Phân tích câu nói: “Một dân tộc yếu là một dân tộc dốt”?
xã hội
,văn hóa
,lịch sử
Một dân tộc dốt là chỉ trình độ thấp kém, kém hiểu biết thi khó có thể tiếp thu và phát huy được những tinh hóa văn hóa của nhân loại, khoa học công nghệ mới của nhân loại.
Từ đó khiến cho đất nước luôn trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, kinh tế xã hội không phát triển kịp với thời đại, khó mà cạnh tranh được vưới các nước khác.
Ta còn nhớ thời chiến tranh, nhân dân ta nhiều người còn không biết chữ, nên mọi thứ đều phụ thuộc và bị bọn xâm lược thao túng làm cho nền kinh tế luôn dậm chân tại chỗ. Nhưng từ khi đất nước giành độc lập, nhân dân ta tham gia các lớp học mù chữ, các con em đều được đến trường học kiến thức nên nhận thức và tầm hiểu biết ngày càng được nâng cao lên. Nhân dân không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà ngày càng cố gắng để đưa đất nước vươn lên cạnh tranh với nhiều nước khác trên thế giới. Đây chính là kết quả của Đảng và nhà nước trong việc đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn. Đặc biệt Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bởi đây được xem là hai quốc sách hàng đầu của đất nước.
Do đó, bên cạnh giảng dạy học tập nâng cao trình độ trong nước. Nhà nước còn tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ đi học ở nước ngoài, tiếp thu trình độ KH –KT tiên tiến bên ngoài để về áp dụng cho đất nước. Xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các nước khác để giao lưu, trao đổi và học tập trên nhiều lĩnh vực….
Liên hệ với bản thân:
Thường xuyên nêu cao trình độ học vấn.
Trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại.
Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
Học có phương pháp, chủ động, tích cực trong học tập, xây dựng ý thức tự học…
Ngô Lan Hương
Một dân tộc dốt là chỉ trình độ thấp kém, kém hiểu biết thi khó có thể tiếp thu và phát huy được những tinh hóa văn hóa của nhân loại, khoa học công nghệ mới của nhân loại.
Từ đó khiến cho đất nước luôn trong tình trạng nghèo nàn và lạc hậu, kinh tế xã hội không phát triển kịp với thời đại, khó mà cạnh tranh được vưới các nước khác.
Ta còn nhớ thời chiến tranh, nhân dân ta nhiều người còn không biết chữ, nên mọi thứ đều phụ thuộc và bị bọn xâm lược thao túng làm cho nền kinh tế luôn dậm chân tại chỗ. Nhưng từ khi đất nước giành độc lập, nhân dân ta tham gia các lớp học mù chữ, các con em đều được đến trường học kiến thức nên nhận thức và tầm hiểu biết ngày càng được nâng cao lên. Nhân dân không chỉ biết làm giàu cho bản thân mà ngày càng cố gắng để đưa đất nước vươn lên cạnh tranh với nhiều nước khác trên thế giới. Đây chính là kết quả của Đảng và nhà nước trong việc đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển đúng đắn. Đặc biệt Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm đến chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, bởi đây được xem là hai quốc sách hàng đầu của đất nước.
Do đó, bên cạnh giảng dạy học tập nâng cao trình độ trong nước. Nhà nước còn tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ đi học ở nước ngoài, tiếp thu trình độ KH –KT tiên tiến bên ngoài để về áp dụng cho đất nước. Xây dựng các mối quan hệ hợp tác với các nước khác để giao lưu, trao đổi và học tập trên nhiều lĩnh vực….
Liên hệ với bản thân:
Thường xuyên nêu cao trình độ học vấn.
Trau dồi phẩm chất đạo đức, chiếm lĩnh kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại.
Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh
Học có phương pháp, chủ động, tích cực trong học tập, xây dựng ý thức tự học…
Hoài Thương
Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là hèn, đang thách thức cả dân tộc trong đó cốt lõi là nền giáo dục nước nhà. Nền giáo dục đang gồng mình trước vấn nạn đào tạo ra một bộ phận con người giả, kiến thức giả, bằng cấp thật cùng với bệnh “thành tích” hay nói nặng hơn là bệnh “dối trá”. Nếu không chữa được căn bệnh này, thì dù phổ cập đại học bằng cấp cho toàn dân nhưng cả dân tộc vẫn là dân tộc dốt và yếu. Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục, Người đặt giáo dục là một trong những nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước. Người kêu gọi toàn dân Việt Nam có quyền lợi và bổn phẩn học kiến thức mới để xây dựng nước nhà, nhất là các thiếu niên phải ra sức học tập để cho dân tộc ta được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu
Vy Thanh Hưởng
1. Dân tộc dốt
Khái niệm dân tộc dốt theo cách hiểu của Hồ Chí Minh. Theo Từ điển tiếng Việt, “dốt” là kém về trí lực, chậm hiểu, chậm tiếp thu, trái với thông minh;hoặc là không hiểu biết gì hoặc hiểu biết rất ít Theo Bác, một dân tộc dốt là dân tộc của những con người thiếu kiến thức và không được học hành, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Dốt là yếu. Yếu là hèn.
2. Dân tộc yếu
Khái niệm dân tộc yếu: Một dân tộc yếu là 1 dân tộc kém về mọi mặt: văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật quân sự. Và những yếu tố đó làm kìm hãm sự phát triển của 1 dân tộc.
3. “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu “ – chân lý thời đại Biểu hiện của một dân tộc dốt Một dân tộc dốt là dân tộc mà ở đó có những người dân không được học hành, thiếu hiểu biết và không được truyền đạt, tiếp thu những kiến thức căn bản cần có. Dân tộc dốt còn là một dân tộc kém phát triển hay không thể phát triển trên mọi mặt của đời sống. Kiến thức cần thiết đối với mỗi con người, không ai có thể hoàn thiện bản thân khi không có kiến thức. Lịch sử đã chứng minh, người không có tri thức thì khó mà thành tài và dân tộc có những con người như vậy thì không thể phát triển. Dốt là yếu Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh nếu một dân tộc dốt thì dân tộc đó hay đất nước đó không thể phát triển nhanh và bền vững. Từ năm 1442, trên Văn bia ở Quốc Tử Giám, cha ông ta đã khẳng định: ''Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu và thấp kém''. Dốt là yếu, đang thách thức cả dân tộc trong đó cốt lõi là nền giáo dục nước nhà. Nền giáo dục đang gồng mình trước vấn nạn đào tạo ra một bộ phận con người giả, kiến thức giả, bằng cấp thật cùng với bệnh “thành tích” hay nói nặng hơn là bệnh “dối trá”. Nếu không chữa được căn bệnh này, thì dù phổ cập đại học bằng cấp cho toàn dân nhưng cả dân tộc vẫn là dân tộc dốt và yếu. Ngược dòng lịch sử V.I.Lênin đã chỉ rõ, ''không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội'' và mọi người phải luôn luôn ''học, học nữa, học mãi". Nhận thức được tác hại của dốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: dốt cũng là giặc. Hơn 80 năm thực hiện chế độ nửa phong kiến, nửa thuộc địa, thực dân Pháp đã sử dụng chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ở nước ta trên 90% dân số mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương mở chiến dịch chống nạn mù chữ, tiêu diệt giặc dốt, coi đó là nhiệm vụ cấp bách thứ hai trong 6 nhiệm vụ cấp bách của chính quyền. Hồ Chủ tịch nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" và nhấn mạnh "Dốt thì dại, dại thì hèn”. Lời kêu gọi ''Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu'' đã được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo vào sự nghiệp giáo dục, văn hóa, khoa học kỹ thuật trong từng giai đoạn cách mạng Việt Nam, phục vụ quá trình phát triển của đất nước. Bác đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ. Nạn dốt đã được Hồ Chí Minh xếp thứ hai, sau nạn đói của năm đó. Để khuyến khích toàn dân học tập, ngày 4-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ra lời kêu gọi ''Chống nạn thất học'' đã chỉ rõ: “Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dân mạnh nước giàu, Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ... Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm làng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà máy thì mở lớp học cho những tá điền, những người làm của mình. Phụ nữ lại càng cần phải học đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng mình là một phần tử trong nước, có quyền bầu cử và ứng cử.'' Phong trào xóa nạn mù chữ được tiến hành liên tục.Ngay trong thời kỳ trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho phát triển văn hóa, giáo dục, các trường lớp trong nước đã được mở để đào tạo bồi dưỡng cán bộ; mặt khác,, nhiều cán bộ khoa học và quân sự được cử đi học tại Liên Xô, Trung Quốc, chuẩn bị lực lượng cán bộ cho giai đoạn cách mạng mới. Sau hòa bình, hệ thống giáo dục phổ thông phát triển mạnh, số học sinh năm 1960 tăng 80 lần so với năm 1957. Nhiều cán bộ, học sinh được cử đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài. Ngay từ năm 1960, Đảng ta đã xác định để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cách mạng khoa học kỹ thuật phải là then chốt.một trong những nhiêm vụ của kế hoạch 5 năm lần 1 là: - Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - Nâng cao năng lực quản lý kinh tế của cán bộ, công nhân và nhân dân lao động, tăng cường đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. - Xúc tiến công tác khoa học kỹ thuật, xúc tiến thăm dò tài nguyên thiên nhiên và tiến hành điều tra cơ bản. Chính vì nhận thức rõ vai trò của tri thức và đội ngũ tri thức đối với đất nước mà nhiều cán bộ được đào tạo, trưởng thành và có đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Ta đã làm nên những bước nhảy vọt trong lĩnh vực giáo dục, trình độ văn hóa của cán bộ và nhân dân được nâng lên rõ rệt. Số học sinh phổ thông tăng gấp 3,5 lần, số sinh viên đại học và trung học tăng 25 lần so với năm 1960; hầu hết các xã đều có trường tiểu học, phổ thông trung học cơ sở, huyện có trường phổ thông trung học; có 18 trường đại học với 26.100 sinh viên; đã có 21.332 cán bộ tốt nghiệp đại học và 55.000 cán bộ tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp. Khi đế quốc Mỹ tiến hành leo thang chiến tranh, đánh phá miền Bắc, các trường học phải sơ tán nhưng sự nghiệp giáo dục, văn hóa không bị ngừng trệ mà còn phát triển từ hệ phổ thông đến đại học và trên đại học. Công tác nghiên cứu khoa học, thăm dò tài nguyên được đẩy mạnh phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam. Năm 1975, đất nước thống nhất, mục tiêu xây dựng đất nước đã chuyển sang giai đoạn mới, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao hơn. Đó là điều kiện cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong cả nước phát triển. Hệ thống giáo dục, đào tạo được thống nhất, vấn đề phổ cập tiểu học được đặt ra. Hệ thống các trường dạy nghề và đại học, đào tạo trên đại học được mở rộng; hàng năm có nhiều nghiên cứu sinh, thực tập sinh được cử đi nước ngoài học tập trở về cùng với lực lượng được đào tạo trong nước đã góp phần giải quyết thành công những vấn đề khó khăn nảy sinh khi đất nước thống nhất. Lời kêu gọi trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh:“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” đã trở thành chân lý của thời đại. Nó hướng cả dân tộc Việt Nam vươn tới đỉnh cao của văn hóa, văn minh, để sanh vai với các cường quốc năm châu. 4. Liên hệ: Bác Hồ coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quan trọng nhất quyết định mọi thành công. Chính vì thế, con người có nhận thức đúng đắn, có tri thức thì mới có thể thắng lợi. Câu nói của Bác đã nhấn mạnh, đề cao vai trò của giáo dục đối với con người. Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục càng phải được đề cao và đầu tư để phát triển. Sự nghiệp "trồng người" luôn là vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm lúc sinh thời. Nước ta đang trên đà phát triển, cộng với việc phát triển như vũ bão của CNTT thì đòi hỏi đất nước phải có những người tài, người có năng lực thực sự thì mới có thể đưa đất nước phát triển và quan trọng hơn là “sánh vai” với các quốc gia khác, thể hiện ở việc: Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ: Giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu. Chúng ta có thể thấy, nền giáo dục nước ta đã ngày càng được đề cao và chú trọng, điều này được thể hiện bằng việc một số trường đại học nước ta đã có liên kết, hội nhập với các trường đại học nước ngoài, và đưa sinh viên nước ta sang nước bạn để giao lưu, học hỏi. Hay luôn có những chính sách khuyến khích các học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, những học sinh có thành tích cao trong học tập. Hay là những chương trình: Chinh phục, Đường lên đỉnh Olympia, Rung chuông vàng,…. là những chương trình giáo dục dành cho bậc THCS, THPT và bậc đại học. Những chương trình này không chỉ liên quan đến kiến thức trong sách vở mà nó còn mở rộng ra thêm những kiến thức xã hội. Điều này đã chứng tỏ rằng nước ta đang hướng đến những thế hệ học sinh, sinh viên “tài -đức vẹn toàn”, những người năng động, những người hội nhập, biết tiếp thu những cái mới. Qua trên, ta có thể thấy được sự quan tâm của nước ta tới nền giáo dục và mong muốn về một thế hệ trẻ có “chí” để nước ta ngày càng phát triển- giống như câu nói của Bác: “ có chí ắt làm nên”. Để có một thế hệ học sinh, sinh viên như vậy thì trước hết phải có một nền tảng thật tốt, đó là phải có phương pháp đào tạo thật tốt với những bé đang trên đà phát triển, những bé ở bậc mầm non, tiểu học. Đó là việc phải giúp bé phát hay trí tuệ, phát huy những khả năng mà bé đang có. Thể hiện việc này, nền giáo dục tiểu học đã cho bé dần quen với những hiểu biết cơ bản về cuộc sống bằng những thứ đơn giản nhất, gắn liền với hoạt động của bé, đồng thời cũng cho bé những hiểu biết, những tiếp xúc ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật. Hay đơn giản là đã có những chưỡng trình thực tế thiết thực cho bé như: Đồ Rê Mí, Con biết tuốt, Cố lên con yêu,….. tất cả những chương trình trên đều hướng tới một mục đích đó là phát huy các khả năng mà bé đang có, thức đẩy sự nhận thức và muốn các bé phát triển toàn diện. Chỉ có như vậy mới có được một nền móng vững chắc. Chỉ nâng cao và chú trọng nền giáo dục chưa đủ, bên cạnh đó còn phải chú trọng về văn hóa, khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi cần phải có những người có trình độ sử dụng máy tính, sử dụng thông tin một cách nhuần nhuyễn thì mới có thể sánh kịp với các quốc gia khác. Lúc sinh thời, Bác Hồ có nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ công học tập của các em….” Qua đó ta có thể thấy tầm quan trọng của việc “học tập”. Học tập ở đây không chỉ học trên sách vở mà học ngay ở những điều đơn giản trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Việt Nam là một nước có kinh tế đang phát triển, vì vậy rất cần có những người năng động, có năng lực, chỉ có như vậy thì mới đưa nước ta bắt kịp với thế giới, hòa nhập với các nước bạn. “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, khi đã xác định được như vậy thì nước ta mới có thể ngày càng phát triển, ngày càng có những thế hệ trẻ có đủ “tài-đức-thể-mỹ” mới có thể đưa nước ta hòa nhập tốt với nước bạn. Ngày nay, nước ta cũng đã có những bản ký kết hợp đồng với các nước trên thế giới như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều này chứng tỏ rằng ngày càng phải có những người trẻ vừa năng động, vừa có đủ năng lực thì mới có thể hòa nhập tốt, giúp tên tuổi của nước ta ngày càng được khẳng định với bạn bè năm châu. Trong thời đại ngày nay, khi nhân loại đang bước vào thời kỳ của nền văn minh tri thức thì giáo dục càng cần được chú trọng. Vì vậy, người ta nói, muốn biết tương lai một dân tộc ra sao hãy nhìn vào hiện tại xem dân tộc đó đang làm giáo dục như thế nào? Trong nền kinh tế tri thức, nhân tố có ý nghĩa quyết định là trí tuệ con người, là đội ngũ lao động chất lượng cao, là chất xám của các chuyên gia. Chỉ có đi bằng con đường phát triển giáo dục,chúng ta mới có thể đi tắt, đón đầu, phát huy thế mạnh của con người Việt Nam để xây dựng và phát triển đất nước. Qua những phân tích trên ta có thể thấy được câu nói của Bác vẫn luôn đúng với ngày nay, xứng đáng là một chân lý của thời đại, có thể là một tiêu chuẩn để đưa nước ta ngày càng phát triển và cũng là một tiêu chuẩn để giúp thế hệ trẻ luôn cố gắng và nỗ lực.
Trần Đức Cường
Hoàng Vũ Anh
Cứ xem mấy nước châu Phi là hiểu, đặc biệt là xem kênh của Quang Linh thì lại càng thấy rõ hơn lý do tại sao châu Phi bao nhiêu năm qua vẫn nghèo, thậm chí là không cả đủ ăn.