Phân tích, chứng minh: Quản trị nhân sự vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

• Quản trị nhân sự là khoa học: - Thứ nhất: Quản trị nhân sự đã được nghiên cứu từ rất lâu, có các khái niệm, quan điểm, triết lý, học thuyết được đúc kết và đưa ra áp dụng. - Thứ hai, quản trị nhân sự phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội. Điều đó đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội. Ví dụ: Khi phân tích cung – cầu nhân sự, nhà quản trị phải có hiểu biết về quy luật cung cầu nói chung và các kỹ năng liên quan như: dự báo cung cầu của tổ chức, dự báo nguồn cung cấp nhân lực, điều chỉnh cân đối cung – cầu nhân lực,… - Thứ ba, quản trị nhân sự phải vận dụng các thành tựu khoa học như triết học, kinh tế học, toán học, tâm lý học, xã hội học,… vào các công việc như phân tích công việc, tuyển dụng nhân sự, giải quyết xung đột,… • Quản trị nhân sự là nghệ thuật: - Đối tượng của quản trị nhân sự là con người, mỗi người lại có những đặc điểm tâm lý khác nhau, các tố chất riêng biệt. Các yếu tố về tâm lý này không chỉ khác nhau mà còn khó nắm bắt, thường xuyên thay đổi. Vì vậy nhà quản trị nhân sự cần phải nắm bắt được tâm lý, xu hướng hành vi, điểm mạnh, yếu của nhân viên, từ đó áp dụng những phương pháp, triết lý phù hợp để quản lý. Nhà quản trị cần biết cách động viên, khuyến khích, giao quyền để người dưới quyền làm việc hết sức mình cho tổ chức; cần có sự điềm hòa hợp lý các phong cách quản lý (chuyên quyền, dân chủ, hay tự do) phù hợp với từng con người, từng tình huống.
Trả lời
• Quản trị nhân sự là khoa học: - Thứ nhất: Quản trị nhân sự đã được nghiên cứu từ rất lâu, có các khái niệm, quan điểm, triết lý, học thuyết được đúc kết và đưa ra áp dụng. - Thứ hai, quản trị nhân sự phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội. Điều đó đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội. Ví dụ: Khi phân tích cung – cầu nhân sự, nhà quản trị phải có hiểu biết về quy luật cung cầu nói chung và các kỹ năng liên quan như: dự báo cung cầu của tổ chức, dự báo nguồn cung cấp nhân lực, điều chỉnh cân đối cung – cầu nhân lực,… - Thứ ba, quản trị nhân sự phải vận dụng các thành tựu khoa học như triết học, kinh tế học, toán học, tâm lý học, xã hội học,… vào các công việc như phân tích công việc, tuyển dụng nhân sự, giải quyết xung đột,… • Quản trị nhân sự là nghệ thuật: - Đối tượng của quản trị nhân sự là con người, mỗi người lại có những đặc điểm tâm lý khác nhau, các tố chất riêng biệt. Các yếu tố về tâm lý này không chỉ khác nhau mà còn khó nắm bắt, thường xuyên thay đổi. Vì vậy nhà quản trị nhân sự cần phải nắm bắt được tâm lý, xu hướng hành vi, điểm mạnh, yếu của nhân viên, từ đó áp dụng những phương pháp, triết lý phù hợp để quản lý. Nhà quản trị cần biết cách động viên, khuyến khích, giao quyền để người dưới quyền làm việc hết sức mình cho tổ chức; cần có sự điềm hòa hợp lý các phong cách quản lý (chuyên quyền, dân chủ, hay tự do) phù hợp với từng con người, từng tình huống.