Phân tích tác hại của ánh sáng lên tài liệu thư viện và biện pháp khắc phục tác hại đó?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Các tài liệu được hình thành từ các vật liệu hữu cơ, và do vậy chúng dễ bị tổn hại và tích trong mình những yếu tố phá huỷ chính bản thân các tài liệu này. Các tài liệu bắt đầu bị tổn thương ngay khi hình thành và quá trình này ngày càng lớn trong điều kiện môi trường bảo quản kém không đảm bảo về nhiệt độ,ánh sáng, độ ẩm, ô nhiễm và bụi, đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài liệu bị giòn, mốc, ngả màu, bị côn trùng và sinh vật gây hại tấn công. Ngoài ra, các yếu tố chủ quan như: sử dụng tài liệu chư đúng cách, di chuyển kho, bảo quản tài liệu không hợp lí,…cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo quản tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện. Vì thế bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện vô cùng cần thiết. 1.Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản tài liệu Thư viện Thư viện là nơi lưu giữ các di sản thành văn của nhân loại ra đời cách đây đã mấy ngàn năm. Các tài liệu đã được nhiều thế hệ thu thập và tổ chức thành các kho tài liệu. Đồng thời với công việc đó là vấn đề bảo vệ cho các tài liệu không bị hư hỏng, mất mát. - Khái niệm : Bảo quản là mọi hoạt động nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn sự hư hỏng của tài liệu bằng cách cung cấp môi trường hợp lý cho việc lưu giữ tài liệu, những chính sách xử lý và sử dụng tư liệu đúng cách, những chính sách về sửa chữa tu bổ, phục chế… các tài liệu hư hỏng. Bảo quản vốn tài liệu là một quá trình thống nhất và liên tục, bắt đầu từ khi tài liệu nhập vào thư viện và tiếp tục thường xuyên trong thời gian bảo quản và sử dụng. Quá trình bảo quản tài sản của cơ quan thư viện được chia thành hai loại: bảo quản dự phòng và bảo quản phục chế. Bảo quản dự phòng chú trọng đến việc ngăn chặn sự xuống cấp của toàn bộ các tư liệu nói chung. Bảo quản phục chế nhằm sửa lại tình trạng xuống cấp về mặt vật lý hoặc hóa học của tài liệu - Mục đích : Thực tế đã chứng minh rằng, tuổi thọ của tài liệu dài hay ngắn còn tùy thuộc vào điều kiện bảo quản chúng. Để lưu giữ tài liệu tồn tại được bền lâu, không bị sờn, rách, hư hỏng hoặc mất mát bởi tác động của tự nhiên và con người thì phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, phải có chế độ bảo quản chặt chẽ để duy trì giá trị sử dụng hay đặc tính khai thác của tài liệu , đồng thời phục vụ tốt nhất nhu cầu tin của cán bộ và người dùng tin. - Ý nghĩa : Bảo quản tài liệu thư viện là bảo quản kho tàng văn hóa và tài sản của đất nước, của nhân loại. + Công tác bảo quản gìn giữ vốn tài liệu thư viện, gìn giữ di sản thành văn của dân tộc. + Công tác bảo quản góp phần vào việc tăng cường nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin của các thư viện, đảm bảo nguồn tin luôn ở trạng thái tốt sẵn sàng phục vụ. Đồng thời với các phương thức chuyển dạng tài liệu, công tác bảo quản tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin giữa các thư viện được thuận lợi, làm tăng giá trị vốn tài liệu, giữ gìn được tài liệu qua các thời kỳ lịch sử, tăng tuổi thọ của tài liệu + Công tác bảo quản góp phần tiết kiệm ngân sách dành cho thư viện. Công tác bảo quản góp phần gìn giữ các tài liệu thư viện trách mất mát, hư hỏng tài liệu, đặc biệt là các tài liệu quý hiếm. Mặt khác nếu công tác bảo quản không tốt, để xảy ra hỏa hoạn hoặc một thảm họa nào khác thì số tiền dùng để khắc phục hậu quả sẽ không biết bao nhiêu mà tính. 2.Tác hại của ánh sáng lên tài liệu Thư viện Ánh sáng mặt trời được được coi là sự phá hoại to lớn đối với các chất hữu cơ trong tất cả các tác nhân hoá học và vật lí ở vùng nhiệt đới. Bức xạ của tia cực tím dù ở xa cũng đủ khả năng phá vỡ bất kì liên kết hoá học nào. Giấy và các tài liệu khác phải chịu hư hỏng do phơi ra ánh sáng. Tia cực tím và sóng ngắn mang đến rất nhiều thay đổi về tính chất hoá học và vật lí. Thí dụ như hiện tượng oxy hoá, ánh sáng cũng tác động quang hoá lên các thành phần và tạp chất khác khác trong tài liệu truyền thống như axit, keo, nhựa cây, hồ, phẩm nhuộm. Kéo dài sự phơi bày dưới tia cực tím sẽ làm cho các vật liệu này trở nên giòn và kém dai. Các loại phẩm có trong tài liệu rất dễ bị oxy hóa. Nhiều loại phẩm bị bay màu nhiều hay ít dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời có hay không có ẩm ướt hoặc các loại tác nhân hoá học khác. Ảnh hưởng cuối cùng của sự chiếu sáng là phá hoặc đổi màu. Ngoài sự phá huỷ về mặt quang hóa, ánh sáng còn đốt nóng và làm khô giấy, da, vải và các loại vật liệu khác. Các nguồn ánh sáng nhân tạo gồm bức xạ tia tử ngoại và hồng ngoại cũng gây tác hại rõ rệt. Hai nguồn ánh sáng nhân tạo là đèn giây tóc và đèn huỳnh quang. Đèn giây tóc phát ra 4% các bức xạ tử ngoại hoặc ít hơn và 90% bức xạ hồng ngoại, nhưng gây nóng liên tục. Đó là bất lợi của đèn giây tóc. Đèn huỳnh quang phát ra nhiều tia tử ngoại nhưng nó cung cấp đầy đủ ánh sáng và ít hư hỏng. Những phản ứng hóa học bắt đầu khi phơi bày tài liệu ra ngoài ánh sáng và tiếp tục ngay cả khi không còn ánh sáng ( khi tài liệu đã được lưu giữ trong kho tối). Tác động của ánh sáng là tác động tích tụ. Hư hỏng do phơi tài liệu ra ngoài ánh sánh mạnh trong một thời gian ngắn cũng bằng ra ngoài ánh sáng yếu trong một thời gian dài.Nguồn ánh sáng thấy được và tia hồng ngoại như ánh mặt trời và đèn bóng tròn thì tạo sức nóng, sự tăng nhiệt độ sẽ thúc đẩy các phản ứng hóa học và ảnh hưởng đến độ ẩm tương đối.Ánh sáng ban ngày có nhiều tia tử ngoại vì vậy cần phải có các lọc ánh sáng. 3.Biện pháp khắc phục Điều quan trọng đầu tiên là phải thống nhất thiết lập quyền ưu tiên cho bảo quản, những tài liệu đang nhân bản bây giờ có thể bảo quản bằng cách thay đổi chất liệu mà nó được tạo ra. Ví dụ: Có thể làm cho giấy bền hơn. Bên cạnh đó là phương pháp xử lý tài liệu một cách kinh tế với số lượng lớn cùng một lúc. Ví dụ: chương trình khử acid đại trà Các cơ quan Thông tin- thư viện cần thay đổi các thủ tục đang tồn tại trong thư viện , nên trang bị hệ thống rèm cửa để tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào từ các khung cửa . Thực tế, bảo quản đã tiềm ẩn trong hầu hết các công việc hằng ngày của thư viện. Nhân sự ở mọi cấp trong thư viện cần phải có kiến thức về các vấn đề bảo quản, các vấn đề có liên quan và các phương pháp làm giảm nhẹ các vấn đề đó. Cần điều chỉnh ánh sáng ở mức độ phù hợp với người sử dụng và trong thời gian ngắn nhất, chỉ nên để tài liệu tiếp xúc với ánh sáng khi có người sử dụng . Đồng thời chỉ nên thắp sáng bằng các bóng đèn có ánh sáng nóng và phải để xa tài liệu vì bóng đèn ánh sáng nóng sản sinh ra nhiệt lượng. Với các tài liệu trưng bày, tuyệt đối không để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào và nên trưng bày trong thời gian phù hợp, với tài liệu giấy thì độ chiếu sáng lớn nhất không quá 501lux.
Trả lời
Các tài liệu được hình thành từ các vật liệu hữu cơ, và do vậy chúng dễ bị tổn hại và tích trong mình những yếu tố phá huỷ chính bản thân các tài liệu này. Các tài liệu bắt đầu bị tổn thương ngay khi hình thành và quá trình này ngày càng lớn trong điều kiện môi trường bảo quản kém không đảm bảo về nhiệt độ,ánh sáng, độ ẩm, ô nhiễm và bụi, đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài liệu bị giòn, mốc, ngả màu, bị côn trùng và sinh vật gây hại tấn công. Ngoài ra, các yếu tố chủ quan như: sử dụng tài liệu chư đúng cách, di chuyển kho, bảo quản tài liệu không hợp lí,…cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo quản tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện. Vì thế bảo quản vốn tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện vô cùng cần thiết. 1.Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của công tác bảo quản tài liệu Thư viện Thư viện là nơi lưu giữ các di sản thành văn của nhân loại ra đời cách đây đã mấy ngàn năm. Các tài liệu đã được nhiều thế hệ thu thập và tổ chức thành các kho tài liệu. Đồng thời với công việc đó là vấn đề bảo vệ cho các tài liệu không bị hư hỏng, mất mát. - Khái niệm : Bảo quản là mọi hoạt động nhằm làm chậm hoặc ngăn chặn sự hư hỏng của tài liệu bằng cách cung cấp môi trường hợp lý cho việc lưu giữ tài liệu, những chính sách xử lý và sử dụng tư liệu đúng cách, những chính sách về sửa chữa tu bổ, phục chế… các tài liệu hư hỏng. Bảo quản vốn tài liệu là một quá trình thống nhất và liên tục, bắt đầu từ khi tài liệu nhập vào thư viện và tiếp tục thường xuyên trong thời gian bảo quản và sử dụng. Quá trình bảo quản tài sản của cơ quan thư viện được chia thành hai loại: bảo quản dự phòng và bảo quản phục chế. Bảo quản dự phòng chú trọng đến việc ngăn chặn sự xuống cấp của toàn bộ các tư liệu nói chung. Bảo quản phục chế nhằm sửa lại tình trạng xuống cấp về mặt vật lý hoặc hóa học của tài liệu - Mục đích : Thực tế đã chứng minh rằng, tuổi thọ của tài liệu dài hay ngắn còn tùy thuộc vào điều kiện bảo quản chúng. Để lưu giữ tài liệu tồn tại được bền lâu, không bị sờn, rách, hư hỏng hoặc mất mát bởi tác động của tự nhiên và con người thì phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, phải có chế độ bảo quản chặt chẽ để duy trì giá trị sử dụng hay đặc tính khai thác của tài liệu , đồng thời phục vụ tốt nhất nhu cầu tin của cán bộ và người dùng tin. - Ý nghĩa : Bảo quản tài liệu thư viện là bảo quản kho tàng văn hóa và tài sản của đất nước, của nhân loại. + Công tác bảo quản gìn giữ vốn tài liệu thư viện, gìn giữ di sản thành văn của dân tộc. + Công tác bảo quản góp phần vào việc tăng cường nguồn lực thông tin và khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin của các thư viện, đảm bảo nguồn tin luôn ở trạng thái tốt sẵn sàng phục vụ. Đồng thời với các phương thức chuyển dạng tài liệu, công tác bảo quản tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin giữa các thư viện được thuận lợi, làm tăng giá trị vốn tài liệu, giữ gìn được tài liệu qua các thời kỳ lịch sử, tăng tuổi thọ của tài liệu + Công tác bảo quản góp phần tiết kiệm ngân sách dành cho thư viện. Công tác bảo quản góp phần gìn giữ các tài liệu thư viện trách mất mát, hư hỏng tài liệu, đặc biệt là các tài liệu quý hiếm. Mặt khác nếu công tác bảo quản không tốt, để xảy ra hỏa hoạn hoặc một thảm họa nào khác thì số tiền dùng để khắc phục hậu quả sẽ không biết bao nhiêu mà tính. 2.Tác hại của ánh sáng lên tài liệu Thư viện Ánh sáng mặt trời được được coi là sự phá hoại to lớn đối với các chất hữu cơ trong tất cả các tác nhân hoá học và vật lí ở vùng nhiệt đới. Bức xạ của tia cực tím dù ở xa cũng đủ khả năng phá vỡ bất kì liên kết hoá học nào. Giấy và các tài liệu khác phải chịu hư hỏng do phơi ra ánh sáng. Tia cực tím và sóng ngắn mang đến rất nhiều thay đổi về tính chất hoá học và vật lí. Thí dụ như hiện tượng oxy hoá, ánh sáng cũng tác động quang hoá lên các thành phần và tạp chất khác khác trong tài liệu truyền thống như axit, keo, nhựa cây, hồ, phẩm nhuộm. Kéo dài sự phơi bày dưới tia cực tím sẽ làm cho các vật liệu này trở nên giòn và kém dai. Các loại phẩm có trong tài liệu rất dễ bị oxy hóa. Nhiều loại phẩm bị bay màu nhiều hay ít dưới ảnh hưởng của ánh sáng mặt trời có hay không có ẩm ướt hoặc các loại tác nhân hoá học khác. Ảnh hưởng cuối cùng của sự chiếu sáng là phá hoặc đổi màu. Ngoài sự phá huỷ về mặt quang hóa, ánh sáng còn đốt nóng và làm khô giấy, da, vải và các loại vật liệu khác. Các nguồn ánh sáng nhân tạo gồm bức xạ tia tử ngoại và hồng ngoại cũng gây tác hại rõ rệt. Hai nguồn ánh sáng nhân tạo là đèn giây tóc và đèn huỳnh quang. Đèn giây tóc phát ra 4% các bức xạ tử ngoại hoặc ít hơn và 90% bức xạ hồng ngoại, nhưng gây nóng liên tục. Đó là bất lợi của đèn giây tóc. Đèn huỳnh quang phát ra nhiều tia tử ngoại nhưng nó cung cấp đầy đủ ánh sáng và ít hư hỏng. Những phản ứng hóa học bắt đầu khi phơi bày tài liệu ra ngoài ánh sáng và tiếp tục ngay cả khi không còn ánh sáng ( khi tài liệu đã được lưu giữ trong kho tối). Tác động của ánh sáng là tác động tích tụ. Hư hỏng do phơi tài liệu ra ngoài ánh sánh mạnh trong một thời gian ngắn cũng bằng ra ngoài ánh sáng yếu trong một thời gian dài.Nguồn ánh sáng thấy được và tia hồng ngoại như ánh mặt trời và đèn bóng tròn thì tạo sức nóng, sự tăng nhiệt độ sẽ thúc đẩy các phản ứng hóa học và ảnh hưởng đến độ ẩm tương đối.Ánh sáng ban ngày có nhiều tia tử ngoại vì vậy cần phải có các lọc ánh sáng. 3.Biện pháp khắc phục Điều quan trọng đầu tiên là phải thống nhất thiết lập quyền ưu tiên cho bảo quản, những tài liệu đang nhân bản bây giờ có thể bảo quản bằng cách thay đổi chất liệu mà nó được tạo ra. Ví dụ: Có thể làm cho giấy bền hơn. Bên cạnh đó là phương pháp xử lý tài liệu một cách kinh tế với số lượng lớn cùng một lúc. Ví dụ: chương trình khử acid đại trà Các cơ quan Thông tin- thư viện cần thay đổi các thủ tục đang tồn tại trong thư viện , nên trang bị hệ thống rèm cửa để tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào từ các khung cửa . Thực tế, bảo quản đã tiềm ẩn trong hầu hết các công việc hằng ngày của thư viện. Nhân sự ở mọi cấp trong thư viện cần phải có kiến thức về các vấn đề bảo quản, các vấn đề có liên quan và các phương pháp làm giảm nhẹ các vấn đề đó. Cần điều chỉnh ánh sáng ở mức độ phù hợp với người sử dụng và trong thời gian ngắn nhất, chỉ nên để tài liệu tiếp xúc với ánh sáng khi có người sử dụng . Đồng thời chỉ nên thắp sáng bằng các bóng đèn có ánh sáng nóng và phải để xa tài liệu vì bóng đèn ánh sáng nóng sản sinh ra nhiệt lượng. Với các tài liệu trưng bày, tuyệt đối không để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào và nên trưng bày trong thời gian phù hợp, với tài liệu giấy thì độ chiếu sáng lớn nhất không quá 501lux.