Phân tích đường lối nhân chính lấy dân làm gốc của các nhà tư tưởng trong các triều đại phong kiến Việt Nam?

  1. Lịch sử

Từ khóa: 

lịch sử

Nói đến vấn đề “lấy dân làm gốc” nhiều người thường nghĩ đến tư tưởng Nho giáo với mệnh đề trong Kinh thư: “Dân vi bang bản, bản cố bang ninh”. Mặc dù Nho giáo cũng thể hiện tư tưởng thân dân, “dân vi quý”, “dân như nước, có thể chở thuyền hoặc lật thuyền”,... song mục đích là để chiếm lĩnh ngai vàng, như Mạnh Tử từng nói: “Tranh thủ được dân thì làm thiên tử, tranh thủ được thiên tử thì làm chư hầu, tranh thủ được chư hầu thì làm quan đại phu”.

Tuy nhiên, trong hơn 1000 năm lịch sử đấu tranh chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc đã chứng minh vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Nhận thức được vai trò đó, nhiều triều đại phong kiến đã biết dựa vào dân để tạo dựng cơ sở, củng cố tiềm lực quân sự đề phòng khi có biến. Khi còn đại diện cho lợi ích và xu hướng phát triển của dân tộc, các chính sách của triều đình đều quan tâm đến đời sống của dân, coi trọng lòng dân, ý dân ở những mức độ nhất định.

Đường lối "lấy dân làm gốc" cho thấy tư tưởng sâu sắc, vượt thời đại của các nhà tư tưởng trong các triều đại phong kiến xưa. Tiêu biểu như Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa của ông. Ở Việt Nam chính tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã đạt tới tầm cao của thời đại, điều mà từ trước cho đến những người cùng thời với ông chưa ai đạt tới. Những tư tưởng của Nguyễn Trãi, đặc biệt là tư tưởng “nhân nghĩa”, không chỉ có ý nghĩa ở thời đại của ông mà nó còn có ý nghĩa đến hôm nay và có lẽ nó vẫn mang giá trị đến tận mai sau.

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi được hình thành từ một hệ thống các quan điểm của triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, triết lý chính trị, triết lý quân sự, triết lý ngoại giao... và là tất cả những triết lý trong một thể thống nhất ấy lại được bao trùm bởi cả một vũ trụ quan ông. Như vậy, tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự thống nhất giữa đạo trời và đạo người thể hiện chung ở chủ nghĩa nhân đạo. Hệ thống các quan điểm trong tư
tưởng của Nguyễn Trãi là kết quả của sự kế thừa quan điểm triết học truyền thống phương Đông nói chung, của dân tộc nói riêng. Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã trở thành một tư tưởng “nhân nghĩa” tiêu biểu nhất của truyền thống tư
tưởng dân tộc, bởi nó chính là sự hội tụ những tư tưởng “nhân nghĩa” của dân tộc truyền lại, rồi tiếp tục lưu chảy trong truyền thống tư tưởng “nhân nghĩa” của người Việt Nam sau này.
Ngay trong thời đại của mình vào thế kỷ XV, tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã được thực tiễn trả lời những giá trị của nó, không dừng lại ở đó, cho đến nay những tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay, đất nước đang bước từng bước vững chắc trên con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một cách sâu
rộng, thì việc kế thừa những hệ giá trị truyền thống của dân tộc vừa là động lực, vừa là nét độc đáo riêng biệt cho sự phát triển của đất nước. Cho nên, để những giá trị trong tư tưởng “nhân nghĩa” Nguyễn Trãi tiếp tục lan tỏa trong đời sống chính trị - tinh thần của dân tộc. Chúng ta cần phải tiếp tục kế thừa những tư tưởng tiến bộ đó phù hợp với truyền thống của dân tộc, với thời đại.

Có thể nói, "lấy dan làn gốc" đã trở thành một nội dung cơ bản trong triết lý bảo vệ Tổ quốc Việt Nam truyền thống. Tư tưởng đó khái quát từ sự nhận diện chính xác vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dan ta trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tư tưởng đó được hình thành trong quá khứ và không ngừng phát triển trong các giai đoạn của lịch sử.

https://cdn.noron.vn/2022/05/25/88613196704975245-1653453682.png

Trả lời

Nói đến vấn đề “lấy dân làm gốc” nhiều người thường nghĩ đến tư tưởng Nho giáo với mệnh đề trong Kinh thư: “Dân vi bang bản, bản cố bang ninh”. Mặc dù Nho giáo cũng thể hiện tư tưởng thân dân, “dân vi quý”, “dân như nước, có thể chở thuyền hoặc lật thuyền”,... song mục đích là để chiếm lĩnh ngai vàng, như Mạnh Tử từng nói: “Tranh thủ được dân thì làm thiên tử, tranh thủ được thiên tử thì làm chư hầu, tranh thủ được chư hầu thì làm quan đại phu”.

Tuy nhiên, trong hơn 1000 năm lịch sử đấu tranh chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc đã chứng minh vai trò và sức mạnh to lớn của nhân dân trong công cuộc đấu tranh giành độc lập. Nhận thức được vai trò đó, nhiều triều đại phong kiến đã biết dựa vào dân để tạo dựng cơ sở, củng cố tiềm lực quân sự đề phòng khi có biến. Khi còn đại diện cho lợi ích và xu hướng phát triển của dân tộc, các chính sách của triều đình đều quan tâm đến đời sống của dân, coi trọng lòng dân, ý dân ở những mức độ nhất định.

Đường lối "lấy dân làm gốc" cho thấy tư tưởng sâu sắc, vượt thời đại của các nhà tư tưởng trong các triều đại phong kiến xưa. Tiêu biểu như Nguyễn Trãi với tư tưởng nhân nghĩa của ông. Ở Việt Nam chính tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã đạt tới tầm cao của thời đại, điều mà từ trước cho đến những người cùng thời với ông chưa ai đạt tới. Những tư tưởng của Nguyễn Trãi, đặc biệt là tư tưởng “nhân nghĩa”, không chỉ có ý nghĩa ở thời đại của ông mà nó còn có ý nghĩa đến hôm nay và có lẽ nó vẫn mang giá trị đến tận mai sau.

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi được hình thành từ một hệ thống các quan điểm của triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, triết lý chính trị, triết lý quân sự, triết lý ngoại giao... và là tất cả những triết lý trong một thể thống nhất ấy lại được bao trùm bởi cả một vũ trụ quan ông. Như vậy, tư tưởng của Nguyễn Trãi là sự thống nhất giữa đạo trời và đạo người thể hiện chung ở chủ nghĩa nhân đạo. Hệ thống các quan điểm trong tư
tưởng của Nguyễn Trãi là kết quả của sự kế thừa quan điểm triết học truyền thống phương Đông nói chung, của dân tộc nói riêng. Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã trở thành một tư tưởng “nhân nghĩa” tiêu biểu nhất của truyền thống tư
tưởng dân tộc, bởi nó chính là sự hội tụ những tư tưởng “nhân nghĩa” của dân tộc truyền lại, rồi tiếp tục lưu chảy trong truyền thống tư tưởng “nhân nghĩa” của người Việt Nam sau này.
Ngay trong thời đại của mình vào thế kỷ XV, tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã được thực tiễn trả lời những giá trị của nó, không dừng lại ở đó, cho đến nay những tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị. Ngày nay, đất nước đang bước từng bước vững chắc trên con đường quá độ lên xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế một cách sâu
rộng, thì việc kế thừa những hệ giá trị truyền thống của dân tộc vừa là động lực, vừa là nét độc đáo riêng biệt cho sự phát triển của đất nước. Cho nên, để những giá trị trong tư tưởng “nhân nghĩa” Nguyễn Trãi tiếp tục lan tỏa trong đời sống chính trị - tinh thần của dân tộc. Chúng ta cần phải tiếp tục kế thừa những tư tưởng tiến bộ đó phù hợp với truyền thống của dân tộc, với thời đại.

Có thể nói, "lấy dan làn gốc" đã trở thành một nội dung cơ bản trong triết lý bảo vệ Tổ quốc Việt Nam truyền thống. Tư tưởng đó khái quát từ sự nhận diện chính xác vai trò, sức mạnh to lớn của nhân dan ta trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tư tưởng đó được hình thành trong quá khứ và không ngừng phát triển trong các giai đoạn của lịch sử.

https://cdn.noron.vn/2022/05/25/88613196704975245-1653453682.png