Phân tích đặc điểm của giờ học Ngữ văn so với giờ học các môn học khác ?
kiến thức chung
Giờ học Ngữ văn mang đậm tính sáng tạo
Với học sinh, tính sáng tạo được thể hiện trong các hoạt động tiếp nhận và tạp lập văn bản.
Giờ dạy đọc văn trong nhà trường chính là quá trình tương tác nhiều chiều giữa học sinh với chính mình, với văn bản và với xung quanh (bao gồm gáo viên và các học snh khác). Qua sự tương tác này, học sinh dựa trên kiến thức nền của mình để kiến tạo nghĩa cho tác phẩm. Học sinh là chủ thể tiếp nhận thực, hiện các hành động học tập để chuyển hóa văn bản thành tác phẩm nghệ thuật trong mỗi cá nhân. Vì thế học sinh luôn có những phát hiện riêng, bất ngờ, độc đáo về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản và những phát hiện này cần được giáo viên tôn trọng.
Không chỉ vậy, trong giờ làm văn, học sinh được học cách tạo lập văn bản. Để tạo lập văn bản, học sinh phải suy nghĩ, phát hiện vấn đề, tìm ý, lập dàn ý, lựa chọn cách diễn đạt, thể hiện cảm xúc cá nhân. Bài làm văn thể hiện tính sáng tạo của học sinh từ góc nhìn, quan điểm sống, việc lựa chọn ý, cách diễn đạt…
- Giờ học Ngữ văn được quan niệm là một cấu trúc mở
Giáo án lên lớp là một kịch bản mở, mang đậm dấu ấn sáng tạo của người đạo diễn – giáo viên.
Trong mỗi giờ học Ngữ văn, giáo viên tùy thuộc vào đối tượng học sinh, đặc điểm bài học, lớp học để linh hojct, sáng taoj trong việc tổ chức cho học sinh chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ. Học sinh có quyền trao đổi, thậm chí có thể phản biện lại những điều giáo viên trình bày.
Hoạt động tiếp nhận văn bản cũng là một cấu trúc mở, đọc văn là một trò chơi tìm nghĩa, không có tiếng nói cuối cùng, không ai là duy nhất đúng.
Khi học giờ văn, kết thúc cũng chính là lúc mở ra cho học sinh bao điều suy ngẫm về bản thân, cuộc đời, giúp học sinh mang những điều vừa học vào thực tiễn cuộc sống để là, cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng trở nên tốt đẹp hơn.
Hoạt động tạo lập văn bản cũng là một cấu trúc mở, với những đề văn mở, tạo điều kiện cho học sinh thể hiện quan điểm cá nhân, phát triển tư duy phê phán.
- Trong giờ học Ngữ văn có sự “cộng hưởng thẩm mĩ”.
Với môn Ngữ văn, từ văn bản trong sách, giáo viên phải làm sống dậy trong trí tưởng tượng của học sinh những hình tượng nghệ thuật, khơi gợi cảm xúc thẩm mỹ trong các em để từ đó ngộ ra giá trị tư tưởng, thẩm mĩ, thông điệp nghệ thuật, bài học nhân sinh nhà văn muốn gửi gắm trong đứa con tinh thần của mình. Vì vậy, giữa băn bản (nhà văn) với giáo viên với học sinh phải có sự cộng hưởng thẩm mĩ. Dạy văn trong nhà trường giúp học sinh biết cách thưởng thức các tác phẩm có giá trị, biết hưởng thụ cái hay, cái đẹp mà văn học đưa lại với niềm thích thú, đam mê.
Tham khảo:
1. Giáo trình Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường THPT (Phạm Thị Thu Hương – CB), 2017, NXB Đại học Sư phạm
Nội dung liên quan
Hà Vành