, được gọi là chính quyền trung ương, chính phủ quốc gia, hoặc (nếu phù hợp) của chính phủ liên bang và cũng để chính quyền siêu quốc gia trong đó giao dịch với các tổ chức quản lý giữa các quốc gia. Chính quyền địa phương hoạt động trong quyền hạn được giao của pháp luật hoặc chỉ thị của các cấp chính quyền cao hơn. Các tổ chức chính quyền địa phương bao gồm nhà nước, tỉnh, khu vực , quận, quận, huyện, thành phố, thị trấn, thị xã. Theo Oxford Advanced Learner’s Dictionary “ Local Government - the organization that is responsible for the government of a local area and for providing services” nghĩa là: Chính quyền địa phương là những tổ chức có trách nhiệm đối với chính phủ của một khu vực địa phương và các dịch vụ cung cấp. Theo một cách nhìn khác, đã từ xa xưa, nhà nước nào cũng phải tiến hành việc quản lý ở địa phương. Không nhà nước nào chỉ thực hiện quyền lực nhà nước của mình ở một chỗ, nơi toạ ngự của các cơ quan nhà nước trung ương. Ngoại trừ một số nước nhỏ, ví dụ, Singapore, CQĐP là thiết chế tất yếu được hình thành trong tổ chức bộ máy nhà nước để quản lý các vấn đề ở địa phương. Hiện nay, trong khoa học pháp lý thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về vị trí vai trò của CQĐP. Có quan điểm cho rằng, CQĐP được xem xét “như là một cành quyền lực thứ tư, chỉ phụ thuộc vào pháp luật và chịu sự xét xử của toà án, không trực thuộc chính phủ và các cơ quan của chính phủ kể cả từ trung ương lẫn địa phương” Tổ chức chính quyền địa phương phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng trước hết phụ thuộc vào việc hình thành ra các lãnh thổ hành chính trực thuộc. Các đơn vị lãnh thổ địa phương trên thế giới hiện nay được hình thành theo hai nguyên tắc cơ bản: tự nhiên và nhân tạo. Lãnh thổ hành chính tự nhiên tức là lãnh thổ hình thành một cách tự nhiên. Nhà nước phải công nhận các ranh giới hình thành một cách tự nhiên theo các đặc điểm dân cư, địa lý, phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá và lịch sử... Đó là các cộng đồng dân cư bền vững, nhà nước buộc phải thừa nhận trong quá trình thực hiện sự cai trị - quản lý của mình trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Ví dụ như các commun của các nước phương Tây; xã, làng ở các nước phương Đông (Việt Nam...), các thành phố, cho dù những thành phố rất lớn, rất đông dân, cũng như những thành phố rất nhỏ cả về mặt dân cư, lẫn lãnh thổ trực thuộc... Đối với các lãnh thổ hành chính nhân tạo, việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương chủ yếu để thực hiện chức năng quản lý. Nhiều nền hành chính hiện nay đã bỏ qua những ranh giới “cổ truyền”, kể cả những ranh giới chính trị, trong việc thi hành các nhiệm vụ mới. Một số các khu vực lãnh thổ hành chính được thành lập để thực hiện các công việc hành chính được thuận lợi hơn. Ví dụ, như các khu bầu cử, khu tư pháp, khu thu thuế, khu cảnh sát, khu phòng hoả, khu học đường...  Mô hình CQĐP theo cấp chính quyền. Theo tiêu chí các cấp CQĐP, có thể chia các cấp CQĐP thành bốn cấp như Camerun, Senegan; ba cấp như Italia, Ấn Độ,...; hai cấp như Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản, Costa-Rica... Thậm chí có nhà nước tổ chức CQĐP năm cấp như của Pháp. Cấp thấp nhất của CQĐP thường được tổ chức ở những cộng đồng cư dân thành phố, làng, thôn... Cấp đơn vị hành chính trung gian thường được tổ chức ở trên các cấp cơ sở (cấp thấp nhất), và dưới cấp trung ương. Đó là các tỉnh, vùng như ở Nhật, Italia... Không phải ở tất cả các cấp chính quyền trên đều phải tổ chức ra các cơ quan đại diện. Cấp vùng, quận, huyện của Pháp và của Cộng hoà liên bang Đức không tổ chức cơ quan đại diện của cộng đồng cư dân. Ở nước Pháp và ở một số nước khác đã lâu hình thành một quan điểm cho rằng, các cơ quan đại diện của cộng đồng cư dân chỉ được, hay là thường được tổ chức ở các đơn vị hành chính tự nhiên, hơn là ở các đơn vị hành chính nhân tạo, nhưng ở Pháp, kể từ khi có Luật Chính quyền địa phương năm 1982, quan điểm trên đã không còn được áp dụng một cách tuyệt đối như trước đây, ngay cả ở những đơn vị hành chính nhân tạo cũng có quyền được thành lập các cơ quan đại diện. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, nhiệm vụ của chính quyền trung ương và CQĐP được phân quyền rõ rệt. Từ sự phân quyền đó, hoạt động của CQĐP chỉ trực thuộc pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Một số nước, để giải quyết vấn đề sắc tộc và vấn đề đặc thù truyền thống của một số vùng dân cư đặc biệt, nhà nước hình thành ra các đơn vị hành chính tự trị. Về nguyên tắc, các đơn vị hành chính tự trị cũng có địa vị pháp lý gần như các đơn vị hành chính thường tương đương, nhưng có thêm phần tự chủ của đơn vị hành chính tự trị, có thể có luật lệ riêng và có cơ quan tư pháp riêng. Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau trong hệ thống CQĐP nhiều cấp được hình thành dần, sau đó được nhà nước quy định thành các quy phạm của pháp luật. Trong đó, rất đáng chú ý là quan hệ kiểm tra của cấp cao hơn đối với cấp thấp hơn. Ví dụ, Điều 124 của Hiến pháp Italia quy định quan chức đại diện của chính quyền trung ương tại các vùng lãnh thổ có trách nhiệm lãnh đạo và điều phối mọi hoạt động quản lý của nhà nước trên phạm vi lãnh thổ của vùng. Với cấp tỉnh, tỉnh trưởng do cấp trên cử về, có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của CQĐP trực thuộc và có trách nhiệm kiểm tra quá trình quản lý tư pháp, cảnh sát, và hoạt động của mạng lưới đường sắt... Ở Ấn Độ, các trưởng vùng do chính phủ tiểu bang bổ nhiệm có quyền lãnh đạo trực tiếp các vùng; ở dưới vùng, các huyện do phó trưởng vùng được trưởng vùng bổ nhiệm, sau khi có ý kiến của chính phủ cấp trên. CQĐP được tổ chức và hoạt động - xét về mặt nào đó - gần giống như của chính quyền nhà nước ở trung ương. Ở trên có cơ quan lập pháp do nhân dân trực tiếp bầu ra có quyền ban hành các văn bản luật, thì ở dưới cũng có cơ quan do nhân dân địa phương bầu ra có quyền ban hành các văn bản có tính quy phạm gần như văn bản luật của cơ quan lập pháp cấp trên. Ở trên có cơ quan tổ chức thi hành các văn bản của cơ quan lập pháp, thì ở phía dưới cũng có những cơ quan tổ chức thi hành, hay là theo dõi việc thi hành các văn bản do cơ quan đại diện của nhân dân trực tiếp bầu ra ban hành. Điểm khác lớn đáng chú ý nhất ở đây là phạm vi hoạt động của CQĐP chỉ trên vùng lãnh thổ địa phương và trong phạm vi lãnh thổ địa phương không có hệ thống các cơ quan xét xử riêng rẽ của mình, trừ trường hợp đặc biệt của các đơn vị hành chính tự trị.  Mô hình CQĐP căn cứ vào mối quan hệ giữa trung ương và địa phương Theo đó, trên thế giới hiện nay có ba mô hình tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương: Thứ nhất, là mô hình của các nhà nước trong hệ thống pháp luật Ănglê Sắc xông (Anh, Mỹ, Canada..), ở đây, nhà nước áp dụng cơ chế phân quyền một cách đầy đủ nhất. Đặc điểm cơ bản là CQĐP không có sự trực thuộc và bảo trợ của cấp trên. Mọi cấp chính quyền đều trực thuộc pháp luật. Khi có tranh chấp, vấn đề được giải quyết bằng hoạt động xét xử của toà án. Thứ hai, là sự kết hợp giữa hai cơ chế phân quyền và tản quyền cho các nước thuộc hệ thống Continhental như Pháp, Đức ... Đặc điểm là ngoài việc bảo trợ của cấp trên, CQĐP còn chịu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của đại diện trung ương được cử về địa phương, thuở ban đầu là trực tiếp quản lý lãnh thổ địa phương theo các quyết định của cấp trên, sau dần dần lại trở thành người giám sát địa phương của cấp trên. Nước Pháp là một trong những nhà nước có tổ chức CQĐP theo kiểu này từ rất xa xưa, trong thời kỳ phong kiến và cách mạng tư sản, nhưng nay, họ đã có một số thay đổi bằng cuộc cải cách CQĐP tiến hành năm 1982 và kết thúc bằng đạo luật về CQĐP năm 1982. Theo đó, không một lãnh thổ nào chịu sự bảo trợ của chính quyền cấp trên, trừ một số lĩnh vực hãn hữu được quy định trong luật như: giáo dục, y tế, giao thông... Thứ ba, mô hình CQĐP của Nhà nước Xô viết cùng các nước XHCN trước đây (trước cải tổ). CQĐP không những được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của cấp trên, giữa chính quyền cấp trên đối với cấp dưới, giữa trung ương với địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ mà còn chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của cấp uỷ đảng địa phương và của cơ chế tập trung bao cấp. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương một số nước 1. Mô hình CQĐP nước Anh Đặc điểm rõ rệt của mô hình là trung ương không phải là cơ quan quản lý cấp trên đối với địa phương, không điều khiển địa phương. Các cấp CQĐP được độc lập, không có sự trực thuộc lẫn nhau. Trong phạm vi quyền hạn của mình, các chính quyền đều có quyền tổ chức hoạt động chỉ phụ thuộc vào pháp luật mà không phụ thuộc vào bất cứ một sự chỉ đạo nào của cấp trên. Trong trường hợp có mâu thuẫn, tranh chấp hoặc có hiện tượng vi phạm pháp luật sẽ chịu sự phân giải của toà án. Đây là mô hình dân chủ hơn cả, CQĐP có khả năng và điều kiện phát huy được quyền chủ động của mình, không có sự bảo trợ nào của chính quyền cấp trên, cũng như của cả chính quyền trung ương. Trong trường hợp hãn hữu gặp khó khăn về tài chính, CQĐP được sự trợ giúp của chính quyền trung ương. Một khi đã nhận sự trợ giúp về mặt kinh tế của trung ương, ít nhiều CQĐP phải chịu sự chỉ đạo của chính quyền trung ương. Trong trường hợp không chịu sự chỉ đạo của trung ương, thì lẽ đương nhiên các khoản viện trợ kinh phí sẽ bị giảm bớt, thậm chí là cắt hẳn. Điều đặc biệt ở CQĐP Anh quốc là có nơi chỉ có các cơ quan đại diện, mà không có cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định do cơ quan đại diện ban hành kiểu như Ủy ban nhân dân của Việt Nam hiện nay. Hội đồng địa phương vừa làm cả chức năng của Hội đồng nhân dân lẫn chức năng của Uỷ ban nhân dân. Các hội đồng địa phương ở Anh thường thành lập rất nhiều các ban của mình để quản lý và điều hành công việc. Chính vì vậy mà có học giả gọi CQĐP ở nước này là “Nhà nước của các ban” hay “điều hành bằng các ban”. 2. Mô hình CQĐP Mỹ Mô hình hành chính địa phương của Nhà nước Mỹ áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách đậm đặc nhất. Địa phương ở Mỹ quốc được toàn quyền giải quyết các công việc của mình mà không cần thiết có sự bảo trợ từ trung ương. Sự phục tùng trung ương, cũng như việc giám sát trung ương đối với địa phương chủ yếu bằng pháp luật và thông qua hoạt động xét xử của toà án. Việc phân quyền tuyệt đối được thể hiện trước hết bằng việc các địa phương thoải mái trong việc lựa chọn các mô hình tổ chức và hoạt động của mình. Hiện nay, nước Mỹ có tới 4 mô hình tổ chức: Hội đồng và Thị trưởng mạnh; Hội đồng và thị trưởng yếu; Ban quản đốc cùng với Hội đồng do dân bầu ra; và Uỷ ban và Hội đồng cùng do dân bầu ra. Khi soạn thảo Hiến pháp năm 1787, các nhà lập hiến Mỹ đã không đả động đến hệ thống chính quyền đa cấp và đa dạng này. Trong khi vẫn coi cơ cấu quốc gia là quan trọng nhất, họ đã khôn khéo thừa nhận sự cần thiết của một loạt các cấp chính quyền có quan hệ trực tiếp hơn đến dân chủ và thích ứng một cách nhạy bén hơn với các nhu cầu của họ. Do vậy, các chức năng như quốc phòng, quản lý tiền tệ và các quan hệ đối ngoại, chỉ có thể kiểm soát bằng một chính quyền mạnh. Nhưng những vấn đề khác, như hệ thống vệ sinh, giáo dục và giao thông vận tải địa phương, thì chủ yếu thuộc phạm vi quyền hạn của địa phương. Trên nguyên tắc, nhà nước pháp quyền là nhà nước mà quan hệ giữa chính quyền trung ương và CQĐP là không có sự bảo trợ. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà các chủ thể quản lý phải chịu trách nhiệm. Không có một chủ thể nào trong nhà nước pháp quyền lại phải chịu trách nhiệm cho một chủ thể khác và ngược lại, cũng không thể có một một chủ thể nào trong nhà nước pháp quyền lại nhờ một chủ thể khác chịu trách nhiệm thay mình. Các địa phương, CQĐP phải chịu trách nhiệm về những tổ chức và hoạt động của mình theo quy định đúng của pháp luật, đành rằng pháp luật ở đây phải là pháp luật của nhà nước pháp quyền. Những biểu hiện mối quan hệ trên dưới, báo cáo của chính quyền cấp dưới đối với cấp trên; hướng dẫn của cấp trên đối với cấp dưới trong mô hình của nhà nước pháp quyền là không cần thiết, không tồn tại. Xét về mặt tổ chức, CQĐP nên là tự quản. Cấp dưới có quyền của cấp dưới, cấp trên có quyền của cấp trên và được ghi nhận trong luật. Cấp dưới chỉ thực hiện quyết định của cấp trên trong những trường hợp pháp luật quy định và kèm theo các điều kiện về cung cấp nguồn kinh phí và chịu sự chỉ đạo. Chính quyền, dù là ở cấp trên hay ở cấp dưới, thì đều phải theo luật mà thực hiện. Đó có thể xem là sự thể hiện trực tiếp nhất quan niệm nhà nước pháp quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tất nhiên, đây cũng là một trong những cơ sở cho việc xác định về sự tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền nhà nước ở địa phương cũng như của nhân dân địa phương. Tổ chức chính quyền như vậy, có thể sẽ dẫn tới việc nhân dân địa phương tổ chức CQĐP theo ý chí của họ, từ đó, có các cách tổ chức CQĐP đa dạng. Những giới hạn của việc lựa chọn cách tổ chức CQĐP nào sẽ được ghi nhận trong luật, nhưng quan trọng hơn là tổ chức CQĐP có khả năng phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân và quản lý bảo đảm việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Người dân địa phương sẽ quyết định nên tổ chức chính quyền như thế nào Self – Government Theo từ điển Cambridge, “Self-government – the control of a country or an area by the people living there, or the control of an organization by a group of people independent of central or local government” Có nghĩa là “Self-government – sự điều hành của những người dân sống ở một đất nước hay một khu vực nào đó, hay do một nhóm người tự do có tổ chức của chính quyền trung ương hay địa phương” - Theo Oxford Advanced Learner’s Dictionary: “Self-government – government of a country by its own people, especially after having been a colony” . Tạm dịch “Tự trị - Sự cai trị của những người dân trong một quốc gia, đặc biệt khi có thuộc địa” Self-government có những điểm chung: Một là về phạm vi không gian: Là vùng lãnh thổ của một quốc gia hay một vùng miền (tỉnh, huyện, thành phố) Hai là người điều hành: Những người dân trực tiếp sống trên phạm vi đó Ba là thẩm quyền: Giải quyết các vấn đề nằm trên phạm vi đó: Thuế các loại hàng hóa, an sinh xã hội, kinh tế, giáo dục, y tế, quyền hạn của cảnh sát...  Các đặc trưng cơ bản của Self Government - Vùng/lãnh thổ được quản lý/điều hành bởi một cơ quan dân cử. Không cần biết đây là vùng hay lãnh thổ của cả quốc gia, mỗi vùng tự trị đó đều được quản lý/điều hành bởi một cơ quan dân cử. Cơ quan này được nhân dân ở vùng đó bầu ra, phục vụ lợi ích của nhân dân - Vùng tự trị có những thẩm quyền riêng và được tự quyết trong phạm vi thẩm quyền đó. Nói về tự trị nghĩa là nói về tự quyết trong phạm vi nào đó. Cũng như thế, mỗi vùng tự trị cũng có những thẩm quyền tự quyết riêng biệt, phù hợp và đem lại lợi ích cho các nhân dân trong vùng, miễn sao không trái với luật pháp của chính quyền Trung Ương. Thẩm quyền của địa phương được quy định trong Hiến pháp hay do các đạo luật chi tiết. Hiến pháp Liên bang thường liệt kê những nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên. Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được liệt kê thì nhà nước thành viên không được giải quyết. Hiến pháp Trung Quốc dành cho khu tự trị (Mông Cổ, Tây Tạng, Quảng Tây): “Các khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị thực hiện chức năng cơ quan Nhà nước địa phương theo quy định [...] có thể thực hiện quyền tự trị theo quy định Hiến pháp, pháp luật khu tự trị và các quy định pháp luật khác, căm cứ theo tình hình thực tế tại địa phương quán triệt thi hành pháp luật và chính sách nhà nước” (Trích điều 115 Hiến pháp Trung Quốc) - Vùng tự trị có thể là lãnh thổ một quốc gia, đặc khu hành chính, bên ngoài quốc gia (lãnh thổ hải ngoại), vùng, tỉnh, châu, huyện, đạo hay thuộc thẩm quyền quốc gia. Đây là một đặc trưng nổi bật của Self-government để phân biệt với Local Self-government. Nếu chính quyền tự quản địa phương bắt buộc phải là một vùng nằm trong lãnh thổ của quốc gia đó thì chính quyền tự quản không nhất thiết là phải nằm trong quốc gia đó. Ví dụ, Đảo Norfork là vùng tự trị của Úc (lãnh thổ bên ngoài); Nunavut là tỉnh bang tự trị của Canada; Saint Martin, Saint Barthélemy là lãnh thổ hải ngoại của Pháp,... Self Government ở một số quốc gia Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, Self-government được xem là một trong ba lý tưởng chính trị (ngoài ra còn có Tự do và công bằng) . “Mayflower Compact” được xem là văn bản đầu tiên của Hoa Kỳ xác lập ý tưởng xã hội tự quản. Chính văn bản này cùng với việc chung một ý tưởng về tự do của những con người đến với vùng đất này đã làm cơ sở cho chính quyền tự trị ra đời. Samuel Huntington cho rằng ý tưởng đó thể hiện “các nguyên tắc tự do, bình đẳng, chủ nghĩa cá nhân, chính quyền thay mặt cho nhân dân và sở hữu tư nhân”, “là sự sáng tạo độc đáo của văn hóa Tin lành” Hơn 150 năm sau, nó được ghi vào Tuyên ngôn Độc lập rồi Lời nói đầu (Preamble) Hiến pháp Mỹ. Lý tưởng ấy của người Mỹ được xem như mới mẻ nhất so với thời kỳ bấy giờ trên thế giới. Một lý tưởng về tự do, bình đẳng, một niềm tin là chính quyền sinh ra là để làm đầy tớ của dân, do dân và vì dân. Đây chính là một xã hội tự quản – một chính quyền tự trị của người Mỹ. Để có một chính quyền tự trị như bây giờ, nước Mỹ đã trải qua những cuộc chiến lịch sử về chính quyền tự trị. Ví dụ như chính quyền tự trị của bang Franklin năm 1784, tách riêng từ 4 hạt phía Tây Sullivan, Spencer, Washington, Greeene khỏi Bắc California và lập thành bang riêng (đầu tiên là bang Frankland sau thành Franklin nhằm lôi kéo sự ủng hộ của một trong những người thành lập nước Mỹ bấy giờ Benjamin Franklin). Dù không đủ số phiếu ủng hộ nhưng bang Franklin vẫn tự mình hoạt động độc lập, có tòa án, tuyển công chức, kinh tế hàng hóa,... Tuy nhiên, năm 1789, bang này cũng đã quay trở lại bang Bắc California vì nhận ra như thế mới thực sự tốt đẹp và có lợi ích chung. Sau này, Franklin trở thành một phần của bang Tennesssee. Ngoài bang Franklin còn có bang McDonald, hiệp hội Watauga, Bang Deseret, lãnh thổ Jefferson, lãnh thổ Nataqua,... Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang nằm trong hệ thống Liên bang Hoa Kỳ. Chính quyền bang cũng giống chính quyền Liên bang, có ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp (Trừ bang Nebraska có 1 cơ quan lập pháp đơn). Mỗi bang sẽ có những mối quan tâm riêng nằm trong khuôn khổ đường biên giới mỗi bang và được Hiến pháp quy định riêng cho từng bang, miễn không mâu thuẫn với Hiến pháp Liên bang. Người điều hành cao nhất ở mỗi bang là thống đốc, do dân bầu chọn, nhiệm kỳ 4 năm. Và quyền lực tối cao thuộc về dân chúng. Bên cạnh đó còn có chính quyền thành phố với những đặc quyền nhất định, chính quyền phân khu, chính quyền thị trấn và làng xã với cơ quan đứng đầu là hội đồng. Ngoài những chính quyền tự trị nằm trong lãnh thổ, Hoa Kỳ còn có 1 số vùng tự trị nằm bên ngoài, không có một số đặc quyền như các bang, là Puerto Rico, Quần đảo Bắc Mariana, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Guam, Samoa. Nổi bật nhất là Puerto Rico, đang là một trong những vùng được xem như “tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ” . Puerto Rico chỉ được phép có một đại biểu không có quyền biểu quyết (non-voting delegate) . Thước đo của một chính quyền là việc chính quyền đó phục vụ dân tốt đến mức nào trong tất cả mọi hoàn cảnh, cả thuận lợi và bất lợi, trong thời kỳ hòa bình và ổn định, cũng như trong thời kỳ khủng hoảng quốc gia . Hệ thống chính quyền tự trị Hoa Kỳ đã có thể đáp ứng khá tốt tiêu chuẩn trên. Chính quyền Hoa Kỳ vẫn đại diện cho dân và bảo vệ quyền tự do, bảo vệ lý tưởng xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển đến tận ngày nay. Câu 2: Nghiên cứu Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 Chính quyền địa phương ở nước ta là một bộ phận hợp thành của chính quyền Nhà nước thống nhất của nhân dân, bao gồm các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra (HĐND) và các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước này theo qui định của pháp luật (UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND …), nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 tổ chức chính quyền địa phương ở cácđơn vịhành chính cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân vàỦy bannhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Ủy bannhân dân hoạt động theo chế độ tập thểỦy bannhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịchỦy bannhân dân. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị củaỦy banthường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân,Ủy bannhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân,Ủy bannhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân,Ủy bannhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc.Ủy banthường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này. Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Cơ cấu tổ chức củaỦy bannhân dân tỉnh. Ủy bannhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy bannhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch. Ủy viênỦy bannhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện. Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc.Ủy banthường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này. Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Cơ cấu tổ chức củaỦy bannhân dân huyện. Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy bannhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch. Ủy viênỦy bannhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộcỦy bannhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Cơ quan chuyên môn thuộcỦy bannhân dân huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm. Cơ cấu tổ chức củaỦy bannhân dân xã. Ủy bannhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy bannhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo các tiêu chí cơ bản sau: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; Quy mô dân số; Mật độ dân số; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc điểm của chính quyền địa phương ở nước ta Thứ nhất, chính quyền địa phương của nước ta là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền Nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở địa phương. Vì vậy tính Nhà nước là thuộc tính vốn có của chính quyền địa phương ở nước ta chứ không phải tính “phi nhà nước” như của các cơ quan tự quản địa phương của một số nước dựa trên cơ sở của quan điểm chính trị – pháp lý đã lỗi thời của phương Tây mà sách báo pháp lý ở những nước này đã phê phán . Tính quyền lực Nhà nước của chính quyền địa phương không chỉ xác định vị trí, tính chất pháp lý và vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất của nhân dân, mà còn xác định thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quyết định các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung, trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương nói riêng. Đặc biệt là giá trị pháp lý của các văn bản do chính quyền địa phương ban hành và thẩm quyền của các cơ quan chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật đối với tất cả các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân ở địa phương được qui định bởi tính quyền lực Nhà nước của các cơ quan chính quyền địa phương. Hai là, không phải mọi cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động ở địa phương, giải quyết các vấn đề phát sinh ở địa phương đều nằm trong cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương. Điều này không có nghĩa chỉ trừ có các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương (TAND và VKSND), mà còn bao gồm cả các cơ quan của các Bộ, Ngành trung ương đóng ở địa phương, ví dụ: Cục Hải quan, Sở ngoại vụ, Cục Thuế v.v… Vì những cơ quan này không do nhân dân địa phương thành lập ra dù trực tiếp hay gián tiếp, mà do các cơ quan Nhà nước ở trung ương thành lập và chỉ đạo hoạt động của chúng. Ba là, các cơ quan chính quyền địa phương về nguyên tắc phải do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, hoặc được thành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương theo qui định của pháp luật. Quan niệm phổ biến ở nước ta cho rằng khái niệm chính quyền địa phương chỉ gồm có: HĐND và UBND, hoặc ngoài HĐND và UBND còn có thêm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND . Câu 3: So sánh Local Government và Self – Government với quy định của Luật số 77/2015/QH13 Trên nguyên tắc, nhà nước pháp quyền là nhà nước mà quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là không có sự bảo trợ. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà các chủ thể quản lý phải chịu trách nhiệm. Không có một chủ thể nào trong nhà nước pháp quyền lại phải chịu trách nhiệm cho một chủ thể khác và ngược lại, cũng không thể có một một chủ thể nào trong nhà nước pháp quyền lại nhờ một chủ thể khác chịu trách nhiệm thay mình. Các địa phương, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về những tổ chức và hoạt động của mình theo quy định đúng của pháp luật, đành rằng pháp luật ở đây phải là pháp luật của nhà nước pháp quyền. Đây là sự tương đồng của Local Govermnet và Luật tổ chức địa phương ở nước ta hiện nay, ở nhiều nước chính quyền địa phương được tổ chức phải tự chịu trách nhiệm về quyền hành, nhiệm vụ của mình ở địa phương đối với cấp trên. Khái niệm “quản lý địa phương” ở các nước TBCN được hiểu là một dạng hoạt động hành chính được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước do chính quyền cấp trên (Chính phủ) bổ nhiệm và các cơ quan tự quản địa phương do dân chúng địa phương bầu ra . Các cơ quan tự quản địa phương ở các nước TBCN bao gồm các cơ quan dân cử (Hội đồng tự quản) và các cơ quan chấp hành của nó. Trong khoa học pháp lý và thực tiễn pháp luật ở những nước này các cơ quan tự quản địa phương không được coi là các cơ quan Nhà nước, không nằm trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước của Nhà nước tư sản. Những người làm việc trong các cơ quan tự quản địa phương không được xếp vào đội ngũ công chức của Nhà nước. Ví dụ: Sau khi Liên Xô tan rã, chế độ Nhà nước XHCN Xô Viết sụp đổ, Cộng hòa Liên bang Nga và các nước cộng hòa cũ của Liên Xô đã phá vỡ chế độ Xô viết địa phương, thay vào đó là chế độ tự quản địa phương. Và mặc dù trong khoa học pháp lý ở Nga đã có sự phê phán quan điểm “phi Nhà nước của tự quản địa phương” mà chính quyền En-xin đưa ra, phê phán việc tước bỏ tính quyền lực Nhà nước của các Xô viết địa phương do dân bầu, cho đây là quan điểm chính trị pháp lý đã lỗi thời của phương Tây, nhưng cả Hiến pháp năm 1993 và cả Luật về tự quản địa phương năm 1995 (được sửa đổi, bổ sung năm 1996 và năm 1997) của CHLB Nga đều khẳng định “tính phi Nhà nước” của các cơ quan tự quản địa phương. Điều 12 Hiến pháp 1993 của CHLB Nga qui định: “Các cơ quan tự quản địa phương không nằm trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước”. Theo Luật về tự quản địa phương của CHLB Nga năm 1995 các cơ quan tự quản địa phương gồm: các cơ quan dân cử địa phương và các cơ quan chấp hành do các cơ quan dân cử ở địa phương bầu ra, hoặc do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra. Nhưng Điều 1 của Luật này qui định rõ: Các cơ quan của tự quản địa phương này… không nằm trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước. Đối với những người làm việc trong các cơ quan tự quản địa phương, theo Điều 21 của Luật về tự quản địa phương, gọi là “viên chức tự quản địa phương” chứ không được gọi là viên chức Nhà nước . Do tính “phi Nhà nước” của các cơ quan tự quản địa phương nên các văn bản quy phạm do các cơ quan này ban hành, khác với HĐND và UBND ở nước ta, không được gọi là văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, chúng thường được gọi là “quy chế”, “điều lệ”, “quy tắc tự quản của địa phương”. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ở địa phương, trong đó có hoạt động của các cơ quan tự quản địa phương thuộc về các cơ quan đại diện của các Bộ, ngành trung ương, của Chính phủ (hoặc đại diện toàn quyền của Tổng thống ở các vùng) , của viện công tố (hoặc viện kiểm sát) và tòa án ở địa phương.
Trả lời
Local government: Chính quyền địa phương Chính quyền địa phương là một hình thức của hành chính công, được phần cấp thành các cấp bậc chính quyền trong một nhà nước nhất định. Thuật ngữ này được sử dụng để đối chiếu với các văn phòng ở cấp nhà nước, được gọi là chính quyền trung ương, chính phủ quốc gia, hoặc (nếu phù hợp) của chính phủ liên bang và cũng để chính quyền siêu quốc gia trong đó giao dịch với các tổ chức quản lý giữa các quốc gia. Chính quyền địa phương hoạt động trong quyền hạn được giao của pháp luật hoặc chỉ thị của các cấp chính quyền cao hơn. Các tổ chức chính quyền địa phương bao gồm nhà nước, tỉnh, khu vực , quận, quận, huyện, thành phố, thị trấn, thị xã. Theo Oxford Advanced Learner’s Dictionary “ Local Government - the organization that is responsible for the government of a local area and for providing services” nghĩa là: Chính quyền địa phương là những tổ chức có trách nhiệm đối với chính phủ của một khu vực địa phương và các dịch vụ cung cấp. Theo một cách nhìn khác, đã từ xa xưa, nhà nước nào cũng phải tiến hành việc quản lý ở địa phương. Không nhà nước nào chỉ thực hiện quyền lực nhà nước của mình ở một chỗ, nơi toạ ngự của các cơ quan nhà nước trung ương. Ngoại trừ một số nước nhỏ, ví dụ, Singapore, CQĐP là thiết chế tất yếu được hình thành trong tổ chức bộ máy nhà nước để quản lý các vấn đề ở địa phương. Hiện nay, trong khoa học pháp lý thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về vị trí vai trò của CQĐP. Có quan điểm cho rằng, CQĐP được xem xét “như là một cành quyền lực thứ tư, chỉ phụ thuộc vào pháp luật và chịu sự xét xử của toà án, không trực thuộc chính phủ và các cơ quan của chính phủ kể cả từ trung ương lẫn địa phương” Tổ chức chính quyền địa phương phụ thuộc vào nhiều thứ, nhưng trước hết phụ thuộc vào việc hình thành ra các lãnh thổ hành chính trực thuộc. Các đơn vị lãnh thổ địa phương trên thế giới hiện nay được hình thành theo hai nguyên tắc cơ bản: tự nhiên và nhân tạo. Lãnh thổ hành chính tự nhiên tức là lãnh thổ hình thành một cách tự nhiên. Nhà nước phải công nhận các ranh giới hình thành một cách tự nhiên theo các đặc điểm dân cư, địa lý, phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá và lịch sử... Đó là các cộng đồng dân cư bền vững, nhà nước buộc phải thừa nhận trong quá trình thực hiện sự cai trị - quản lý của mình trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Ví dụ như các commun của các nước phương Tây; xã, làng ở các nước phương Đông (Việt Nam...), các thành phố, cho dù những thành phố rất lớn, rất đông dân, cũng như những thành phố rất nhỏ cả về mặt dân cư, lẫn lãnh thổ trực thuộc... Đối với các lãnh thổ hành chính nhân tạo, việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan địa phương chủ yếu để thực hiện chức năng quản lý. Nhiều nền hành chính hiện nay đã bỏ qua những ranh giới “cổ truyền”, kể cả những ranh giới chính trị, trong việc thi hành các nhiệm vụ mới. Một số các khu vực lãnh thổ hành chính được thành lập để thực hiện các công việc hành chính được thuận lợi hơn. Ví dụ, như các khu bầu cử, khu tư pháp, khu thu thuế, khu cảnh sát, khu phòng hoả, khu học đường...  Mô hình CQĐP theo cấp chính quyền. Theo tiêu chí các cấp CQĐP, có thể chia các cấp CQĐP thành bốn cấp như Camerun, Senegan; ba cấp như Italia, Ấn Độ,...; hai cấp như Đan Mạch, Phần Lan, Nhật Bản, Costa-Rica... Thậm chí có nhà nước tổ chức CQĐP năm cấp như của Pháp. Cấp thấp nhất của CQĐP thường được tổ chức ở những cộng đồng cư dân thành phố, làng, thôn... Cấp đơn vị hành chính trung gian thường được tổ chức ở trên các cấp cơ sở (cấp thấp nhất), và dưới cấp trung ương. Đó là các tỉnh, vùng như ở Nhật, Italia... Không phải ở tất cả các cấp chính quyền trên đều phải tổ chức ra các cơ quan đại diện. Cấp vùng, quận, huyện của Pháp và của Cộng hoà liên bang Đức không tổ chức cơ quan đại diện của cộng đồng cư dân. Ở nước Pháp và ở một số nước khác đã lâu hình thành một quan điểm cho rằng, các cơ quan đại diện của cộng đồng cư dân chỉ được, hay là thường được tổ chức ở các đơn vị hành chính tự nhiên, hơn là ở các đơn vị hành chính nhân tạo, nhưng ở Pháp, kể từ khi có Luật Chính quyền địa phương năm 1982, quan điểm trên đã không còn được áp dụng một cách tuyệt đối như trước đây, ngay cả ở những đơn vị hành chính nhân tạo cũng có quyền được thành lập các cơ quan đại diện. Ở nhiều nước, đặc biệt là các nước phát triển, nhiệm vụ của chính quyền trung ương và CQĐP được phân quyền rõ rệt. Từ sự phân quyền đó, hoạt động của CQĐP chỉ trực thuộc pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Một số nước, để giải quyết vấn đề sắc tộc và vấn đề đặc thù truyền thống của một số vùng dân cư đặc biệt, nhà nước hình thành ra các đơn vị hành chính tự trị. Về nguyên tắc, các đơn vị hành chính tự trị cũng có địa vị pháp lý gần như các đơn vị hành chính thường tương đương, nhưng có thêm phần tự chủ của đơn vị hành chính tự trị, có thể có luật lệ riêng và có cơ quan tư pháp riêng. Mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau trong hệ thống CQĐP nhiều cấp được hình thành dần, sau đó được nhà nước quy định thành các quy phạm của pháp luật. Trong đó, rất đáng chú ý là quan hệ kiểm tra của cấp cao hơn đối với cấp thấp hơn. Ví dụ, Điều 124 của Hiến pháp Italia quy định quan chức đại diện của chính quyền trung ương tại các vùng lãnh thổ có trách nhiệm lãnh đạo và điều phối mọi hoạt động quản lý của nhà nước trên phạm vi lãnh thổ của vùng. Với cấp tỉnh, tỉnh trưởng do cấp trên cử về, có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của CQĐP trực thuộc và có trách nhiệm kiểm tra quá trình quản lý tư pháp, cảnh sát, và hoạt động của mạng lưới đường sắt... Ở Ấn Độ, các trưởng vùng do chính phủ tiểu bang bổ nhiệm có quyền lãnh đạo trực tiếp các vùng; ở dưới vùng, các huyện do phó trưởng vùng được trưởng vùng bổ nhiệm, sau khi có ý kiến của chính phủ cấp trên. CQĐP được tổ chức và hoạt động - xét về mặt nào đó - gần giống như của chính quyền nhà nước ở trung ương. Ở trên có cơ quan lập pháp do nhân dân trực tiếp bầu ra có quyền ban hành các văn bản luật, thì ở dưới cũng có cơ quan do nhân dân địa phương bầu ra có quyền ban hành các văn bản có tính quy phạm gần như văn bản luật của cơ quan lập pháp cấp trên. Ở trên có cơ quan tổ chức thi hành các văn bản của cơ quan lập pháp, thì ở phía dưới cũng có những cơ quan tổ chức thi hành, hay là theo dõi việc thi hành các văn bản do cơ quan đại diện của nhân dân trực tiếp bầu ra ban hành. Điểm khác lớn đáng chú ý nhất ở đây là phạm vi hoạt động của CQĐP chỉ trên vùng lãnh thổ địa phương và trong phạm vi lãnh thổ địa phương không có hệ thống các cơ quan xét xử riêng rẽ của mình, trừ trường hợp đặc biệt của các đơn vị hành chính tự trị.  Mô hình CQĐP căn cứ vào mối quan hệ giữa trung ương và địa phương Theo đó, trên thế giới hiện nay có ba mô hình tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương: Thứ nhất, là mô hình của các nhà nước trong hệ thống pháp luật Ănglê Sắc xông (Anh, Mỹ, Canada..), ở đây, nhà nước áp dụng cơ chế phân quyền một cách đầy đủ nhất. Đặc điểm cơ bản là CQĐP không có sự trực thuộc và bảo trợ của cấp trên. Mọi cấp chính quyền đều trực thuộc pháp luật. Khi có tranh chấp, vấn đề được giải quyết bằng hoạt động xét xử của toà án. Thứ hai, là sự kết hợp giữa hai cơ chế phân quyền và tản quyền cho các nước thuộc hệ thống Continhental như Pháp, Đức ... Đặc điểm là ngoài việc bảo trợ của cấp trên, CQĐP còn chịu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của đại diện trung ương được cử về địa phương, thuở ban đầu là trực tiếp quản lý lãnh thổ địa phương theo các quyết định của cấp trên, sau dần dần lại trở thành người giám sát địa phương của cấp trên. Nước Pháp là một trong những nhà nước có tổ chức CQĐP theo kiểu này từ rất xa xưa, trong thời kỳ phong kiến và cách mạng tư sản, nhưng nay, họ đã có một số thay đổi bằng cuộc cải cách CQĐP tiến hành năm 1982 và kết thúc bằng đạo luật về CQĐP năm 1982. Theo đó, không một lãnh thổ nào chịu sự bảo trợ của chính quyền cấp trên, trừ một số lĩnh vực hãn hữu được quy định trong luật như: giáo dục, y tế, giao thông... Thứ ba, mô hình CQĐP của Nhà nước Xô viết cùng các nước XHCN trước đây (trước cải tổ). CQĐP không những được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của cấp trên, giữa chính quyền cấp trên đối với cấp dưới, giữa trung ương với địa phương theo nguyên tắc tập trung dân chủ mà còn chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của cấp uỷ đảng địa phương và của cơ chế tập trung bao cấp. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương một số nước 1. Mô hình CQĐP nước Anh Đặc điểm rõ rệt của mô hình là trung ương không phải là cơ quan quản lý cấp trên đối với địa phương, không điều khiển địa phương. Các cấp CQĐP được độc lập, không có sự trực thuộc lẫn nhau. Trong phạm vi quyền hạn của mình, các chính quyền đều có quyền tổ chức hoạt động chỉ phụ thuộc vào pháp luật mà không phụ thuộc vào bất cứ một sự chỉ đạo nào của cấp trên. Trong trường hợp có mâu thuẫn, tranh chấp hoặc có hiện tượng vi phạm pháp luật sẽ chịu sự phân giải của toà án. Đây là mô hình dân chủ hơn cả, CQĐP có khả năng và điều kiện phát huy được quyền chủ động của mình, không có sự bảo trợ nào của chính quyền cấp trên, cũng như của cả chính quyền trung ương. Trong trường hợp hãn hữu gặp khó khăn về tài chính, CQĐP được sự trợ giúp của chính quyền trung ương. Một khi đã nhận sự trợ giúp về mặt kinh tế của trung ương, ít nhiều CQĐP phải chịu sự chỉ đạo của chính quyền trung ương. Trong trường hợp không chịu sự chỉ đạo của trung ương, thì lẽ đương nhiên các khoản viện trợ kinh phí sẽ bị giảm bớt, thậm chí là cắt hẳn. Điều đặc biệt ở CQĐP Anh quốc là có nơi chỉ có các cơ quan đại diện, mà không có cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định do cơ quan đại diện ban hành kiểu như Ủy ban nhân dân của Việt Nam hiện nay. Hội đồng địa phương vừa làm cả chức năng của Hội đồng nhân dân lẫn chức năng của Uỷ ban nhân dân. Các hội đồng địa phương ở Anh thường thành lập rất nhiều các ban của mình để quản lý và điều hành công việc. Chính vì vậy mà có học giả gọi CQĐP ở nước này là “Nhà nước của các ban” hay “điều hành bằng các ban”. 2. Mô hình CQĐP Mỹ Mô hình hành chính địa phương của Nhà nước Mỹ áp dụng nguyên tắc phân quyền một cách đậm đặc nhất. Địa phương ở Mỹ quốc được toàn quyền giải quyết các công việc của mình mà không cần thiết có sự bảo trợ từ trung ương. Sự phục tùng trung ương, cũng như việc giám sát trung ương đối với địa phương chủ yếu bằng pháp luật và thông qua hoạt động xét xử của toà án. Việc phân quyền tuyệt đối được thể hiện trước hết bằng việc các địa phương thoải mái trong việc lựa chọn các mô hình tổ chức và hoạt động của mình. Hiện nay, nước Mỹ có tới 4 mô hình tổ chức: Hội đồng và Thị trưởng mạnh; Hội đồng và thị trưởng yếu; Ban quản đốc cùng với Hội đồng do dân bầu ra; và Uỷ ban và Hội đồng cùng do dân bầu ra. Khi soạn thảo Hiến pháp năm 1787, các nhà lập hiến Mỹ đã không đả động đến hệ thống chính quyền đa cấp và đa dạng này. Trong khi vẫn coi cơ cấu quốc gia là quan trọng nhất, họ đã khôn khéo thừa nhận sự cần thiết của một loạt các cấp chính quyền có quan hệ trực tiếp hơn đến dân chủ và thích ứng một cách nhạy bén hơn với các nhu cầu của họ. Do vậy, các chức năng như quốc phòng, quản lý tiền tệ và các quan hệ đối ngoại, chỉ có thể kiểm soát bằng một chính quyền mạnh. Nhưng những vấn đề khác, như hệ thống vệ sinh, giáo dục và giao thông vận tải địa phương, thì chủ yếu thuộc phạm vi quyền hạn của địa phương. Trên nguyên tắc, nhà nước pháp quyền là nhà nước mà quan hệ giữa chính quyền trung ương và CQĐP là không có sự bảo trợ. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà các chủ thể quản lý phải chịu trách nhiệm. Không có một chủ thể nào trong nhà nước pháp quyền lại phải chịu trách nhiệm cho một chủ thể khác và ngược lại, cũng không thể có một một chủ thể nào trong nhà nước pháp quyền lại nhờ một chủ thể khác chịu trách nhiệm thay mình. Các địa phương, CQĐP phải chịu trách nhiệm về những tổ chức và hoạt động của mình theo quy định đúng của pháp luật, đành rằng pháp luật ở đây phải là pháp luật của nhà nước pháp quyền. Những biểu hiện mối quan hệ trên dưới, báo cáo của chính quyền cấp dưới đối với cấp trên; hướng dẫn của cấp trên đối với cấp dưới trong mô hình của nhà nước pháp quyền là không cần thiết, không tồn tại. Xét về mặt tổ chức, CQĐP nên là tự quản. Cấp dưới có quyền của cấp dưới, cấp trên có quyền của cấp trên và được ghi nhận trong luật. Cấp dưới chỉ thực hiện quyết định của cấp trên trong những trường hợp pháp luật quy định và kèm theo các điều kiện về cung cấp nguồn kinh phí và chịu sự chỉ đạo. Chính quyền, dù là ở cấp trên hay ở cấp dưới, thì đều phải theo luật mà thực hiện. Đó có thể xem là sự thể hiện trực tiếp nhất quan niệm nhà nước pháp quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tất nhiên, đây cũng là một trong những cơ sở cho việc xác định về sự tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền nhà nước ở địa phương cũng như của nhân dân địa phương. Tổ chức chính quyền như vậy, có thể sẽ dẫn tới việc nhân dân địa phương tổ chức CQĐP theo ý chí của họ, từ đó, có các cách tổ chức CQĐP đa dạng. Những giới hạn của việc lựa chọn cách tổ chức CQĐP nào sẽ được ghi nhận trong luật, nhưng quan trọng hơn là tổ chức CQĐP có khả năng phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân và quản lý bảo đảm việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Người dân địa phương sẽ quyết định nên tổ chức chính quyền như thế nào Self – Government Theo từ điển Cambridge, “Self-government – the control of a country or an area by the people living there, or the control of an organization by a group of people independent of central or local government” Có nghĩa là “Self-government – sự điều hành của những người dân sống ở một đất nước hay một khu vực nào đó, hay do một nhóm người tự do có tổ chức của chính quyền trung ương hay địa phương” - Theo Oxford Advanced Learner’s Dictionary: “Self-government – government of a country by its own people, especially after having been a colony” . Tạm dịch “Tự trị - Sự cai trị của những người dân trong một quốc gia, đặc biệt khi có thuộc địa” Self-government có những điểm chung: Một là về phạm vi không gian: Là vùng lãnh thổ của một quốc gia hay một vùng miền (tỉnh, huyện, thành phố) Hai là người điều hành: Những người dân trực tiếp sống trên phạm vi đó Ba là thẩm quyền: Giải quyết các vấn đề nằm trên phạm vi đó: Thuế các loại hàng hóa, an sinh xã hội, kinh tế, giáo dục, y tế, quyền hạn của cảnh sát...  Các đặc trưng cơ bản của Self Government - Vùng/lãnh thổ được quản lý/điều hành bởi một cơ quan dân cử. Không cần biết đây là vùng hay lãnh thổ của cả quốc gia, mỗi vùng tự trị đó đều được quản lý/điều hành bởi một cơ quan dân cử. Cơ quan này được nhân dân ở vùng đó bầu ra, phục vụ lợi ích của nhân dân - Vùng tự trị có những thẩm quyền riêng và được tự quyết trong phạm vi thẩm quyền đó. Nói về tự trị nghĩa là nói về tự quyết trong phạm vi nào đó. Cũng như thế, mỗi vùng tự trị cũng có những thẩm quyền tự quyết riêng biệt, phù hợp và đem lại lợi ích cho các nhân dân trong vùng, miễn sao không trái với luật pháp của chính quyền Trung Ương. Thẩm quyền của địa phương được quy định trong Hiến pháp hay do các đạo luật chi tiết. Hiến pháp Liên bang thường liệt kê những nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên. Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được liệt kê thì nhà nước thành viên không được giải quyết. Hiến pháp Trung Quốc dành cho khu tự trị (Mông Cổ, Tây Tạng, Quảng Tây): “Các khu tự trị, Châu tự trị, Huyện tự trị thực hiện chức năng cơ quan Nhà nước địa phương theo quy định [...] có thể thực hiện quyền tự trị theo quy định Hiến pháp, pháp luật khu tự trị và các quy định pháp luật khác, căm cứ theo tình hình thực tế tại địa phương quán triệt thi hành pháp luật và chính sách nhà nước” (Trích điều 115 Hiến pháp Trung Quốc) - Vùng tự trị có thể là lãnh thổ một quốc gia, đặc khu hành chính, bên ngoài quốc gia (lãnh thổ hải ngoại), vùng, tỉnh, châu, huyện, đạo hay thuộc thẩm quyền quốc gia. Đây là một đặc trưng nổi bật của Self-government để phân biệt với Local Self-government. Nếu chính quyền tự quản địa phương bắt buộc phải là một vùng nằm trong lãnh thổ của quốc gia đó thì chính quyền tự quản không nhất thiết là phải nằm trong quốc gia đó. Ví dụ, Đảo Norfork là vùng tự trị của Úc (lãnh thổ bên ngoài); Nunavut là tỉnh bang tự trị của Canada; Saint Martin, Saint Barthélemy là lãnh thổ hải ngoại của Pháp,... Self Government ở một số quốc gia Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, Self-government được xem là một trong ba lý tưởng chính trị (ngoài ra còn có Tự do và công bằng) . “Mayflower Compact” được xem là văn bản đầu tiên của Hoa Kỳ xác lập ý tưởng xã hội tự quản. Chính văn bản này cùng với việc chung một ý tưởng về tự do của những con người đến với vùng đất này đã làm cơ sở cho chính quyền tự trị ra đời. Samuel Huntington cho rằng ý tưởng đó thể hiện “các nguyên tắc tự do, bình đẳng, chủ nghĩa cá nhân, chính quyền thay mặt cho nhân dân và sở hữu tư nhân”, “là sự sáng tạo độc đáo của văn hóa Tin lành” Hơn 150 năm sau, nó được ghi vào Tuyên ngôn Độc lập rồi Lời nói đầu (Preamble) Hiến pháp Mỹ. Lý tưởng ấy của người Mỹ được xem như mới mẻ nhất so với thời kỳ bấy giờ trên thế giới. Một lý tưởng về tự do, bình đẳng, một niềm tin là chính quyền sinh ra là để làm đầy tớ của dân, do dân và vì dân. Đây chính là một xã hội tự quản – một chính quyền tự trị của người Mỹ. Để có một chính quyền tự trị như bây giờ, nước Mỹ đã trải qua những cuộc chiến lịch sử về chính quyền tự trị. Ví dụ như chính quyền tự trị của bang Franklin năm 1784, tách riêng từ 4 hạt phía Tây Sullivan, Spencer, Washington, Greeene khỏi Bắc California và lập thành bang riêng (đầu tiên là bang Frankland sau thành Franklin nhằm lôi kéo sự ủng hộ của một trong những người thành lập nước Mỹ bấy giờ Benjamin Franklin). Dù không đủ số phiếu ủng hộ nhưng bang Franklin vẫn tự mình hoạt động độc lập, có tòa án, tuyển công chức, kinh tế hàng hóa,... Tuy nhiên, năm 1789, bang này cũng đã quay trở lại bang Bắc California vì nhận ra như thế mới thực sự tốt đẹp và có lợi ích chung. Sau này, Franklin trở thành một phần của bang Tennesssee. Ngoài bang Franklin còn có bang McDonald, hiệp hội Watauga, Bang Deseret, lãnh thổ Jefferson, lãnh thổ Nataqua,... Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang nằm trong hệ thống Liên bang Hoa Kỳ. Chính quyền bang cũng giống chính quyền Liên bang, có ba cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp (Trừ bang Nebraska có 1 cơ quan lập pháp đơn). Mỗi bang sẽ có những mối quan tâm riêng nằm trong khuôn khổ đường biên giới mỗi bang và được Hiến pháp quy định riêng cho từng bang, miễn không mâu thuẫn với Hiến pháp Liên bang. Người điều hành cao nhất ở mỗi bang là thống đốc, do dân bầu chọn, nhiệm kỳ 4 năm. Và quyền lực tối cao thuộc về dân chúng. Bên cạnh đó còn có chính quyền thành phố với những đặc quyền nhất định, chính quyền phân khu, chính quyền thị trấn và làng xã với cơ quan đứng đầu là hội đồng. Ngoài những chính quyền tự trị nằm trong lãnh thổ, Hoa Kỳ còn có 1 số vùng tự trị nằm bên ngoài, không có một số đặc quyền như các bang, là Puerto Rico, Quần đảo Bắc Mariana, Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Guam, Samoa. Nổi bật nhất là Puerto Rico, đang là một trong những vùng được xem như “tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ” . Puerto Rico chỉ được phép có một đại biểu không có quyền biểu quyết (non-voting delegate) . Thước đo của một chính quyền là việc chính quyền đó phục vụ dân tốt đến mức nào trong tất cả mọi hoàn cảnh, cả thuận lợi và bất lợi, trong thời kỳ hòa bình và ổn định, cũng như trong thời kỳ khủng hoảng quốc gia . Hệ thống chính quyền tự trị Hoa Kỳ đã có thể đáp ứng khá tốt tiêu chuẩn trên. Chính quyền Hoa Kỳ vẫn đại diện cho dân và bảo vệ quyền tự do, bảo vệ lý tưởng xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển đến tận ngày nay. Câu 2: Nghiên cứu Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 Chính quyền địa phương ở nước ta là một bộ phận hợp thành của chính quyền Nhà nước thống nhất của nhân dân, bao gồm các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra (HĐND) và các cơ quan, tổ chức Nhà nước khác được thành lập trên cơ sở các cơ quan đại diện quyền lực Nhà nước này theo qui định của pháp luật (UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND …), nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước. Theo Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 tổ chức chính quyền địa phương ở cácđơn vịhành chính cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân vàỦy bannhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm chính quyền địa phương ở tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương: Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân. Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Ủy bannhân dân hoạt động theo chế độ tập thểỦy bannhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịchỦy bannhân dân. Nhiệm kỳ của mỗi khóa Hội đồng nhân dân là 05 năm, kể từ kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa đó đến kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Chậm nhất là 45 ngày trước khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân khóa mới phải được bầu xong. Việc rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân do Quốc hội quyết định theo đề nghị củaỦy banthường vụ Quốc hội. Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân. Đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu bổ sung bắt đầu làm nhiệm vụ đại biểu từ ngày khai mạc kỳ họp tiếp sau cuộc bầu cử bổ sung đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa sau. Nhiệm kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân,Ủy bannhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Thường trực Hội đồng nhân dân,Ủy bannhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Thường trực Hội đồng nhân dân,Ủy bannhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân khóa mới. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở tỉnh bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân và Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - ngân sách, Ban văn hóa - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc.Ủy banthường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này. Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh gồm có Trưởng ban, không quá hai Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Cơ cấu tổ chức củaỦy bannhân dân tỉnh. Ủy bannhân dân tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy bannhân dân tỉnh loại I có không quá bốn Phó Chủ tịch; tỉnh loại II và loại III có không quá ba Phó Chủ tịch. Ủy viênỦy bannhân dân tỉnh gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Cơ quan chuyên môn thuộcỦy ban nhân dân tỉnh gồm có các sở và cơ quan tương đương sở. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân huyện. Hội đồng nhân dân huyện gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở huyện bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân huyện gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, hai Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện. Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Hội đồng nhân dân huyện thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội; nơi nào có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số thì thành lập Ban dân tộc.Ủy banthường vụ Quốc hội quy định tiêu chuẩn, điều kiện thành lập Ban dân tộc quy định tại khoản này. Ban của Hội đồng nhân dân huyện gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân huyện quyết định. Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Cơ cấu tổ chức củaỦy bannhân dân huyện. Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy bannhân dân huyện loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; huyện loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch. Ủy viênỦy bannhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộcỦy bannhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Cơ quan chuyên môn thuộcỦy bannhân dân huyện gồm có các phòng và cơ quan tương đương phòng. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân xã. Hội đồng nhân dân xã gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở xã bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm. Cơ cấu tổ chức củaỦy bannhân dân xã. Ủy bannhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. Ủy bannhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và loại III có một Phó Chủ tịch. Đô thị được phân thành 6 loại gồm loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V theo các tiêu chí cơ bản sau: Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; Quy mô dân số; Mật độ dân số; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. Đặc điểm của chính quyền địa phương ở nước ta Thứ nhất, chính quyền địa phương của nước ta là một bộ phận hợp thành, gắn bó hữu cơ của chính quyền Nhà nước thống nhất, là hình thức pháp lý thông qua đó nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở địa phương. Vì vậy tính Nhà nước là thuộc tính vốn có của chính quyền địa phương ở nước ta chứ không phải tính “phi nhà nước” như của các cơ quan tự quản địa phương của một số nước dựa trên cơ sở của quan điểm chính trị – pháp lý đã lỗi thời của phương Tây mà sách báo pháp lý ở những nước này đã phê phán . Tính quyền lực Nhà nước của chính quyền địa phương không chỉ xác định vị trí, tính chất pháp lý và vai trò của các cơ quan chính quyền địa phương trong cơ chế thực hiện quyền lực Nhà nước thống nhất của nhân dân, mà còn xác định thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quyết định các biện pháp nhằm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung, trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương nói riêng. Đặc biệt là giá trị pháp lý của các văn bản do chính quyền địa phương ban hành và thẩm quyền của các cơ quan chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật đối với tất cả các cơ quan Nhà nước khác, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và công dân ở địa phương được qui định bởi tính quyền lực Nhà nước của các cơ quan chính quyền địa phương. Hai là, không phải mọi cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động ở địa phương, giải quyết các vấn đề phát sinh ở địa phương đều nằm trong cơ cấu tổ chức của chính quyền địa phương. Điều này không có nghĩa chỉ trừ có các cơ quan bảo vệ pháp luật ở địa phương (TAND và VKSND), mà còn bao gồm cả các cơ quan của các Bộ, Ngành trung ương đóng ở địa phương, ví dụ: Cục Hải quan, Sở ngoại vụ, Cục Thuế v.v… Vì những cơ quan này không do nhân dân địa phương thành lập ra dù trực tiếp hay gián tiếp, mà do các cơ quan Nhà nước ở trung ương thành lập và chỉ đạo hoạt động của chúng. Ba là, các cơ quan chính quyền địa phương về nguyên tắc phải do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra, hoặc được thành lập trên cơ sở của các cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương theo qui định của pháp luật. Quan niệm phổ biến ở nước ta cho rằng khái niệm chính quyền địa phương chỉ gồm có: HĐND và UBND, hoặc ngoài HĐND và UBND còn có thêm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND . Câu 3: So sánh Local Government và Self – Government với quy định của Luật số 77/2015/QH13 Trên nguyên tắc, nhà nước pháp quyền là nhà nước mà quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương là không có sự bảo trợ. Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà các chủ thể quản lý phải chịu trách nhiệm. Không có một chủ thể nào trong nhà nước pháp quyền lại phải chịu trách nhiệm cho một chủ thể khác và ngược lại, cũng không thể có một một chủ thể nào trong nhà nước pháp quyền lại nhờ một chủ thể khác chịu trách nhiệm thay mình. Các địa phương, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm về những tổ chức và hoạt động của mình theo quy định đúng của pháp luật, đành rằng pháp luật ở đây phải là pháp luật của nhà nước pháp quyền. Đây là sự tương đồng của Local Govermnet và Luật tổ chức địa phương ở nước ta hiện nay, ở nhiều nước chính quyền địa phương được tổ chức phải tự chịu trách nhiệm về quyền hành, nhiệm vụ của mình ở địa phương đối với cấp trên. Khái niệm “quản lý địa phương” ở các nước TBCN được hiểu là một dạng hoạt động hành chính được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước do chính quyền cấp trên (Chính phủ) bổ nhiệm và các cơ quan tự quản địa phương do dân chúng địa phương bầu ra . Các cơ quan tự quản địa phương ở các nước TBCN bao gồm các cơ quan dân cử (Hội đồng tự quản) và các cơ quan chấp hành của nó. Trong khoa học pháp lý và thực tiễn pháp luật ở những nước này các cơ quan tự quản địa phương không được coi là các cơ quan Nhà nước, không nằm trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước của Nhà nước tư sản. Những người làm việc trong các cơ quan tự quản địa phương không được xếp vào đội ngũ công chức của Nhà nước. Ví dụ: Sau khi Liên Xô tan rã, chế độ Nhà nước XHCN Xô Viết sụp đổ, Cộng hòa Liên bang Nga và các nước cộng hòa cũ của Liên Xô đã phá vỡ chế độ Xô viết địa phương, thay vào đó là chế độ tự quản địa phương. Và mặc dù trong khoa học pháp lý ở Nga đã có sự phê phán quan điểm “phi Nhà nước của tự quản địa phương” mà chính quyền En-xin đưa ra, phê phán việc tước bỏ tính quyền lực Nhà nước của các Xô viết địa phương do dân bầu, cho đây là quan điểm chính trị pháp lý đã lỗi thời của phương Tây, nhưng cả Hiến pháp năm 1993 và cả Luật về tự quản địa phương năm 1995 (được sửa đổi, bổ sung năm 1996 và năm 1997) của CHLB Nga đều khẳng định “tính phi Nhà nước” của các cơ quan tự quản địa phương. Điều 12 Hiến pháp 1993 của CHLB Nga qui định: “Các cơ quan tự quản địa phương không nằm trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước”. Theo Luật về tự quản địa phương của CHLB Nga năm 1995 các cơ quan tự quản địa phương gồm: các cơ quan dân cử địa phương và các cơ quan chấp hành do các cơ quan dân cử ở địa phương bầu ra, hoặc do cử tri ở địa phương trực tiếp bầu ra. Nhưng Điều 1 của Luật này qui định rõ: Các cơ quan của tự quản địa phương này… không nằm trong hệ thống các cơ quan quyền lực Nhà nước. Đối với những người làm việc trong các cơ quan tự quản địa phương, theo Điều 21 của Luật về tự quản địa phương, gọi là “viên chức tự quản địa phương” chứ không được gọi là viên chức Nhà nước . Do tính “phi Nhà nước” của các cơ quan tự quản địa phương nên các văn bản quy phạm do các cơ quan này ban hành, khác với HĐND và UBND ở nước ta, không được gọi là văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước, chúng thường được gọi là “quy chế”, “điều lệ”, “quy tắc tự quản của địa phương”. Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ở địa phương, trong đó có hoạt động của các cơ quan tự quản địa phương thuộc về các cơ quan đại diện của các Bộ, ngành trung ương, của Chính phủ (hoặc đại diện toàn quyền của Tổng thống ở các vùng) , của viện công tố (hoặc viện kiểm sát) và tòa án ở địa phương.