Phân tích cấu trúc của hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam?
kiến thức chung
* Hệ là cấp bậc cao nhất trong hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam. Cơ sở phân chia các vùng đất ngập nước theo hệ là dựa trên đặc trưng tích chất của nước (độ muối: mặn, lợ hay ngọt) và không gian hoặc khoảng cách so với bờ biển. Đất ngập nước Việt Nam được chia thành 2 Hệ: đất ngập nước mặn, lợ ( biển, ven biển) và đất ngập nước ngọt (nội địa)
* Phụ hệ là cấp bậc sau hệ và được phân chia tiếp thành 2 Lớp ( Thường xuyên và không thường xuyên). Cơ sở để phân chia các vùng đất ngập nước trong một Hệ là dựa theo nguồn gốc tạo thành các vùng đất ngập nước đó. Mỗi Hệ chia thành 2 Phụ hệ: đất ngập nước tự nhiên và đất ngập nước nhân tạo.
* Lớp là cấp bậc sau Phụ hệ và được phân chia chi tiết hơn thành các kiểu đất ngập nước khác nhau. Dựa vào chế độ thủy văn (chế độ ngập nước thường xuyên hay không thường xuyên) mỗi Phụ hệ được chia thành 2 lớp: đất ngập nước thường xuyên và đất ngập nước không thường xuyên.
* Kiểu là một trong các cấp bậc quan trọng nhất trong hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam, được phân chia chi tiết dựa vào đặc điểm địa mạo, địa chất- địa động lực, thành phần thạch học của nền đáy ( cuội, sỏi, cát, cát bùn, bùn cát, sét…) và đặc điểm của lớp phủ thực vật ( dạng sống, kích thước, mức độ che phủ, loài chiếm ưu thế,…)
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Bình Thùy