Phân tích mối quan hệ quan hệ giữa đạo đức và chính trị
kiến thức chung
1. Giống nhau:
Đều là hình thái ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quy định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì cả đạo đức và chính trị đều thay đổi theo.
+ Đều mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng nhằm phục vụ lợi ích của một giai cấp nhất định, giai cấp thống trị dùng chúng nhằm làm phương tiện bảo vệ cho sự thống trị của mình, còn giai cấp bị trị dùng chúng để đấu tranh chống lại áp bức bóc lột của giai cấp cầm quyền.
2. Khác nhau
Một là: Đạo đức xuất hiện sớm hơn chính trị, đạo đức xuất hiện ngay từ khi loài người xuất hiện chính trị với tư cách là hình thái ý thức xã hội chỉ xuất hiện khi có phân chia giai cấp và nhà nước ra đời
Hai là: Ý thức đạo đức điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân này với lợi ích cá nhân khác hay giữa cộng đồng sao cho đảm bảo hài hòa mối quan hệ lợi ích. Ý thức chính trị điều chỉnh mối quan hệ giữa lợi ích tập đoàn người này với lợi ích của tập đoàn người khác, lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia
Ba là: Ý thức đạo đức điều chỉnh hành vi của con người ở mọi lúc, mọi nơi, trong gia đình và trong xã hội trong cách xưng hô ứng xử hàng ngày. Ý thức chính trị điều chỉnh hành vi của con người khi xuất hiện quan hệ chính trị như giai cấp, các dân tộc, quốc gia.
Bốn là: Ý thức đạo đức điều chỉnh hành vi của con người mang tính tự giác, bằng phong tục tập quán, thói quen… Ý thức chính trị điều chỉnh hành vi của con người thông qua lợi ích, có tính toán, bằng tự giác, thông qua vận động, bằng cả cưỡng bức. Trong xã hội có giai cấp chính trị định hướng đạo đức, chi phối đạo đức, chính trị quy định những chuẩn mực đạo đức (ví dụ trong Nho giáo, trung với Vua là một chuẩn mực đạo đức) Chính trị quy định nội dung đạo đức đến lượt nó đạo đức lại tác động trở lại chính trị, nền chính trị dựa trên đạo đức, lấy lợi ích của dân làm gốc, tìm sự đồng thuận của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị Đạo đức và chính trị hòa quyện gắn bó với nhau trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu xây dựng dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng, xã hội văn minh ở Việt Nam hiện nay.
Đặng Lê Anh Khoa
1. Giống nhau:
Đều là hình thái ý thức xã hội, do tồn tại xã hội quy định, khi tồn tại xã hội thay đổi thì cả đạo đức và chính trị đều thay đổi theo.
+ Đều mang tính giai cấp trong xã hội có giai cấp đối kháng nhằm phục vụ lợi ích của một giai cấp nhất định, giai cấp thống trị dùng chúng nhằm làm phương tiện bảo vệ cho sự thống trị của mình, còn giai cấp bị trị dùng chúng để đấu tranh chống lại áp bức bóc lột của giai cấp cầm quyền.
2. Khác nhau
Một là: Đạo đức xuất hiện sớm hơn chính trị, đạo đức xuất hiện ngay từ khi loài người xuất hiện chính trị với tư cách là hình thái ý thức xã hội chỉ xuất hiện khi có phân chia giai cấp và nhà nước ra đời
Hai là: Ý thức đạo đức điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân này với lợi ích cá nhân khác hay giữa cộng đồng sao cho đảm bảo hài hòa mối quan hệ lợi ích. Ý thức chính trị điều chỉnh mối quan hệ giữa lợi ích tập đoàn người này với lợi ích của tập đoàn người khác, lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia
Ba là: Ý thức đạo đức điều chỉnh hành vi của con người ở mọi lúc, mọi nơi, trong gia đình và trong xã hội trong cách xưng hô ứng xử hàng ngày. Ý thức chính trị điều chỉnh hành vi của con người khi xuất hiện quan hệ chính trị như giai cấp, các dân tộc, quốc gia.
Bốn là: Ý thức đạo đức điều chỉnh hành vi của con người mang tính tự giác, bằng phong tục tập quán, thói quen… Ý thức chính trị điều chỉnh hành vi của con người thông qua lợi ích, có tính toán, bằng tự giác, thông qua vận động, bằng cả cưỡng bức. Trong xã hội có giai cấp chính trị định hướng đạo đức, chi phối đạo đức, chính trị quy định những chuẩn mực đạo đức (ví dụ trong Nho giáo, trung với Vua là một chuẩn mực đạo đức) Chính trị quy định nội dung đạo đức đến lượt nó đạo đức lại tác động trở lại chính trị, nền chính trị dựa trên đạo đức, lấy lợi ích của dân làm gốc, tìm sự đồng thuận của giai cấp thống trị với giai cấp bị trị Đạo đức và chính trị hòa quyện gắn bó với nhau trong giai đoạn hiện nay.
Mục tiêu xây dựng dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng, xã hội văn minh ở Việt Nam hiện nay.