Phân tích sự đổi mới của phong cách ngôn ngữ thơ Việt Nam từ 1986 đến nay
kiến thức chung
Thơ ca Việt Nam vô cùng phong phú, đa dạng. Thơ ca là phương tiện để phản ánh đời sống của con người. Từ cổ chí kim thơ ca đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Việt Nam và trở thành một phần không thể thiếu. Từ xưa, thi ca đã là một lĩnh vực được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu.Thơ là một hình thức sáng tác văn học đầu tiên của loài người. Chính vì vậy mà có một thời gian rất, dài thuật ngữ thơ được dùng chỉ chung cho văn học. Thơ có lịch sử lâu đời như thế nhưng để tìm một định nghĩa thể hiện hết đặc trưng bản chất của nó cho việc nghiên cứu thơ ngày nay thì thật không dễ Aristote có thể coi là người đi tiên phong trong nghiên cứu ngôn ngữ thơ thời cổ đại. Ông đã đề cập một cách hệ thống vấn đề về thể thơ 3 chân, thể thơ hang đôi, trong đó hang thứ nhất là thơ sáu chân trường đoản cách, hạng thứ hai là thơ năm chân, âm cách phức tạp. Những nghiên cứu của Aritore có nhiều tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn nằm trong quỹ đạo nghiên cứu văn học chứ chưa vượt sang quỹ đạo của ngôn ngữ học.(1)
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, một nhóm những nhà lí luận văn học Nga và nhà ngôn ngữ học trẻ Moskva đã thành lập hội nghiên cứu thơ ca. Hội đã dùng phương pháp phân tích hình thức đối với tác phẩm văn học nghệ thuật. Bằng phương pháp nghiên cứu mới này, hội đã tạo nên một trường phái nổi tiếng toàn thế giới, có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước và là nguyên nhân hình thành nên trường phái thi pháp học hiện đại(1)
Ở Việt Nam, khái niệm "thơ là gì?" cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến với nhiều quan niệm, nhiều khuynh hướng khác nhau. Lý giải về bản chất của thơ, các tác giả nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng: "Thơ là một cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm thuý, cao siêu". Còn nhà thơ Tố Hữu thì quan niệm: "Thơ là cái nhuỵ của cuộc sống". Dưới cái nhìn cấu trúc, nhà nghiên cứu Phan Ngọc định nghĩa: "Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và suy nghĩ do chính hình thức ngôn ngữ này". Định nghĩa này của giáo sư Phan Ngọc đã kế thừa được những khám phá quan trọng về thơ của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các trường phái khác nhau của Tây Âu trong mấy chục năm qua. Đặc biệt, đã gợi ra một trường nghiên cứu thơ hết sức rộng rãi: thơ không chỉ là hiện tượng ngôn ngữ học thuần tuý mà chủ yếu là hiện tượng giao tiếp nghệ thuật, một phát ngôn trong ý nghĩa đầy đủ của từ này.Lịch sử nghiên cứu và phê bình văn học đã được chứng kiến rất nhiều định nghĩa về thơ. Theo tôi, cách định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học có thể xem là chung nhất: "Thơ là hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhất là có nhịp điệu". Định nghĩa này đã định danh một cách đầy đủ về thơ ở cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặc biệt, đã khu biệt được đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong những thể loại văn học khác.
Trong các thể loại của văn học, thơ là một thể loại rất độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ. Rất nhiều bài thơ, nếu chỉ tiếp cận bằng con đường nghiên cứu theo truyền thống cũ có thể sẽ không phát hiện được điều gì mới mẻ. Ví dụ như “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến hay “ Nhớ đồng” của Tố Hữu. Ngôn ngữ học có vai trò rất lớn trong nghiên cứu văn học. Nó cung cấp cho ta những cơ sở khoa học để lí giải quá trình hình thành nên nghĩa hình tượng của tác phẩm. Mặt khác nó tạo ra những khả năng đặc biệt mà bộ môn lý luận, phê bình khó có thể vươn tới được. Đó là việc chỉ ra nét đặc trưng về phong cách của mỗi nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt những tác phẩm thơ ca có sử dụng biện pháp chơi chữ của các nhà thơ nổi tiếng
như: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Dương Quảng Hàm…, nếu không dùng phương pháp phân tích ngôn ngữ học thì không thể phát hiện ra sự độc đáo trong cách dùng ngôn ngữ của nhà thơ cũng như tính độc đáo của Tiếng việt. Chính vì thế, ở Việt Nạm, một số nhà ngôn ngữ học còn dùng phương pháp nghiên cứu trong ngôn ngữ học như: Phương pháp miêu tả, phương pháp cải tiến, phương pháp so sánh, đối chiếu để nghiên cứu thơ ca nói riêng và văn học nói chung. Đó là tác giả: Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Phan Cảnh, Hữu Đạt, Mai Ngọc Chừ… Có rất nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca ở Việt nam
Từ góc đô nghiên cứu văn học thì từ thời trung đại, các nhà nho Việt Nam chú ý đến việc giải thích chữ nghĩa, giảng giải vấn đề niệm luật trong thơ đường cũng như đặc trưng ngôn ngữ của thơ. Với Lê Quý Đôn, thơ đạt tới “mỹ trung như tuyệt mỹ, sắc trung chi tuyệt sắc, vị trung chi tuyệt vị’. Ông chú ý đến tính ngắn gọn, khái quát – một trong những đặc tính quan trọng nhất của thơ ca (5)
Từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, có hang trăm công trình ngiên cứu về “Truyện Kiều”. Trong đó có tác giả Phạm Quỳnh. Ông đã tích trên cơ sở so sánh với truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Nguyễn Du đã vay mượn cốt truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nên việc so sánh Truyện Kiều với Kim Vân Kiều truyện được xem như yêu cầu tự nhiên trong quá trình nghiên cứu. Dẫu vậy, đã hàng chục năm trôi qua, việc nghiên cứu so sánh này vẫn chưa đi đến hồi kết. Trên đại thể, thao tác so sánh và quan điểm so sánh phần nhiều xuất phát từ cái nhìn phiến diện, so sánh hơn – thua giữa 2 tác phẩm về: tư tưởng triết lý, phân tích tâm lý, nghệ thuật tả cảnh, thậm chí, có người còn so sánh từng đoạn văn để thấy cái “cao tay” của cụ Nguyễn Tiên Điền... Điều này có thể thấy trong các nhận định và phân tích của Phạm Quỳnh, Vũ Hạnh, Lê Đình Kỵ, Hữu Ngọc, Trần Mạnh Hảo và rất nhiều tác giả khác.Sau này, một số nhà nghiên cứu đã thực hiện thao tác so sánh trên cơ sở tìm sự khác biệt, với quan điểm: “hơn – thua dễ dẫn đến những phán xét sô-vanh, phải tìm sự khác biệt vì đó là khoa học, đừng khai thác thiếu thiện chí đối với tác phẩm của người này để làm tiền đề khẳng định giá trị tác phẩm người kia, hơn nữa, đó là những tác phẩm ở những môi trường văn hóa khác nhau”. Có thể thấy quan điểm này trong các bài viết của Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Văn Dân. Quan điểm này cho rằng, hệ thống cốt truyện, nhân vật, tình tiết trong Truyện Kiều đều có đủ trong Kim Vân Kiều truyện, vì thế, phải đi tìm giá trị của Truyện Kiều ở khía cạnh sáng tạo nghệ thuật, qua sự khúc xạ với văn hóa truyền thống, tư tưởng sáng tạo…Với quan điểm văn bản tác phẩm là trung tâm, cùng với đó là các bằng chứng về ngôn ngữ, nhà nghiên cứu Phan Ngọc, năm 1985, xuất bản tác phẩm Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Tác phẩm xuất bản trước đổi mới một năm, đánh dấu “cách đọc” tác phẩm từ phong cách học. Phan Ngọc cho rằng, phong cách học chính là khoa học nghiên cứu mặt biểu cảm của ngôn ngữ. Cụ thể hơn, nó nghiên cứu các kiểu lựa chọn và giá trị biểu cảm của các kiểu lựa chọn ấy. Điều đó đồng nghĩa, không phải tác giả nào cũng có phong cách.Ở công trình của mình, qua 9 chương (ngoài chương mở đầu), Phan Ngọc đã thực hành các thao tác tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều như: so sánh với Kim Vân Kiều truyện để rút ra quan niệm tài - mệnh tương đố, thay vì tình và khổ như của Thanh Tâm Tài Nhân; tìm hiểu những cống hiến mới của Nguyễn Du như: bố cục Truyện Kiều theo yêu cầu của kịch, ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ nhân vật, tâm lý nhân vật, ngôn ngữ thiên nhiên… để từ đó đi đến kết luận Truyện Kiều là cuốn tiểu thuyết tâm lý. Ngoài ra, bằng các thao tác phân tích ngôn ngữ khác, Phan Ngọc đã tìm ra những độc đáo trong kiệt tác của Nguyễn Du thể hiện trong kiến trúc câu thơ, tổ chức ngữ pháp… Tất cả làm nên phong cách của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, không trộn lẫn ở tên tuổi khác và tác phẩm khác.Nếu như Phan Ngọc là người mở hướng nghiên cứu phong cách qua nghiên cứu Truyện Kiều thì Trần Đình Sử có thêm những củng cố lý thuyết về thi pháp học qua Thi pháp Truyện Kiều (2002). Sau chuyên luận đánh dấu việc áp dụng một cách bài bản lý thuyết thi pháp học trong công trình Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Trần Đình Sử cho xuất bản Thi pháp Truyện Kiều nhằm khẳng định những yếu tố hình thức có tính nội dung trong các tác phẩm văn học như: thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người…(5)
Bên cạnh đố còn có rất nhiều công trình nghiên cứu quy mô như công trình của Vũ Văn Thanh. Tác giả tập chung vấn đề: cách gieo vần trong lục bát, Đường thi, luật bằng trắc, hợp niêm, thất niêm, hợp vận, lạc vận, yết hậu… Sau khi hòa bình lặp lại, ngành ngôn ngữ học chính thức đực hình thành và ngày càng phát triển ở miền Bắc. Và có rất nhiều công trình nghiên cứu mới đồ sộ như công trình của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức về thơ ca Việt Nam.
Từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ thơ theo phương pháp của ngôn ngữ học. Sau năm 1954, Ngôn ngữ học đã bắt đầu được chú trọng và có cơ hội phát triển, Trong các trường phổ thông và đại học, tri thức ngôn ngữ học được đưa vào giảng dạy ngày càng nhiều và có hệ thống. Việc dạy và học Văn – Tiếng Việt có sự kết hợp liên ngành giữa ngôn ngữ và văn học. Từ nửa sau thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI, các thành tựu nghiên cứu của ngôn ngữ học Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào công cuộc đổi mới với việc dạy văn, học văn nói riêng và việc nghiên cứu văn chương nói chung. Và một công trình gây chú ý đến bạn đọc là công trình của Phan Ngọc. Đây là cuốn khảo cứu về phong cách tác giả nhưng tác giả đã áp dụng thao tác của ngôn ngữ học để tạo ra một hướng mới trong nghiên cứu tác phẩm. Sau đó là “Ngôn ngữ thơ” của Nguyễn Phan Cảnh và “Ngôn ngữ thơ Việt nam” của Hữu Đạt. Nguyễn Phan Cảnh đã đề cập đến vấn đề khai thác hệ kết hợp của thơ hiện đại, cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa (chính là tính đa trị của ngôn ngữ) hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa…trong cuốn “Ngôn ngữ thơ”. Đến năm 2001, “Ngôn ngữ thơ” của Nguyễn Phan Cảnh được tái bản, bổ sung. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu rất có ý nghĩa, đặt nền móng cho lý thuyết nghiên cứu ngôn ngữ một thể loại văn học đặc thù (trong cái nhìn phân biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi). Với “Ngôn ngữ thơ Việt Nam” (1998), Hữu Đạt đã có những nghiên cứu nhất định về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ tiếng Việt trên cơ sở vận dụng khá nhuần nhuyễn các lý thuyết quan hệ hệ hình, quan hệ cú đoạn… Bên cạnh đó, các cuốn “Phong cách học và các phong cách chức năng tiếng Việt” (2000), “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” (2001), “Phong cách học với việc dạy văn và lý luận phê bình văn học” (2002) của tác giả này cũng là những công trình nghiên cứu có giá trị nền tảng, cơ sở cho việc nghiên cứu về văn học nói chung, thơ nói riêng từ phương diện phong cách học của ngôn ngữ học.Và còn có rất nhiều công trình nghiên cứu ngôn ngữ thơ theo hướng cụ thể, khảo sát sâu về một phương diện hay thể loại thơ ca như công trình của: Mai Ngọc Chừ, Hồ Văn hải, Lý Toàn Thắng...Trong cuốn “Vần thơ Việt Nam dưới ánh sáng Ngôn ngữ học” (Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, in lần 2, 2005), Mai Ngọc Chừ đã rất cẩn thận, tỉ mỉ với một phương pháp làm việc logic, khoa học của ngôn ngữ học để khai thác tương đối triệt để vấn đề vần thơ Việt Nam: Chức năng của vần, mối quan hệ của nó với các yếu tố khác; Đơn vị hiệp vần, hai mặt đồng nhất và khác biệt của vần thơ; Vai trò và quy luật phân bố các yếu tố cấu tạo âm tiết tiếng Việt trong việc tạo lập vần thơ; Vấn đề phân loại vần, vị trí và sự hoạt động của các loại vần trong các thể thơ, khổ thơ, vần xét về mặt hòa âm. Đây là một trong những công trình khẳng định được vai trò của ngôn ngữ học trong việc nghiên cứu thơ Việt, dù mới chỉ đi sâu vào cấp độ vần thơ (có đặt vần thơ trong mối liên hệ với các hiện tượng khác như nhịp điệu, ngữ điệu…, trong mối liên hệ với các câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, thậm chí bài thơ). Đồng thời, công trình này cũng là một gợi ý và tạo cơ sở cho luận án của chúng tôi khi nghiên cứu thơ Việt Nam thế kỷ XX ở nhiều cấp độ khác nhau: bài thơ, khổ thơ, câu thơ(1)
Đối với thơ ca cổ, việc vận dụng các thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại vào nghiên cứu có ý nghĩa cực kì quan trọng . Nó cho ta cách nhìn mới mẻ về các văn bản nghệ thuật. Mặt khac, những miêu tả và phân tích theo hướng này sẽ mở ra một con đường đáng tin cậy trong cách tiếp cận văn bản.
Nội dung liên quan
Tuyết Hồng Dạ