Phân tích cơ chế hình thành của tỷ giá hối đoái
kiến thức chung
Tỷ giá hối đoái là mức giá tại đó hai đồng tiền có thể chuyển đổi cho nhau (nội tệ và ngoại tệ). Tỷ giá hối đoái cho biết giá một đơn vị tiền tệ của một quốc gia được tính bằng tiên của một quốc gia khác.
Cơ chế hình thành của tỷ giá hối đoái:
- Chế độ bản vị vàng:
Từ 1880 đến 1914 vàng là nền tảng cơ sở của tiền tệ. Một quốc gia cho rằng một đơn vị tiền tệ của mình bằng hàm lượng vàng chứa bên trong một đơn vị ấy.
Vì thế các nước xuất khẩu vàng tự do để lấy tiền giấy và đổi tiền giấy tự do để lấy vàng .
Ví dụ: Trước 1914 hàm lượng vàng của 1 USD =1.504g vàng.
hàm lượng vàng của 1GBP=7.32g vàng.
Tóm lại tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác.
Khi Thế chiến I bùng nổ chế độ bản vị vàng có 2 biến tướng là:
Chế độ bản vị vàng thoi: đơn vị tiền tệ vẫn có nội dung vàng -vàng vẫn là vật ngang giá chung và là thước đo giá trị nhưng trong lưu thông không còn vàng nữa giấy bạc ngân hàng không còn được tự do đổi lấy tiền vàng mà chỉ đổi lấy những thỏi vàng với mức hạn chế.
Chế độ bản vị vàng hối đoái: vàng vẫn được giữ làm bản vị thước đo giá trị nhưng giấy bạc ngân hàng không được trực tiếp đổi ra vàng mà chỉ được đổi ra một ngoại tệ mạnh dược chọn làm cơ sở như USD, GBP.
Các chế độ này không ổn định như chế độ bản vị vàng như trước chiến tranh I tỉ giá cũng mất dần tính ổn định như trước đây.
Khủng hoảng 1929-1933 làm cho chế độ bản vị vàng dưới mọi hình thức hoàn toàn sụp đổ.
- Chế độ tiền tệ Bretton Woods:
Sau khi chế độ bản vị vàng sụp đổ, các nước tư bản chủ trương khôi phục lại chế độ bản vị vàng nhưng không trọn vẹn, đó là hai hình thức chế độ bản vị vàng thông qua bảng Anh và chế độ bản vị vàng thông qua USD.
Để tránh lặp lại tình trạng kinh tế yếu kém trước chiến tranh, chính phủ các nước đồng minh vào cuối Thế chiến II gặp nhau tại một cuộc hội nghị của Liên hợp quốc về tiền tệ và tài chính. Hội nghị được tổ chức tại Bretton Woods ở New Hamphshire, Mỹ tháng 7/1944, hội nghị đã thiết lập 2 tổ chức là Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng quốc tế vì mục tiêu tái thiết và phát triển (gọi là Ngân hàng thế giới – WB).
Chế độ này quy định 1 ounce vàng= 35 USD.
Chế độ này đã biến USD thành đồng tiền tiêu chuẩn quốc tế.
Chế độ này tồn tại đến năm 1960, lúc này lạm phát USD xảy ra do các nước dự trữ USD đổi đôla liên tục để lấy vàng nên dự trữ vàng của Mỹ xuống mức thấp nhất khi đó 1 USD = 0,73662g vàng đến ngày 13/2/1973, Mỹ tuyên bố chế độ Bretton Woods sụp đổ.
- Chế độ tiền tệ sau Bretton Woods:
Sau khi Mỹ tuyên bố chế độ Bretton Woods sụp đổ, các nước tư bản đều thả nổi đồng tiền của mình. Các nước sử dụng tiền giấy không chuyển đổi ra vàng trong lưu thông, giá trị tiền tệ thay đổi theo sức mua của nó trên thị trường. Xác định tỷ giá không dựa trên sức mua hai đồng tiền. Tỷ giá này biến động liên tục trong ngày nên gọi là chế độ tỷ giá thả nổi. Tuy nhiên, để tránh sự biến động lên xuống quá mức của tỷ giá gây ảnh hưởng không tốt đến mọi hoạt động trong nền kinh tế, cần thiết phải có nhà nước quản lý. Vì thế, người ta gọi chế độ tỷ giá có sự quản lý của nhà nước là chế độ thả nổi có quản lý.
Nội dung liên quan
Lê Ngọc Trúc