Phân tích quan điểm của Mác về vai trò xã hội của tôn giáo
kiến thức chung
“ Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn của hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.”
- Tôn giáo có nguồn gốc từ trong hiện thực và phản ánh chính hiện thực đó – một hiện thực cần có tôn giáo và có điều kiện để tôn giáo xuất hiện và tồn tại
- Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo tưởng, là những vòng hoa giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là niềm hy vọng và điểm tựa tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện thực. Vì, trong cuộc sống hiện thực, khi con người bất lực trước tự nhiên, bất lực trước các hiện tượng áp bức, bất công của xã hội thì họ chỉ còn biết “thở dài” và âm thầm, nhẫn nhục chịu đựng. Cũng trong cuộc sống hiện thực ấy, họ không thể tìm thấy “một trái tim” để yêu thương, che chở nên phải tìm đến một “trái tim” trong tưởng tượng nơi tôn giáo. Trái tim đó sẽ sẵn sàng bao dung, tha thứ, chở che và tiếp thêm sức mạnh cho họ để họ có thể vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
- Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốn khẳng định tính chất “ru ngủ” hay độc hại của tôn giáo, mà còn nhấn mạnh đến sự tồn tại tất yếu của tôn giáo với tư cách một thứ thuốc giảm đau được dùng để xoa dịu những nỗi đau trần thế. Thực vậy, người ta dùng thuốc giảm đau khi người ta bị đau đớn và chừng nào còn đau đớn, thì chừng đó còn có nhu cầu dùng nó. Đó chính là lý do để lý giải tại sao người ta hướng tới, hy vọng và coi tôn giáo như chiếc “phao cứu sinh” cho cuộc sống của mình, cho dù đó chỉ là những hạnh phúc ảo tưởng, chỉ là “sự đền bù hư ảo”.
=> Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tôn giáo mặc dù là sự phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực, là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội nhưng nó không phải không có những yếu tố tích cực. Tôn giáo chỉ là những “bông hoa giả” tô điểm cho một cuộc sống hiện thực đầy xiềng xích. Nhưng nếu không có những “bông hoa giả” ấy thì cuộc sống của con người chỉ còn lại “xiềng xích” mà thôi. Và nếu không có thứ “thuốc giảm đau” ấy thì con người sẽ phải vật vã đau đớn trong cuộc sống hiện thực với đầy rẫy những áp bức, bất công và bạo lực.
Câu 2: Quan điểm của Mac về tiến trình vận động của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người.
Về sự ra đời của tôn giáo, Mác cho rằng, con người tạo ra tôn giáo. Tôn giáo không phải là cái tự có mà là sản phẩm của con người, tức xã hội con người, cũng tức là phương thức tồn tại của con người. Nói cách khác, tôn giáo chỉ là sự phản ánh xh con người vào trong ý thức của con người. Vì thế tôn giáo là 1 hình thái ý thức xh đặc biệt, phản ảnh cái xh tồn tại xh đã sinh ra nó. Song sự phản ảnh đó chỉ là sự phản ánh phi lý tính, hoang đường, để rồi sau đó lấy cái hoang đường, phi lý tính làm chân lý, chuẩn mực, để giải thích hoặc chi phối cái hiện thực.
Theo Mác, tôn giáo ra đời, phát triển và đến một thời kỳ với những điều kiện nhất định thì tôn giáo sẽ mất đi.
Về logic vận động của tôn giáo, năm 1867, C.Mác viết trong bộ tư bản:
“ Nói chung, sự phản ảnh có tính chất tôn giáo của thế giới thực tại chỉ có thể mất đi khi nào mà những quan hệ trong đời sống thực tiễn hàng ngày của con người được biểu hiện bằng những mối liên hệ rõ ràng và hợp lý giữa người ta với nhau và với thiên nhiên”
Mối quan hệ của con người với thiên nhiên là lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa con người với con người là quan hệ sản xuất. 2 mối quan hệ này được hợp thành phương thức sản xuất, vận động theo quy luật: quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất.
Ở đây, “tính chất tôn giáo thực tại” chỉ có thể mất đi trước hết và chủ yếu từ phương diện phát triển kinh tế, mà cụ thể là: quy luật của phương thức sản xuất biểu hiện đến trình độ cao nhất. Mà phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa (mà chúng ta cũng chỉ biết đến bằng tư duy lí luận, còn trên thực tiễn mới biết qua một số mô hình, trong đó đáng kể là mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây) mới thể hiện là ưu việt nhất so với các kiểu phương thức sản xuất đã có. Theo đó, tôn giáo chỉ mất đi khi có phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Khi nào phương thức sản xuất vận động trong sự phù hợp cao của quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất, khi đó, tôn giáo phát triển mang tinh chất văn hóa hiện thực hơn là chất linh thiêng của tôn giáo. Ngược lại, khi nào phương thức sản xuất vận động trong sự mâu thuẫn đến cao độ của quan hệ sản xuất với trình độ lực lượng sản xuất, thì đời sống tôn giáo trở nên sôi động, phức tạp.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Quỳnh Minh Tranh