Phân tích quan điểm của Mác về vai trò xã hội của tôn giáo

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“ Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn của hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” - Tôn giáo có nguồn gốc từ trong hiện thực và phản ánh chính hiện thực đó – một hiện thực cần có tôn giáo và có điều kiện để tôn giáo xuất hiện và tồn tại - Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện thực. Vì, trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất lực trước tự nhiên, bất lực trước các hiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ còn biết “thở dài” và âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng. Cũng trong cuộc sống hiện thực ấy, họ không thể tìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải tìm đến một “trái tim” trong tưởng tượng nơi tôn giáo. Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, chở che và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. - Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”. => Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó không phải không có những yếu tố tích cực. Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích. Nhưng nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ còn lại “xiềng xích” mà thôi. Và nếu không có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy những áp bức, bất công và bạo lực.
Trả lời
“ Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn của hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” - Tôn giáo có nguồn gốc từ trong hiện thực và phản ánh chính hiện thực đó – một hiện thực cần có tôn giáo và có điều kiện để tôn giáo xuất hiện và tồn tại - Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện thực. Vì, trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất lực trước tự nhiên, bất lực trước các hiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ còn biết “thở dài” và âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng. Cũng trong cuộc sống hiện thực ấy, họ không thể tìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải tìm đến một “trái tim” trong tưởng tượng nơi tôn giáo. Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, chở che và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. - Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”. => Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó không phải không có những yếu tố tích cực. Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích. Nhưng nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ còn lại “xiềng xích” mà thôi. Và nếu không có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy những áp bức, bất công và bạo lực.