Phân tích lời nhạc từ bài "Chuyên Kênh" của ban nhạc Ngọt.
Thế giới truyền thông hiện đại dù lấy từ công nghệ tân tiến nhưng lại lột da cho những bản năng hoang dã nhất của một quần thể 'vô tri'. Truyền thông hiện đại nó có phần đè nát cá nhân và cũng làm cho tư duy, thế giới quan của chúng ta không lành mạnh. Những phê phán này đã được thể hiện qua hai nhạc phẩm: "Chuyển Kênh" của ban nhạc Ngọt đăng tải 1/10/2019. Bài viết này sẽ nhìn lời nhạc phẩm này qua góc độ kỹ thuật văn ngữ, thông điệp tác phẩm và mặt hình ảnh được sử dụng trong MV.
NHẮC NHỞ: Bài viết sẽ không mang tính khẳng định thông điệp tác phẩm và mong mọi người sẽ đưa quan điểm riêng, đa phần chỉ sẽ nêu góc nhìn của mình và cách mình hưởng thụ tác phẩm. Mình sẽ không khẳng định đây là ý nghĩa duy nhất của "Chuyển Kênh".
Lời nhạc: [ Mình nghĩ mọi người nên mở tap lời nhạc. Nếu mình để đấy sẽ rất chiếm chỗ]
====================
"Truyển Kênh (sản phẩm này không phải là thuốc)" của ban nhạc Ngọt
Truyển Kênh của Ngọt thường sẽ nói về cách mà truyền thông làm giả tạo hoá con người đang tiếp nhận chúng cũng như có nội dung về sự tha hoá.
Ngay lập tức khi vô nhạc, "Nghe tiếng mưa rơi/Xem những hạt nhỏ đỏ xanh li ti/Ôi mấy năm nay/Tôi đã làm gì ngoài xem ti vi." Bằng cách dùng hình ảnh "đỏ xanh li ti", Ngọt cho người nghe thấy một mặt cốt lõi của truyền thông mà những người trong đó không nhận ra. Đúng thật là hình ảnh ti vi được làm như những ô vuông đổ xanh nhỏ xíu, nhưng ta không nhận ra chúng hoặc không để ý. Từ đó cho thấy hình ảnh mà ta thấy trên ti vi được đưa đến cho ta một cách nhân tạo, cắt ghép - là cái cảm giác của sự giả mạo. Việc sử dụng hình ảnh diễn tả màn hình này cũng được lặp lại ở khúc: "Anh hát rất hay/Anh đưa trái tim đặt vào âm thanh/Nhưng không thấy ai nghe/Chỉ thấy trên màn hình ghi vỗ tay." Điều này làm người nghe bị tắt cái sự diễn tiếp của nhập tâm vào truyền thông và bắt chúng ta phải nhìn với một góc nhìn khác.
Một điều khá thú vị của lời nhạc là cách Ngọt nói thẳng trực diện với "bạn" qua những câu như: "Và nếu/Bạn chán/Thì cứ/Chuyển kênh thôi mà/Và nếu/Bạn vẫn/Còn chán thì hãy đợi tới mai và." Gần như xuyên suốt bài nhạc mình cảm thấy Ngọt đang cố mang thực tế lại với người nghe dù đó là cách nói trực diện qua chữ "bạn" và hỏi "bạn", hoặc là khi Ngọt dùng hình ảnh "đỏ xanh li ti", để cho bạn nhớ cái bạn coi là gì, được làm bởi gì. Mỗi lần khi chúng ta hưởng thụ truyền thông đủ loại dù là phim ảnh, tin tức, gameshow, hay coi nhạc của Ngọt, chúng ta đều luôn làm điều đó bằng cách lẫn trốn (escapism), truyền thông đã đóng vai trò lớn trong việc quên đi thực tại và là phương diện giải trí. Nhưng điều đó đôi lúc có thể gây ra sự liên kết tri giác quá lớn với cái thực tại được điêu khắc đó, như là những anh tràng hay những cô nàng hoản hảo ít nhược điểm, tất cả phi thực tế. Mà vì đó không ít người nhẹ dạ đã bị cuốn vào và quên đi cuộc sống thật. Việc nói thẳng với "bạn" còn đi kèm với nhìn thẳng vào "bạn" hay lúc quay phim thì chắc là nhìn thẳng vào máy quay.
Một mặt ngôn ngữ khác đó chính là sử dụng câu hỏi tu từ sau đó tự trả lời chúng. Trong đó có ba khúc lặp vần:
"Đón xem tập phim tiếp theo là gì/Nếu không phải những đắng cay vô vị." Thật lạ. Đắng cay là vị giác nhưng ở đây lại nó là vô vị. Một lần nữa cho thấy cách mà truyền thống thao túng cảm xúc và tâm lý của chúng ta. Và ta phải cẩn thận coi những cảm xúc này đến từ đâu? Tình huống truyện hợp lý, xác thực, sâu sắc hay là hiệu ứng giật gân, ùa khóc, diễn cảm hỷ nộ ái ố trong phim ảnh. Cũng như đó là những thông điệp không lành mạnh được đặt vào chỉ để cuốn hút người coi như là việc níu kéo người mình yêu dù họ có không (còn) muốn đồng hành với mình như câu: "Nếu như bạn yêu tôi sao không để tôi đi".
"Mối quan hệ giữa chúng ta là gì/Nếu không phải những ký sinh đô thị."
Một lần nữa đó chính là ẩn dụ "chúng ta" với đàn kiến, liên kết xã hội loài người dù tân tiến đến mấy cũng không khác nhiều với đàn kiến hoang dã ngoài tự nhiên. Khi chúng ta ở trên mạng xã hội, thường rất dễ bị vào cái tâm lý đám đông, vì trên đó có một sự mất đi trách nhiệm cá nhân, tâm lý riêng bị hoà với tâm lý của quân thể chung. Thường thấy trong những cuộc biểu tình hay trên mạng xã hội. Điều này dẫn đến việc 'bị dắt mũi' hay chửi những người 'lạc loài' một cách không thương tiết.
"Mỗi quan hệ giữa chúng ta là gì/Nếu không phải những ký sinh đố kỵ". Ở trên video, Ngọt có sử dụng hình ảnh của một cuộc thi. Con người chúng ta luôn có thói so sánh bản thân mình với người khác. Điều này con được đổ dầu vào lửa hơn trong cái mạng xã hội. Khi hằng ngày ta coi những người 'thành công' hơn ta. Nhưng tất cả đều là hình ảnh. Những người con gái không tì vết trên mạng đều có được nhờ đầy phấn son, góc quay cho cao cho ốm, hoặc đơn giản hơn là chỉnh ảnh. Những người khởi nghiệp tuổi 20 mà đã được tỷ đồng thuê xe thuê nhà để quay phim để dụ dỗ bạn vào cái "khoá học" hoặc "sách đổi đời" của họ. Điều này có thể dẫn đến sự ghanh ghét, đố kỵ với những người với người, với những người thành công hơn mình. Hoặc là tủi thân hơn.
Cũng như là trong lời nhạc có sử dụng nhiều sự lặp câu, điệp ngữ như là "Trong chiếc ti vi/Tôi thấy một người ngồi xem ti vi/Trong chiếc ti vi/Cô ta thấy hai người tình nói với nhau." Cách lặp từ này có sự ngột ngạt và bế tắc, ngày nào cũng như ngày đó, cũng xem chiếc ti vi. Trong lời nhạc cũng có lặp từ trong một câu như câu lồng âm: "Trong chiếc ti vi tôi nhìn thấy tôi."
Và sự lặp khúc đoạn được thể hiện qua khúc: "Nghe tiếng mưa rơi/Xem những hạt nhỏ đỏ xanh li ti/Ôi mấy năm nay/Tôi đã làm gì ngoài xem ti vi." được đặt ở khúc đầu tiên và khúc cuối cùng. Tạo ra một vòng quay, sự tiếp diễn của cái sự giả tạo của truyền thông.
Ngô Lan Hương
Lê Hương Mai
Mình rất ấn tượng với ban nhạc này. Ngay từ những ngày đầu đi hát họ đã không chạy theo số đông làm những bài nhạc mà giới trẻ yêu thích, ngược lại tạo ra một lối đi riêng với phong cách khác biệt, không ngại thể hiện những suy nghĩ chín chắn hay sự bồng bột ích kỉ trong các bài hát.
Ủng hộ những nhóm nhạc có chất riêng và đầy tính nghệ thuật như Ngọt. 💯
Hà Thu Nguyễn