Phân tích các kiểu đạo đức trong lịch sử?. Phân chia đạo đức theo tiến trình lịch sử?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1, Đạo đức trong cộng sản nguyên thủy Thời kỳ cộng sản nguyên thủy trình độ con người rất thấp kém, sống dựa vào tự nhiên, săn bắt, hái lượm. Trong điều kiện đó con người cần hợp tác lại với nhau, tương trợ lẫn nhau để sản xuất, điều đó được nội tâm hóa trở thành nhu cầu khát vọng bên trong của con người, họ tự giác hành động trở thành phong tục tập quán, thói quen. Đây cũng là lúc nảy sinh chuẩn mực đạo đức, thể hiện trong hành vi giao tiếp, những điều cấm kỵ ví dụ không được lấy phần của người khác, không được nói dối. - Đặc điểm đạo đức trong cộng sản nguyên thủy + Một là: ý thức đạo đức xuất hiện trong ý thức chung của dạng tổng hợp. Trong xã hội ý thức đạo đức tiềm ẩn, chứa đựng trong các ý thức đạo đức xã hội khác, đặc biệt là ý thức tôn giáo phù hợp với trình độ thấp kém của người nguyên thủy, ý thức của con người lúc này cũng là : “mang tính động vật như chính con người ở trong giai đoạn ấy, đó là ý thức quần cư đơn thuần trong trường hợp này con người khác con cừu ở chỗ con người ý thức thay thế bằng bản năng, hoặc bản năng của con người là bản năng được ý thức. + Hai là : đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thủy mang tính cụ thể cảm tính, trực quan, kinh nghiệm Đặc điểm này nảy sinh do trình độ kinh tế phát triển thấp kém của con người. Thời kỳ này chưa hình thành những khái niệm phạm trù, chuẩn mực đạo đức. Muốn truyền lại đạo đức cho thế hệ sau thì phải thông qua hành động cụ thể, quan sát và làm theo. Muốn giáo dục tinh thần đoàn kết thì thế hệ trước phải đưa thế hệ sau đi săn cùng. Thông qua những hành động bắt chước mà đạo đức và những điều cấm kỵ được truyền từ đời nay sang đời khác. Do trình độ tư duy của con người thời kỳ này còn hạn chế, vì vậy phải thông qua kinh nghiệm của cuộc sống thì những hành vi đạo đức mới được truyền lại, các quan niệm của họ dựa trên cảm tính, không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào, quan niệm thiện ác cũng hoàn toàn dựa trên cảm tính. + Ba là, đạo đức thời kỳ cộng sản nguyên thủy mang tính hợp tác và công bằng. Do trình độ lực lượng sản xuất thời kỳ này còn thấp kém, muốn lao động hiệu quả con người phải hợp tác với nhau, sự hợp tác tự nguyện trở thành phong tục tập quán trong xã hội, do vậy trở thành đạo đức. Trong xã hội này chưa xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cho nên mọi người đều bình đằng về nghĩa vụ và quyền lợi, thực hiện phân phối 1 cách công bằng, việc phân phối công bằng trong thời kỳ này là tất yếu khách quan, bởi lẽ trong trình độ lực lướng sản xuất còn thấp kém, của cải xã hội còn khan hiếm, con người sẽ không thể sống nổi, nếu phân phối kẻ nhiều người ít, con người phải chia nhau phần ít ỏi của lương thực, thực phẩm mà sống, mà tồn tại, mặt khác thực hiện phân phối công bằng mới đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài. + Bốn là : Đạo đức cá nhân chưa tách khỏi đạo đức cộng đồng. 4 Chế độ cộng sản nguyên thủy chế độ xã hội còn ở trình độ thấp kém, tất cả đều là của chung, trình độ tư duy của con người còn hạn chế, do vậy cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng xã hội, mỗi người chưa có khả năng ý thức về bản thân mình, cái gì có lợi cho cộng đồng, họ sẵn sàng làm kể cả hy sinh tính mệnh của bản thân. Khi có thị tộc khác xâm phạm thị tộc mình hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của thành viên trong cộng đồng thì hộ sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ nhau để tồn tại là đặc điểm chung của thời kỳ này. 2, Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ Sản xuất ngày càng phát triển, xuất hiện của cải dư thừa trong xã hội, xuất hiện giai cấp trong thời kỳ này. Giai cấp chủ nô giữ vai trò thống trị trong thời kỳ này. Đạo đức trong thời kỳ này đã phát triển thành lý luận, xây dựng thành phạm trù, khái niệm. Giai cấp thống trị giải thích quan niệm đạo đức theo hướng bảo vệ lợi ích và quyền lực của giai cấp chủ nô. Đặc trưng đạo đức thời kỳ này: + Một là: Đạo đức được tách khỏi tư duy hỗn dung trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy. Kinh tế - xã hội thời kỳ này đã có sự phát triển, có nhiều người chuyên hoạt động bằng trí tuệ, họ khái quát về mặt triết học đối với quá trình phát triển của đời sống đạo đức, những phạm trù, khái niệm thời kỳ này đã được hình thành, thời kỳ này người ta phân biệt giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. + Hai là : Tính đối kháng về đạo đức Trong xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp đối lập nhau, do vây cũng có 2 nền đạo đức là đạo đức của người chủ nô và đạo đức của những người nô lệ. Sự đối kháng này trước hết thể hiện bằng thái độ lao động, giai cấp chủ nô đề cao lao động trí tuệ, coi thường lao động chân tay, lao động nô lệ và cả những người nô lệ bị coi thường. Nô lệ được coi là động vật biết nói, những người chủ nô cho mình là thượng lưu, là tầng lớp quý tộc, chỉ họ mới là người có đạo đức vì vậy họ là người thống trị, còn nô lệ là những người thấp hèn, không có đạo đức. Xuất hiện bất bình đằng giữa nam và nữ. Nghĩa vụ đạo đức của người nô lệ là phải phục tùng chủ nô. 3. Đạo đức trong xã hội phong kiến Trong chế độ phong kiến giai cấp quý tộc, phong kiến giữa vai trò thống trị về kinh tế, đạo đức phong kiến là đạo đức giữa vai trò thống trị trong xã hội. Thời kỳ phong kiến thần quyền và thế quyền kết hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự thống trị của giai cấp phong kiến quý tộc trong xã hội. Tư tưởng phong kiến đạo đức phương tây gắn liền với quan niệm tôn giáo ( thiên chúa giáo, hồi giáo). Phương Đông thì bị chi phối nhiều bởi quan niệm Nho giáo, Nho giáo cho rằng vua là thiên tử, là con trời, vua được trời cử xuống cai trị thiên hạ, ai chống lại vua là chống lại trời sẽ bị trừng phạt Nho giáo đưa ra quan niệm đạo đức như tam cương, tam tòng, thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình Giai cấp phong kiến đưa ra những quan niệm đạo đức trái với lợi ích của nhân dân lao động là tư tưởng đằng cấp, trọng nam khinh nữ, thói đạo đức giả tư tưởng gia trưởng. Trái với lợi ích giai cấp phong kiến, những người nông dân và những người lao động khác thường ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động như cần cù chịu khó, đoàn kết thương người, phản đối tình trạng áp bức bất công trong xã hội. 4. Đạo đức trong xã hội tư bản chủ nghĩa Giai cấp tư sản nêu cao khẩu hiệu tư do bình đẳng, bác ái làm phương tiện đập tan chế độ phong kiến nhằm giải phóng người lao động và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Khi giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị thì đạo đức cũng giữ vai trò thống trị trong xã hội. Giai cấp tư sản đề cao tự do trong nền kinh tế thị trường mà thực tế là tự do của kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, nước mạnh bắt nạt nước yếu, nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Giai cấp tư sản đề cao quan hệ đồng tiền, vì tiền người ta bất chấp mọi luân thường đạo lý trong xã hội. Nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản là chủ nghĩa cá nhân, cơ sở của chủ nghĩa cá nhân là sự thừa nhận những quyền tuyệt đối của cá nhân trong xã hội, với tư cách là một nguyên tắc đạo đức của chủ nghĩa cá nhân đem cá nhân đối lập với tập thể với xã hội, đòi hỏi lợi ích xã hội phải phục tùng lợi ích cá nhân. Giai cấp tư sản cố dùng chủ nghĩa cá nhân để biện hộ về mặt tư tưởng cho những quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Song tất cả biện hộ ấy không khắc phục được sự khủng hoảng đạo đức trong CNTB 5, Đạo đức trong cộng sản chủ nghĩa Đạo đức cộng sản chủ nghĩa là đạo đức của giai cấp công nhân cách mạng phản ánh những lợi ích căn bản của lợi ích công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội. Đạo đức của giai cấp công nhân được hình thành ngay trong chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng là đạo đức của giai cấp bị trị. Đạo đức của giai cấp công nhân trở thành đạo đức giữ vai trò thống trị trong xã hội Đạo đức cộng sản kế thừa tất cả những gì tốt đẹp nhất được nhân loại sáng tạo ra trong nghìn năm đấu tranh chống áp bức, bất công xã hội, phê phán thói hư tật xấu…. 6.Tư tưởng cốt lõi của đạo đức cộng sản là tất cả vì con người, tôn trọng con người, thương yêu con người, giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện hài hòa trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thật sự cho con người.
Trả lời
1, Đạo đức trong cộng sản nguyên thủy Thời kỳ cộng sản nguyên thủy trình độ con người rất thấp kém, sống dựa vào tự nhiên, săn bắt, hái lượm. Trong điều kiện đó con người cần hợp tác lại với nhau, tương trợ lẫn nhau để sản xuất, điều đó được nội tâm hóa trở thành nhu cầu khát vọng bên trong của con người, họ tự giác hành động trở thành phong tục tập quán, thói quen. Đây cũng là lúc nảy sinh chuẩn mực đạo đức, thể hiện trong hành vi giao tiếp, những điều cấm kỵ ví dụ không được lấy phần của người khác, không được nói dối. - Đặc điểm đạo đức trong cộng sản nguyên thủy + Một là: ý thức đạo đức xuất hiện trong ý thức chung của dạng tổng hợp. Trong xã hội ý thức đạo đức tiềm ẩn, chứa đựng trong các ý thức đạo đức xã hội khác, đặc biệt là ý thức tôn giáo phù hợp với trình độ thấp kém của người nguyên thủy, ý thức của con người lúc này cũng là : “mang tính động vật như chính con người ở trong giai đoạn ấy, đó là ý thức quần cư đơn thuần trong trường hợp này con người khác con cừu ở chỗ con người ý thức thay thế bằng bản năng, hoặc bản năng của con người là bản năng được ý thức. + Hai là : đạo đức trong xã hội cộng sản nguyên thủy mang tính cụ thể cảm tính, trực quan, kinh nghiệm Đặc điểm này nảy sinh do trình độ kinh tế phát triển thấp kém của con người. Thời kỳ này chưa hình thành những khái niệm phạm trù, chuẩn mực đạo đức. Muốn truyền lại đạo đức cho thế hệ sau thì phải thông qua hành động cụ thể, quan sát và làm theo. Muốn giáo dục tinh thần đoàn kết thì thế hệ trước phải đưa thế hệ sau đi săn cùng. Thông qua những hành động bắt chước mà đạo đức và những điều cấm kỵ được truyền từ đời nay sang đời khác. Do trình độ tư duy của con người thời kỳ này còn hạn chế, vì vậy phải thông qua kinh nghiệm của cuộc sống thì những hành vi đạo đức mới được truyền lại, các quan niệm của họ dựa trên cảm tính, không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào, quan niệm thiện ác cũng hoàn toàn dựa trên cảm tính. + Ba là, đạo đức thời kỳ cộng sản nguyên thủy mang tính hợp tác và công bằng. Do trình độ lực lượng sản xuất thời kỳ này còn thấp kém, muốn lao động hiệu quả con người phải hợp tác với nhau, sự hợp tác tự nguyện trở thành phong tục tập quán trong xã hội, do vậy trở thành đạo đức. Trong xã hội này chưa xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cho nên mọi người đều bình đằng về nghĩa vụ và quyền lợi, thực hiện phân phối 1 cách công bằng, việc phân phối công bằng trong thời kỳ này là tất yếu khách quan, bởi lẽ trong trình độ lực lướng sản xuất còn thấp kém, của cải xã hội còn khan hiếm, con người sẽ không thể sống nổi, nếu phân phối kẻ nhiều người ít, con người phải chia nhau phần ít ỏi của lương thực, thực phẩm mà sống, mà tồn tại, mặt khác thực hiện phân phối công bằng mới đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài. + Bốn là : Đạo đức cá nhân chưa tách khỏi đạo đức cộng đồng. 4 Chế độ cộng sản nguyên thủy chế độ xã hội còn ở trình độ thấp kém, tất cả đều là của chung, trình độ tư duy của con người còn hạn chế, do vậy cá nhân chưa tách khỏi cộng đồng xã hội, mỗi người chưa có khả năng ý thức về bản thân mình, cái gì có lợi cho cộng đồng, họ sẵn sàng làm kể cả hy sinh tính mệnh của bản thân. Khi có thị tộc khác xâm phạm thị tộc mình hoặc ảnh hưởng đến lợi ích của thành viên trong cộng đồng thì hộ sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ nhau để tồn tại là đặc điểm chung của thời kỳ này. 2, Đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ Sản xuất ngày càng phát triển, xuất hiện của cải dư thừa trong xã hội, xuất hiện giai cấp trong thời kỳ này. Giai cấp chủ nô giữ vai trò thống trị trong thời kỳ này. Đạo đức trong thời kỳ này đã phát triển thành lý luận, xây dựng thành phạm trù, khái niệm. Giai cấp thống trị giải thích quan niệm đạo đức theo hướng bảo vệ lợi ích và quyền lực của giai cấp chủ nô. Đặc trưng đạo đức thời kỳ này: + Một là: Đạo đức được tách khỏi tư duy hỗn dung trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy. Kinh tế - xã hội thời kỳ này đã có sự phát triển, có nhiều người chuyên hoạt động bằng trí tuệ, họ khái quát về mặt triết học đối với quá trình phát triển của đời sống đạo đức, những phạm trù, khái niệm thời kỳ này đã được hình thành, thời kỳ này người ta phân biệt giữa ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. + Hai là : Tính đối kháng về đạo đức Trong xã hội chiếm hữu nô lệ có hai giai cấp đối lập nhau, do vây cũng có 2 nền đạo đức là đạo đức của người chủ nô và đạo đức của những người nô lệ. Sự đối kháng này trước hết thể hiện bằng thái độ lao động, giai cấp chủ nô đề cao lao động trí tuệ, coi thường lao động chân tay, lao động nô lệ và cả những người nô lệ bị coi thường. Nô lệ được coi là động vật biết nói, những người chủ nô cho mình là thượng lưu, là tầng lớp quý tộc, chỉ họ mới là người có đạo đức vì vậy họ là người thống trị, còn nô lệ là những người thấp hèn, không có đạo đức. Xuất hiện bất bình đằng giữa nam và nữ. Nghĩa vụ đạo đức của người nô lệ là phải phục tùng chủ nô. 3. Đạo đức trong xã hội phong kiến Trong chế độ phong kiến giai cấp quý tộc, phong kiến giữa vai trò thống trị về kinh tế, đạo đức phong kiến là đạo đức giữa vai trò thống trị trong xã hội. Thời kỳ phong kiến thần quyền và thế quyền kết hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự thống trị của giai cấp phong kiến quý tộc trong xã hội. Tư tưởng phong kiến đạo đức phương tây gắn liền với quan niệm tôn giáo ( thiên chúa giáo, hồi giáo). Phương Đông thì bị chi phối nhiều bởi quan niệm Nho giáo, Nho giáo cho rằng vua là thiên tử, là con trời, vua được trời cử xuống cai trị thiên hạ, ai chống lại vua là chống lại trời sẽ bị trừng phạt Nho giáo đưa ra quan niệm đạo đức như tam cương, tam tòng, thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội và trong gia đình Giai cấp phong kiến đưa ra những quan niệm đạo đức trái với lợi ích của nhân dân lao động là tư tưởng đằng cấp, trọng nam khinh nữ, thói đạo đức giả tư tưởng gia trưởng. Trái với lợi ích giai cấp phong kiến, những người nông dân và những người lao động khác thường ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người lao động như cần cù chịu khó, đoàn kết thương người, phản đối tình trạng áp bức bất công trong xã hội. 4. Đạo đức trong xã hội tư bản chủ nghĩa Giai cấp tư sản nêu cao khẩu hiệu tư do bình đẳng, bác ái làm phương tiện đập tan chế độ phong kiến nhằm giải phóng người lao động và tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Khi giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị thì đạo đức cũng giữ vai trò thống trị trong xã hội. Giai cấp tư sản đề cao tự do trong nền kinh tế thị trường mà thực tế là tự do của kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu, nước mạnh bắt nạt nước yếu, nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Giai cấp tư sản đề cao quan hệ đồng tiền, vì tiền người ta bất chấp mọi luân thường đạo lý trong xã hội. Nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản là chủ nghĩa cá nhân, cơ sở của chủ nghĩa cá nhân là sự thừa nhận những quyền tuyệt đối của cá nhân trong xã hội, với tư cách là một nguyên tắc đạo đức của chủ nghĩa cá nhân đem cá nhân đối lập với tập thể với xã hội, đòi hỏi lợi ích xã hội phải phục tùng lợi ích cá nhân. Giai cấp tư sản cố dùng chủ nghĩa cá nhân để biện hộ về mặt tư tưởng cho những quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa. Song tất cả biện hộ ấy không khắc phục được sự khủng hoảng đạo đức trong CNTB 5, Đạo đức trong cộng sản chủ nghĩa Đạo đức cộng sản chủ nghĩa là đạo đức của giai cấp công nhân cách mạng phản ánh những lợi ích căn bản của lợi ích công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội. Đạo đức của giai cấp công nhân được hình thành ngay trong chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng là đạo đức của giai cấp bị trị. Đạo đức của giai cấp công nhân trở thành đạo đức giữ vai trò thống trị trong xã hội Đạo đức cộng sản kế thừa tất cả những gì tốt đẹp nhất được nhân loại sáng tạo ra trong nghìn năm đấu tranh chống áp bức, bất công xã hội, phê phán thói hư tật xấu…. 6.Tư tưởng cốt lõi của đạo đức cộng sản là tất cả vì con người, tôn trọng con người, thương yêu con người, giải phóng con người, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện hài hòa trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới đem lại hạnh phúc thật sự cho con người.