Phân tích nội dung và giá trị nghệ thuật của vở kịch “Vũ Như Tô”.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Vũ Như Tô” là một vở bi kịch đáp ứng được khá hoàn hảo mọi yêu cầu mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa cho là cao quý nhất và khó nhất. Đây là một vở kịch có quy mô hoành tráng, xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho vua Tương Dực được ghi lại trong Đại Việt sử ký và Việt Sử thông cương giám mục, Nguyễn Huy Tưởng đã tái tạo lịch sử bằng tác phẩm kịch “ Vũ Như Tô”. Tác phẩm kể về Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính, thông qua lời kể của Lê Tương Dực nói với Kim Phượng: “ hắn là một người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muôn kiểu hồ, vẽ những vườn hoa lộng lẫy như Bồng lai. Hắn còn là một tay hội họa khác thường: Chỉ một vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh hóa công. Còn cái tài tính toán thì không lời nào tả hết. Hắn sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ. Khanh cho thế là ngạc nhiên sao? Cửu trùng đài tới nay không ai dựng nổi, rồi đây Vũ sẽ xây nhanh chóng như đài nhất dạ, huy hoàng tráng lệ như đài Cô Tô.” Tuy nhiên, Vũ Như Tô lại một mực nhất quyết không vâng mệnh vua thực hiện việc xây Cửu Trùng Đại mặc cho vua dọa nạt, ông cũng không sợ chết. Sau khi gặp cung nữ Đan Thiềm, nói chuyện và được Đan Thiềm khuyên giải nên xây một lâu đài vĩ đại làm nên hãnh diện cho dân tộc, Vũ Như Tô đồng ý. Khi Vũ Như Tô gặp Lê Tương Dực, ông ra điều kiện để xây Cửu Trùng Đài rằng: “thứ nhất, đài phải xây theo đúng kiểu bản đồ này, không thay đổi một ly nào. Thứ hai: Hoàng thượng và triều đình phải trọng đãi công ngang sĩ. Sách Trung dung có dạy “Lai bách công giã”. Hoàng thượng chắc còn nhớ đấy. Nước phú dân cường là nhờ ở đó. Hai điều đó không được, tiện nhân đành phí thân này” buộc Lê Tương Dực phải đồng ý. Công trình kéo dài hết năm này qua năm khác, tốn không biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu và tài sản của nhân dân, phen phu thợ thuyền chết không biết bao nhiêu người, thêm nữa, để có tiền tiếp tục xây Đài, triều đình đã tăng thuế đến lần thứ hai, nhân dân vô cùng căm ghét và phẫn uất. Bên cạnh đó, những người thợ cùng làm với Vũ Như Tô như Phó Bảo cũng tỏ ra căm phẫn, phần vì nhìn thấy thợ của họ bị chết mà thương xót, phần vì nghi ngờ Vũ Như Tô làm vì danh lợi của mình mà không màng đến tính mạng người khác. Nhân dân ngày càng căm tức, Quận công Trịnh Duy Sản dấy binh, lôi kéo thợ làm phản Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm, thiêu hủy Cửu Trùng Đài. Lê Tương Dực chết, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô trốn nhưng ông không nghe, cả hai cùng bị bắt, Vũ Như Tô sau khi nhìn thấy ánh lửa thiêu cháy Cửu Trùng Đài, nghe thấy tiếng tung hô “Cửu Trùng Đài đã cháy” Vũ Như Tô như bị chết đi và nói với quân lính dẫn đến pháp trường. Nhắc đến kịch trước hết cần nhắc đến xung đột kịch. Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp gì, đứng trước ngã rẽ của hai con đường, mỗi đường oan nghiệt theo một kiểu: hoặc chối từ thiên chức của mình, tức là tự sát, hoặc tuân lệnh Lê Tương Dực và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn sáng tạo, nhưng như thế là sẽ tất yếu gieo rắc thêm nhiều tai họa cho quần chúng nhân dân không có công trình Cửu Trùng Ðài đã quá khốn khổ vì bị áp bức, bóc lột, ức hiếp trăm đường. Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả kịch bênh vực bằng những phương tiện nghệ thuật đầy thuyết phục, không thể đặt chúng xuống dưới phạm trù “cái nhất thời” mà có thể không day dứt lắm hy sinh cho “cái vĩnh cửu”. Và khi họ Vũ chọn con đường xây Cửu Trùng Ðài, Vũ Như Tô ý thức rất rõ những gì phải làm để đạt đích. Y đòi vua cho y “toàn quyền làm việc, kẻ nào trái lệnh chém bêu đầu”. Công trình với năm vạn thợ bên trong và mười vạn thợ bên ngoài được so sánh với cuộc chiến tranh với nước ngoài. Cái quyền sống của nhân dân bị hy sinh không thương tiếc trong cuộc chiến ấy được phát lên thành lời nhiều lần và từ nhiều miệng: từ miệng Trịnh Duy Sản ở hồi 2 (Trịnh Duy Sản trong kịch bản là một quan võ thô bạo và hủ nho, nhưng can đảm, chính trực, lo lắng cho lợi ích của nước, của dân, đối lập với gian thần Nguyễn Vũ), từ miệng người thợ đào ngũ và bị đưa đi hành quyết ở hồi 3, rồi tế nhị từ miệng Thị Nhiên ở hồi 4 và sỗ sàng hể hả từ miệng những người lính nổi loạn ở hồi cuối, trước lúc hạ màn. Ðiệp khúc nguyền rủa Cửu Trùng Ðài vang lên song song với điệp khúc ngưỡng vọng Cửu Trùng Ðài trong tổng phổ phức điệu của kịch Vũ Như Tô. Bản nhạc lạ tai, nhưng đầy hấp dẫn của nó được kết cấu chủ yếu bằng phối hợp đối âm, trong thế cân bằng uyển chuyển và căng thẳng, hai bè hợp xướng thuận nghịch, không để bè nào lấn át bè nào. Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: Nghệ Sĩ và Nhân Dân. Nghệ Sĩ mượn tay vương quyền khẳng định bằng việc làm thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân Dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hy sinh từ phía Nghệ Sĩ, nổi dậy tiêu diệt Nghệ Sĩ và công trình kỳ quan của y. Nếu quan niệm hoạt động sáng tạo là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Ðẹp và việc bảo vệ quyền sống và các quyền chính đáng khác của con người là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Thiện, thì trước chúng ta là cuộc xung đột khốc liệt giữa cái Ðẹp và cái Thiện, cuộc xung đột có ý nghĩa lịch sử nhân loại ấy nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa, bây giờ đã có thể khẳng định, một cách trường cửu, vào gần giữa thế kỷ XX. Kết cục của vở kịch mang tính bi kịch bởi vì đã băng hoại những giá trị lớn: một nghìn năm nữa nhân dân mới có thể sản sinh ra một Vũ Như Tô mới, nhiều công trình kỳ vĩ có thể được xây cất, nhưng không phải Cửu Trùng Ðài tuyệt diễm mà chỉ Vũ Như Tô mới có thể làm nên. Nhưng ta thử giả định một kết cục khác: Cửu Trùng Ðài hoàn thành, nhưng lúc ấy sẽ không còn người nào, trừ Vũ Như Tô và Ðan Thiềm, để thưởng ngoạn nó, bởi lẽ những Lê Tương Dực với lũ cung nữ với những Nguyễn Vũ đâu phải là người… Chúng tôi cố tình cường điệu để bày tỏ sự không tán đồng những ý kiến biểu dương quá mức động cơ phụng sự dân tộc, làm vẻ vang cho đất nước ở nhân vật Vũ Như Tô. Ðộng cơ này có thực, chính Vũ Như Tô nói ra nhiều lần, lại được Ðan Thiềm hết sức cổ vũ, nhưng theo chúng tôi nó là thứ yếu: nó phái sinh từ khát vọng sáng tạo của nhà kiến trúc sư thiên tài này và là một lập luận biện hộ cho những hy sinh vật chất và tính mạng mà công trình Cửu Trùng Ðài đòi hỏi ở quần chúng nhân dân. Trong thâm tâm, Vũ Như Tô biết y xây cung điện chín tầng trăm nóc trước hết cho mình, để thể hiện cái tài của mình. Y nói thẳng với Lê Tương Dực: “Xây Ðài Cửu Trùng, vì hoàng thượng thì ít, mà vì tiện nhân thì nhiều”. Họ Vũ muốn thi đua với những người thợ xây của các nước khác, muốn chứng minh thợ Việt tài giỏi không kém và có khi còn hơn họ, điều đó dễ thông cảm và ủng hộ, nhưng thiết nghĩ từ đó không nên ngoại suy rằng việc xây Cửu Trùng Ðài phục vụ “quyền lợi dân tộc”, mà quyền lợi dân tộc, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ấy, lại mâu thuẫn với “quyền lợi nhân dân”, và đấy là nguồn gốc bi kịch của Vũ Như Tô. Sự ngoại suy tư biện như thế, theo chúng tôi, không ăn khớp với hiện thực tác phẩm và làm giảm ý nghĩa nhân loại của nó. Nhân vật được huyền thoại hóa của Nguyễn Huy Tưởng, như đã nói, muốn thi tài ngay cả với Hóa công cơ mà! Trong ý thức của con người dám đọ sức với Trời, dân tộc nhiều nhất chỉ là một thực thể đồng đẳng. Mà trong thực tại, thiên tài ở cấp cao nhất cũng đồng đẳng với dân tộc và có khi cao hơn: Homère là cha chứ không phải con của văn minh Hy Lạp, Shakespeare và Goethe là hiện thân tinh thần của nước Anh và nước Ðức, không có Tolstoi và Dostoievski thì không có nước Nga, như chính người Nga khẳng định… Cửu Trùng Ðài, mà đồ án Vũ Như Tô áp đặt cho vua Lê Tương Dực, không cho sửa đổi một tí gì, theo ý tưởng của người thiết kế, là tác phẩm của cái Ðẹp thuần túy, cái Ðẹp “vô ích”, nó muốn đứng trên mọi lợi ích thiết thực, lợi ích thấy được của cả nhân dân lẫn dân tộc. Chuyện An Dương Vương xây thành ốc được gợi nhớ trong kịch bản để làm cái phông tương phản cho công trình Cửu Trùng Ðài. “Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành cho vua chơi”– những người trợ thủ gần gũi nhất nói thẳng với tổng công trình sư ở điểm cao trào của hành động kịch (hồi 3, lớp 3). Và sau đó thái tử Chiêm Thành – nhân vật không liên quan đến hành động kịch – xuất hiện trên sân khấu để một lần nữa nhấn mạnh về tính quá ư không thiết yếu, tính xa xỉ nguy hại cho quốc gia, dân tộc của những công trình như Cửu Trùng Ðài. Thế nhưng vì sao khi dân chúng và binh sĩ nổi dậy đốt Cửu Trùng Ðài, giết Vũ Như Tô, chúng ta lại đau xót đến thế? Hay là bởi vì không có cái đẹp vô ích, cái đẹp xa xỉ thì quốc gia, dân tộc, nhân dân, con người cũng không sống được? Về hành động kịch trong tác phẩm “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng gắn với sự xuất hiện đồng thời của nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Mỗi lần hai nhân vật cùng nhau xuất hiện là một lần đánh dấu một biến động lớn của hành động kịch, tương ứng với nó là: Sự manh nha hình thành Cửu Trùng Đài, Cửu Trùng Đài đang được và Cửu Trùng Đài bị sụp đổ. Vũ Như Tô là một kiểu nhân vật không phải là người tốt theo nghĩa thông thường. Vũ Như Tô luôn luôn say mê với công việc xây dựng Cửu Trùng Đài, niềm say mê ấy được Đan Thiềm châm lên, khích lệ Vũ Như Tô. Mỗi băn khoăn mà kẻ sĩ tính toán phục vụ cho việc xây đài lại đi ngược với ý muốn của quần chúng nhân dân, phục vụ cho hôn quân bạo chúa được tháo gỡ dần từ giây phút ngọn lửa đam mê ấy bùng cháy. Thậm chí, người thợ cả đôn hậu ấy không ngần ngại giết hết tất cả những ai chống lại y, trong y không hề có những trăn trở cái giá mà nhân dân phải trả cho tác phẩm tuyệt mĩ của mình. Khi Vũ Như Tô gặp lại vợ lần cuối, Thị Nhiên đã kể cho chồng nghe cảnh đói kém, mất mùa, giặc nổi lên như châu chấu ở quê nhà, con cái ốm đau quặt quẹo không được cha chăm nom,… khi đó, Vũ Như Tô đang què chân vì bị ngã từ nóc xuống. Tuy nhiên, chẳng lời nào của vợ đi vào tai của Vũ Như Tô, tâm trí của y bị cuốn cả vào trong Cửu Trùng Đài – cái Đài ấy, dường như đã nuốt mất hết cả tâm hồn và thể xác y. Đối với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài còn quý hơn cả tính mạng y, điều đó không xấu, tuy nhiên, y lại coi Cửu Trùng Đài còn quý hơn cả hạnh phúc, cả sự sống của hàng trăm, hàng vạn người thì đó lại là cái đáng sợ. Cái chết của Vũ Như Tô thật thảm hại. Nó không chỉ là cái chết về mặt thể xác nữa mà là cái chết của tâm hồn, của niềm đam mê và khát khao sự sống. Tác giả để nhân vật Vũ Như Tô chết cũng như muốn chuộc lại lỗi lầm mà y gây ra, nhưng chính bản thân Vũ Như Tô lại không ý thức được điều đó.
Trả lời
“Vũ Như Tô” là một vở bi kịch đáp ứng được khá hoàn hảo mọi yêu cầu mọi tiêu chí của một thể loại văn học mà mĩ học châu Âu xưa cho là cao quý nhất và khó nhất. Đây là một vở kịch có quy mô hoành tráng, xuất sắc của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho vua Tương Dực được ghi lại trong Đại Việt sử ký và Việt Sử thông cương giám mục, Nguyễn Huy Tưởng đã tái tạo lịch sử bằng tác phẩm kịch “ Vũ Như Tô”. Tác phẩm kể về Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính, thông qua lời kể của Lê Tương Dực nói với Kim Phượng: “ hắn là một người thợ có hoa tay tuyệt thế, chạm trổ, nạm đục, xây dựng không kém đường gì. Lại có tài đào muôn kiểu hồ, vẽ những vườn hoa lộng lẫy như Bồng lai. Hắn còn là một tay hội họa khác thường: Chỉ một vẩy bút là chim hoa đã hiện trên mảnh lụa, thần tình biến hóa như cảnh hóa công. Còn cái tài tính toán thì không lời nào tả hết. Hắn sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thể xây những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ. Khanh cho thế là ngạc nhiên sao? Cửu trùng đài tới nay không ai dựng nổi, rồi đây Vũ sẽ xây nhanh chóng như đài nhất dạ, huy hoàng tráng lệ như đài Cô Tô.” Tuy nhiên, Vũ Như Tô lại một mực nhất quyết không vâng mệnh vua thực hiện việc xây Cửu Trùng Đại mặc cho vua dọa nạt, ông cũng không sợ chết. Sau khi gặp cung nữ Đan Thiềm, nói chuyện và được Đan Thiềm khuyên giải nên xây một lâu đài vĩ đại làm nên hãnh diện cho dân tộc, Vũ Như Tô đồng ý. Khi Vũ Như Tô gặp Lê Tương Dực, ông ra điều kiện để xây Cửu Trùng Đài rằng: “thứ nhất, đài phải xây theo đúng kiểu bản đồ này, không thay đổi một ly nào. Thứ hai: Hoàng thượng và triều đình phải trọng đãi công ngang sĩ. Sách Trung dung có dạy “Lai bách công giã”. Hoàng thượng chắc còn nhớ đấy. Nước phú dân cường là nhờ ở đó. Hai điều đó không được, tiện nhân đành phí thân này” buộc Lê Tương Dực phải đồng ý. Công trình kéo dài hết năm này qua năm khác, tốn không biết bao nhiêu mồ hôi, xương máu và tài sản của nhân dân, phen phu thợ thuyền chết không biết bao nhiêu người, thêm nữa, để có tiền tiếp tục xây Đài, triều đình đã tăng thuế đến lần thứ hai, nhân dân vô cùng căm ghét và phẫn uất. Bên cạnh đó, những người thợ cùng làm với Vũ Như Tô như Phó Bảo cũng tỏ ra căm phẫn, phần vì nhìn thấy thợ của họ bị chết mà thương xót, phần vì nghi ngờ Vũ Như Tô làm vì danh lợi của mình mà không màng đến tính mạng người khác. Nhân dân ngày càng căm tức, Quận công Trịnh Duy Sản dấy binh, lôi kéo thợ làm phản Lê Tương Dực, Vũ Như Tô và Đan Thiềm, thiêu hủy Cửu Trùng Đài. Lê Tương Dực chết, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô trốn nhưng ông không nghe, cả hai cùng bị bắt, Vũ Như Tô sau khi nhìn thấy ánh lửa thiêu cháy Cửu Trùng Đài, nghe thấy tiếng tung hô “Cửu Trùng Đài đã cháy” Vũ Như Tô như bị chết đi và nói với quân lính dẫn đến pháp trường. Nhắc đến kịch trước hết cần nhắc đến xung đột kịch. Vũ Như Tô, nghệ sĩ tài trời đã ngoại tứ tuần mà chưa làm nên sự nghiệp gì, đứng trước ngã rẽ của hai con đường, mỗi đường oan nghiệt theo một kiểu: hoặc chối từ thiên chức của mình, tức là tự sát, hoặc tuân lệnh Lê Tương Dực và mượn tay Lê Tương Dực để thực hiện mộng lớn sáng tạo, nhưng như thế là sẽ tất yếu gieo rắc thêm nhiều tai họa cho quần chúng nhân dân không có công trình Cửu Trùng Ðài đã quá khốn khổ vì bị áp bức, bóc lột, ức hiếp trăm đường. Quyền lợi của quần chúng nhân dân được tác giả kịch bênh vực bằng những phương tiện nghệ thuật đầy thuyết phục, không thể đặt chúng xuống dưới phạm trù “cái nhất thời” mà có thể không day dứt lắm hy sinh cho “cái vĩnh cửu”. Và khi họ Vũ chọn con đường xây Cửu Trùng Ðài, Vũ Như Tô ý thức rất rõ những gì phải làm để đạt đích. Y đòi vua cho y “toàn quyền làm việc, kẻ nào trái lệnh chém bêu đầu”. Công trình với năm vạn thợ bên trong và mười vạn thợ bên ngoài được so sánh với cuộc chiến tranh với nước ngoài. Cái quyền sống của nhân dân bị hy sinh không thương tiếc trong cuộc chiến ấy được phát lên thành lời nhiều lần và từ nhiều miệng: từ miệng Trịnh Duy Sản ở hồi 2 (Trịnh Duy Sản trong kịch bản là một quan võ thô bạo và hủ nho, nhưng can đảm, chính trực, lo lắng cho lợi ích của nước, của dân, đối lập với gian thần Nguyễn Vũ), từ miệng người thợ đào ngũ và bị đưa đi hành quyết ở hồi 3, rồi tế nhị từ miệng Thị Nhiên ở hồi 4 và sỗ sàng hể hả từ miệng những người lính nổi loạn ở hồi cuối, trước lúc hạ màn. Ðiệp khúc nguyền rủa Cửu Trùng Ðài vang lên song song với điệp khúc ngưỡng vọng Cửu Trùng Ðài trong tổng phổ phức điệu của kịch Vũ Như Tô. Bản nhạc lạ tai, nhưng đầy hấp dẫn của nó được kết cấu chủ yếu bằng phối hợp đối âm, trong thế cân bằng uyển chuyển và căng thẳng, hai bè hợp xướng thuận nghịch, không để bè nào lấn át bè nào. Như vậy, hai lực đối kháng và đồng đẳng xung đột quyết liệt trong tác phẩm bi kịch hoàn chỉnh một cách cổ điển của Nguyễn Huy Tưởng: Nghệ Sĩ và Nhân Dân. Nghệ Sĩ mượn tay vương quyền khẳng định bằng việc làm thiên tài sáng tạo của mình, không đếm xỉa đến mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của nhân dân. Nhân Dân, không chấp nhận sự áp đặt giá trị với những đòi hỏi hy sinh từ phía Nghệ Sĩ, nổi dậy tiêu diệt Nghệ Sĩ và công trình kỳ quan của y. Nếu quan niệm hoạt động sáng tạo là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Ðẹp và việc bảo vệ quyền sống và các quyền chính đáng khác của con người là sự thực hiện mệnh lệnh của cái Thiện, thì trước chúng ta là cuộc xung đột khốc liệt giữa cái Ðẹp và cái Thiện, cuộc xung đột có ý nghĩa lịch sử nhân loại ấy nhà văn Việt Nam Nguyễn Huy Tưởng đã khắc họa, bây giờ đã có thể khẳng định, một cách trường cửu, vào gần giữa thế kỷ XX. Kết cục của vở kịch mang tính bi kịch bởi vì đã băng hoại những giá trị lớn: một nghìn năm nữa nhân dân mới có thể sản sinh ra một Vũ Như Tô mới, nhiều công trình kỳ vĩ có thể được xây cất, nhưng không phải Cửu Trùng Ðài tuyệt diễm mà chỉ Vũ Như Tô mới có thể làm nên. Nhưng ta thử giả định một kết cục khác: Cửu Trùng Ðài hoàn thành, nhưng lúc ấy sẽ không còn người nào, trừ Vũ Như Tô và Ðan Thiềm, để thưởng ngoạn nó, bởi lẽ những Lê Tương Dực với lũ cung nữ với những Nguyễn Vũ đâu phải là người… Chúng tôi cố tình cường điệu để bày tỏ sự không tán đồng những ý kiến biểu dương quá mức động cơ phụng sự dân tộc, làm vẻ vang cho đất nước ở nhân vật Vũ Như Tô. Ðộng cơ này có thực, chính Vũ Như Tô nói ra nhiều lần, lại được Ðan Thiềm hết sức cổ vũ, nhưng theo chúng tôi nó là thứ yếu: nó phái sinh từ khát vọng sáng tạo của nhà kiến trúc sư thiên tài này và là một lập luận biện hộ cho những hy sinh vật chất và tính mạng mà công trình Cửu Trùng Ðài đòi hỏi ở quần chúng nhân dân. Trong thâm tâm, Vũ Như Tô biết y xây cung điện chín tầng trăm nóc trước hết cho mình, để thể hiện cái tài của mình. Y nói thẳng với Lê Tương Dực: “Xây Ðài Cửu Trùng, vì hoàng thượng thì ít, mà vì tiện nhân thì nhiều”. Họ Vũ muốn thi đua với những người thợ xây của các nước khác, muốn chứng minh thợ Việt tài giỏi không kém và có khi còn hơn họ, điều đó dễ thông cảm và ủng hộ, nhưng thiết nghĩ từ đó không nên ngoại suy rằng việc xây Cửu Trùng Ðài phục vụ “quyền lợi dân tộc”, mà quyền lợi dân tộc, trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể ấy, lại mâu thuẫn với “quyền lợi nhân dân”, và đấy là nguồn gốc bi kịch của Vũ Như Tô. Sự ngoại suy tư biện như thế, theo chúng tôi, không ăn khớp với hiện thực tác phẩm và làm giảm ý nghĩa nhân loại của nó. Nhân vật được huyền thoại hóa của Nguyễn Huy Tưởng, như đã nói, muốn thi tài ngay cả với Hóa công cơ mà! Trong ý thức của con người dám đọ sức với Trời, dân tộc nhiều nhất chỉ là một thực thể đồng đẳng. Mà trong thực tại, thiên tài ở cấp cao nhất cũng đồng đẳng với dân tộc và có khi cao hơn: Homère là cha chứ không phải con của văn minh Hy Lạp, Shakespeare và Goethe là hiện thân tinh thần của nước Anh và nước Ðức, không có Tolstoi và Dostoievski thì không có nước Nga, như chính người Nga khẳng định… Cửu Trùng Ðài, mà đồ án Vũ Như Tô áp đặt cho vua Lê Tương Dực, không cho sửa đổi một tí gì, theo ý tưởng của người thiết kế, là tác phẩm của cái Ðẹp thuần túy, cái Ðẹp “vô ích”, nó muốn đứng trên mọi lợi ích thiết thực, lợi ích thấy được của cả nhân dân lẫn dân tộc. Chuyện An Dương Vương xây thành ốc được gợi nhớ trong kịch bản để làm cái phông tương phản cho công trình Cửu Trùng Ðài. “Vua Thục đắp thành để giữ nước, còn ta xây thành cho vua chơi”– những người trợ thủ gần gũi nhất nói thẳng với tổng công trình sư ở điểm cao trào của hành động kịch (hồi 3, lớp 3). Và sau đó thái tử Chiêm Thành – nhân vật không liên quan đến hành động kịch – xuất hiện trên sân khấu để một lần nữa nhấn mạnh về tính quá ư không thiết yếu, tính xa xỉ nguy hại cho quốc gia, dân tộc của những công trình như Cửu Trùng Ðài. Thế nhưng vì sao khi dân chúng và binh sĩ nổi dậy đốt Cửu Trùng Ðài, giết Vũ Như Tô, chúng ta lại đau xót đến thế? Hay là bởi vì không có cái đẹp vô ích, cái đẹp xa xỉ thì quốc gia, dân tộc, nhân dân, con người cũng không sống được? Về hành động kịch trong tác phẩm “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng gắn với sự xuất hiện đồng thời của nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Mỗi lần hai nhân vật cùng nhau xuất hiện là một lần đánh dấu một biến động lớn của hành động kịch, tương ứng với nó là: Sự manh nha hình thành Cửu Trùng Đài, Cửu Trùng Đài đang được và Cửu Trùng Đài bị sụp đổ. Vũ Như Tô là một kiểu nhân vật không phải là người tốt theo nghĩa thông thường. Vũ Như Tô luôn luôn say mê với công việc xây dựng Cửu Trùng Đài, niềm say mê ấy được Đan Thiềm châm lên, khích lệ Vũ Như Tô. Mỗi băn khoăn mà kẻ sĩ tính toán phục vụ cho việc xây đài lại đi ngược với ý muốn của quần chúng nhân dân, phục vụ cho hôn quân bạo chúa được tháo gỡ dần từ giây phút ngọn lửa đam mê ấy bùng cháy. Thậm chí, người thợ cả đôn hậu ấy không ngần ngại giết hết tất cả những ai chống lại y, trong y không hề có những trăn trở cái giá mà nhân dân phải trả cho tác phẩm tuyệt mĩ của mình. Khi Vũ Như Tô gặp lại vợ lần cuối, Thị Nhiên đã kể cho chồng nghe cảnh đói kém, mất mùa, giặc nổi lên như châu chấu ở quê nhà, con cái ốm đau quặt quẹo không được cha chăm nom,… khi đó, Vũ Như Tô đang què chân vì bị ngã từ nóc xuống. Tuy nhiên, chẳng lời nào của vợ đi vào tai của Vũ Như Tô, tâm trí của y bị cuốn cả vào trong Cửu Trùng Đài – cái Đài ấy, dường như đã nuốt mất hết cả tâm hồn và thể xác y. Đối với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài còn quý hơn cả tính mạng y, điều đó không xấu, tuy nhiên, y lại coi Cửu Trùng Đài còn quý hơn cả hạnh phúc, cả sự sống của hàng trăm, hàng vạn người thì đó lại là cái đáng sợ. Cái chết của Vũ Như Tô thật thảm hại. Nó không chỉ là cái chết về mặt thể xác nữa mà là cái chết của tâm hồn, của niềm đam mê và khát khao sự sống. Tác giả để nhân vật Vũ Như Tô chết cũng như muốn chuộc lại lỗi lầm mà y gây ra, nhưng chính bản thân Vũ Như Tô lại không ý thức được điều đó.