Phân tích sự ra đời, phát triển và đặc điểm của báo in?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Ở những quốc gia rộng lớn thời cố đại, hình thức tuyên truyền miệng không đáp ứng được nhu cầu thông tin rộng lớn trong công chúng, một hình thức hoạt động mới ra đời: Công văn bằng chữ viết. Những bản tin khẩn cấp có hình dạng như những quyển sổ chép tin tức. Thời các Vương triều Ai Cập cổ đại đã xuất hiện loại “báo” chỉ thảo (viết trên lá cây, ván gỗ, vỏ cây...) cho mọi người đọc. Ở các nước La Mã cổ đại (từ thế kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ IV sau Công nguyên) đã “xuất bản” những bản tin tổng hợp như “Acta publica’' , “Acta diurma popuri Rômani” để đăng lại những chỉ thị, sắc lệnh của Xeda. Ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên đã xuất hiện kỹ thuật in. Vua Tấn Thuy Hoàng đã cho khắc trên những mảnh than tre những tác phẩm thời cổ xưa; phương pháp khác trên gỗ này sau đó được lan truyền phổ biến trong xã hội. Nghề in ở Trung Quốc đã xuất hiện vào đời Tống thế kỷ thứ X, lúc đó, người ta khắc các nét chữ lên một tấm gỗ, sau mặt gỗ được trát bằng một thứ bột nhão để in lên giấy. Sang thế kỷ XI, cũng ở Trung Quốc một kỹ thuật ấn loát ra đời: thay vì gỗ, người ta dùng thạch cao. Ở Việt Nam, theo truyền thuyết nghề in có từ rất sớm. Vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt ở Hà Nội, làng Bưỏi, làng Láng có nghề làm giấy nổi tiếng từ rất lâu. Có thuyết cho rằng, đất Luy Lâu xưa, một trung tâm Phật giáo từ thế kỷ I đến thế kỷ III đã khắc in Kinh Phật. Ở Nhật Bản, trước khi xuất hiện kỹ thuật in ấn, đã có các “tờ báo” bằng đất sét nung có khắc tin tức. Tấm bảng đất sét nung cổ nhất được tìm thấy ở Nhật Bản có từ năm 1615. Ở Anh Quốc từ năm 1615 đã có những bản tin viết tay. Dưới thời Nga Hoàng, ở Nga đã có bán tin gọi là “Colocol”- (Đồng hồ chuông ra đời năm 1621). Ở châu Âu, mặc dù kỹ thuật ấn loát ra đời sau Trung Quốc, nhưng những cải tiến tiếp theo sau phát minh đầu tiên của Gu- ten-béc (Gutenberg) đã khiến cho ngành này nhanh chóng phát triển, từ việc sử dụng gỗ chuyển sang việc sử dụng sắt và đồng, rồi từ chỗ in bằng máy thủ công chuyển sang in bằng máy sử dụng động lực máy hơi nước...vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhờ đó mà công suất in cũng không ngừng tăng lên: từ chỗ một chiếc máy mỗi ngày in được vài trăm tờ giấy, lên tới khoảng 3.000 tờ một ngày vào đầu thế kỷ XIX. Chính điểu này đã cho phép ra đời những tờ Nhật báo có số lượng ấn bản ngày càng lớn đã phát hành rộng rãi. Thê kỷ XVI-XVII, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, buôn bán giữa các nước tăng lên, từ đó đã làm nảy sinh nhu cầu tin tức và thương mại và những tin tức khác về tình hình trong nước và trên thế giới. Sau đó báo chí đã hình thành và phát triển với những tham vọng của giai cấp tư sản. Do vậy, ngay từ đầu, họ đã sử dụng kỹ thuật ấn loát cho việc xuất bản báo chí với mục đích thương mại. Không phải ngẫu nhiên mà tờ báo “Ga-đét-ta” (“Gazette ) từ tiếng Italia là “Gazzetta” lại liên quan đến tên gọi của nước này. Những tờ báo in được phát hành định kỳ đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII ở châu Âu, trước hết dành cho các nhà buôn. Nội dung chủ yếu của nó đăng tải những tin tức về cách buôn bán, giá cả nguồn hàng, sự dao động về giá hàng, tình hình thị trường trong nước và thế giới. Sự phát triển của kỹ thuật in ấn đã cho phép các nhà xuất bản đáp ứng được mối quan tâm của giai cấp tư sản đang cần nhu cầu những thông tin kinh tế. Đến thế kỷ XIX báo chí thực sự trở thành vũ đài của cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng gay gắt. Các giai cấp thống trị đã sử dụng báo chí như một công cụ, vũ khí sắc bén để gây ảnh hưởng của mình và phân chia quyền lợi giai cấp. báo chí trở thành lĩnh vực quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Năm 1836 tờ báo chính trị-văn học “La Presse” của Pháp ra đời, mở đầu cho kỷ nguyên báo ngày.
Trả lời
Ở những quốc gia rộng lớn thời cố đại, hình thức tuyên truyền miệng không đáp ứng được nhu cầu thông tin rộng lớn trong công chúng, một hình thức hoạt động mới ra đời: Công văn bằng chữ viết. Những bản tin khẩn cấp có hình dạng như những quyển sổ chép tin tức. Thời các Vương triều Ai Cập cổ đại đã xuất hiện loại “báo” chỉ thảo (viết trên lá cây, ván gỗ, vỏ cây...) cho mọi người đọc. Ở các nước La Mã cổ đại (từ thế kỷ I trước Công nguyên đến thế kỷ IV sau Công nguyên) đã “xuất bản” những bản tin tổng hợp như “Acta publica’' , “Acta diurma popuri Rômani” để đăng lại những chỉ thị, sắc lệnh của Xeda. Ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên đã xuất hiện kỹ thuật in. Vua Tấn Thuy Hoàng đã cho khắc trên những mảnh than tre những tác phẩm thời cổ xưa; phương pháp khác trên gỗ này sau đó được lan truyền phổ biến trong xã hội. Nghề in ở Trung Quốc đã xuất hiện vào đời Tống thế kỷ thứ X, lúc đó, người ta khắc các nét chữ lên một tấm gỗ, sau mặt gỗ được trát bằng một thứ bột nhão để in lên giấy. Sang thế kỷ XI, cũng ở Trung Quốc một kỹ thuật ấn loát ra đời: thay vì gỗ, người ta dùng thạch cao. Ở Việt Nam, theo truyền thuyết nghề in có từ rất sớm. Vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt ở Hà Nội, làng Bưỏi, làng Láng có nghề làm giấy nổi tiếng từ rất lâu. Có thuyết cho rằng, đất Luy Lâu xưa, một trung tâm Phật giáo từ thế kỷ I đến thế kỷ III đã khắc in Kinh Phật. Ở Nhật Bản, trước khi xuất hiện kỹ thuật in ấn, đã có các “tờ báo” bằng đất sét nung có khắc tin tức. Tấm bảng đất sét nung cổ nhất được tìm thấy ở Nhật Bản có từ năm 1615. Ở Anh Quốc từ năm 1615 đã có những bản tin viết tay. Dưới thời Nga Hoàng, ở Nga đã có bán tin gọi là “Colocol”- (Đồng hồ chuông ra đời năm 1621). Ở châu Âu, mặc dù kỹ thuật ấn loát ra đời sau Trung Quốc, nhưng những cải tiến tiếp theo sau phát minh đầu tiên của Gu- ten-béc (Gutenberg) đã khiến cho ngành này nhanh chóng phát triển, từ việc sử dụng gỗ chuyển sang việc sử dụng sắt và đồng, rồi từ chỗ in bằng máy thủ công chuyển sang in bằng máy sử dụng động lực máy hơi nước...vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, nhờ đó mà công suất in cũng không ngừng tăng lên: từ chỗ một chiếc máy mỗi ngày in được vài trăm tờ giấy, lên tới khoảng 3.000 tờ một ngày vào đầu thế kỷ XIX. Chính điểu này đã cho phép ra đời những tờ Nhật báo có số lượng ấn bản ngày càng lớn đã phát hành rộng rãi. Thê kỷ XVI-XVII, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh, buôn bán giữa các nước tăng lên, từ đó đã làm nảy sinh nhu cầu tin tức và thương mại và những tin tức khác về tình hình trong nước và trên thế giới. Sau đó báo chí đã hình thành và phát triển với những tham vọng của giai cấp tư sản. Do vậy, ngay từ đầu, họ đã sử dụng kỹ thuật ấn loát cho việc xuất bản báo chí với mục đích thương mại. Không phải ngẫu nhiên mà tờ báo “Ga-đét-ta” (“Gazette ) từ tiếng Italia là “Gazzetta” lại liên quan đến tên gọi của nước này. Những tờ báo in được phát hành định kỳ đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XVII ở châu Âu, trước hết dành cho các nhà buôn. Nội dung chủ yếu của nó đăng tải những tin tức về cách buôn bán, giá cả nguồn hàng, sự dao động về giá hàng, tình hình thị trường trong nước và thế giới. Sự phát triển của kỹ thuật in ấn đã cho phép các nhà xuất bản đáp ứng được mối quan tâm của giai cấp tư sản đang cần nhu cầu những thông tin kinh tế. Đến thế kỷ XIX báo chí thực sự trở thành vũ đài của cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng gay gắt. Các giai cấp thống trị đã sử dụng báo chí như một công cụ, vũ khí sắc bén để gây ảnh hưởng của mình và phân chia quyền lợi giai cấp. báo chí trở thành lĩnh vực quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội... Năm 1836 tờ báo chính trị-văn học “La Presse” của Pháp ra đời, mở đầu cho kỷ nguyên báo ngày.