Phân tích các chiến lược tư duy: lập luận hình thức và lập luận phi hình thức và các loại suy nghiệm. Cho ví dụ minh họa?
kiến thức chung
Chiến lược tư duy là những lập luận về quá trình mà qua đó chúng ta tạo ra và đánh giá các lập luận cũng như tiến tới kết luận về chúng.
- Lập luận hình thức: là quá trình tuân theo một loạt những thủ tục nghiêm ngặt để đạt được những kết luận có giá trị, chính xác. Một số các thủ tục bao gồm việc áp dụng các công thức toán học cụ thể lên dữ liệu hiện có để tạo lên những dữ liệu mới. VD: các nhà thiên văn học ước tính nhiệt độ của mặt trời.....
• Những công thức là những thuật toán, phương pháp có hệ thống luôn tạo ra giải pháp chính xác cho vấn đề, nếu có.
• Những nhà thiên văn học cũng tuân theo những quy tắc của logic, là tập hợp những câu lệnh, cung cấp một công thức để rút ra kết luận có giá trị về thế giới, gọi là giả thuyết.
• Lập luận hình thức gọi là lập luận suy diễn vì nó có quy tắc chung.
• Phép tâm đoạn luận là một lập luận tạo nên từ hai mệnh đề, gọi là giả thuyết, và một kết luận dựa trên những giả thuyết đó.
• Kĩ năng lập luận logic có thể học, và trở nên rất tự nhiên,và có một số xu hướng không chính xác trong lập luận cũng rất tự nhiên.
• Những khó khăn phổ biến nhất khiến chúng ta lạc lối trong việc giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định là sự thiên vị niềm tin và giới hạn của trí nhớ.
Một dạng thiên vị niềm tin liên quan đến vấn đề tổng quát hơn trong lý luận của con người, gọi là thiên vị xác nhận, một xu hướng đi tìm bằng chứng để đưa ra kết luận phù hợp với niềm tin hiện tại của chúng ta. Thiên vị xác nhận có thể tác động đến tư duy trong nhiều tình huống. VD: khi yêu lần đầu, thường chỉ nhìn đến phẩm chất tốt của người yêu, lờ đi những gì chưa tốt.
Giới hạn của trí nhớ làm việc: nếu lượng thông tin được vận dụng nhiều vượt quá khả năng nhớ ngắn hạn của con người, lỗi logic có thể xảy ra.
- Lập luận phi hình thức: là quá trình tìm ra một kết luận, định lý hay nguyên nhân của hành động dựa trên sự đáng tin cậy của bằng chứng.
• Lập luận phi hình thức được biết đến như lập luận quy nạp, vì mục đích của nó là tạo ra kết luận chung dựa trên cơ sở của các sự kiện hoặc các ví dụ cụ thể. VD: các nhà tâm lý học sử dụng khi thiết kế thí nghiệm và các phương pháp thí nghiệm khác mà kết quả của nó sẽ cung cấp bằng chứng hay chống lại lý thuyết.....
• Không có phương pháp rõ ràng cho lập luận phi hình thức. VD: xem có bao nhiêu bạn nữ trong một nhóm đang tụ lại, đầu tiên phải quan sát, rồi đếm. Hoặc đi đường tắt để rút ra kết luận gọi là suy nghiệm.
• Suy nghiệm là lối lập luận tắt để tiết kiệm thời gian. Suy nghiệm thường có giá trị trong việc định hướng đánh giá sự việc có thể xảy ra hoặc có giả thuyết có thể sẽ là sự thật, dễ sử dụng và làm việc rất tốt.
• Suy nghiệm có thể định hướng qua quá trình nhận thức và tạo ra kết quả không chính xác.
• Có 3 suy nghiệm có khả năng có vấn đề mà mọi người dường như sử dụng trực giác trong việc đưa ra phán đoán:
Suy niệm neo tham chiếu:
Con người sử dụng suy nghiệm neo tham chiếu khi họ ước tính xác suất của một sự kiện không bằng cách bắt đầu từ đầu, mà bằng cách điều chỉnh một giá trị từ trước đó. VD: khi bán nhà, người bán đưa ra một mức giá, khi được đề nghị giảm giá, họ vẫn chấp nhận cách miễn cưỡng.
Suy nghĩ neo tham chiếu là một thách thức đối với việc ra quyết định hay thương lượng, vì nhiều thời điểm, ấn tượng ban đầu của chúng ta về mọi thứ không dễ thay đổi bởi những chứng cứ đến sau.
Suy nghiệm đại diện:
Sử dụng suy nghiệm đại diện, con người quyết định liệu một đối tượng có thể thuộc về một nhóm nhất định hay không trên cơ sở của việc nó giống vật khác trong nhóm như thế nào? VD: khi biết được trong một nhóm người có khoảng 30 người, có 25 người là sinh viên nhân văn, 5 sinh viên trường an ninh. Chỉ ngẫu nhiên một sinh viên có dáng người khá cao và dáng đứng thẳng, họ lờ đi xác xuất cao sinh viên thuộc nhân văn, họ đoán là sinh viên An ninh bởi vài sinh viên đó giống người thuộc ngành đó hơn là ngành khác, vì thế họ có thể sai.
Là cách hợp lý để đưa ra quyết định, nhưng con người thường sử dụng loại suy nghiệm này ngay cả khi có những kiểu suy luận khác hợp lý và đúng hơn trong tình huống đó.
Suy nghiệm sẵn có:
Suy nghiệm sẵn có làm sai lệch việc phán xét khả năng xảy ra của một sự việc hay tính chính xác của một giả thuyết hay ví dụ liên quan có dễ được liên tưởng tới hay không.
Suy nghiệm sẵn có có thể dẫn tới những phán xét mang tính chủ quan và thiên lệch, đặc biệt là những gì bị huyễn hoặc bởi tinh thần con người thường không phản ánh sự thật khách quan. VD: việc rơi máy bay thường khiến nhiều người ấn tượng là việc này rất hay xảy ra, và hệ quả là những người này sợ hãi thái quá khi đi máy bay.....
Đôi khi chúng ta đưa ra quyết định sau khi đã suy xét cẩn thận và đôi lúc nhờ trực giác. Trong các tình huống phức tạp thì hệ thống trực giác sẽ chiếm ưu thế hay các kiến thức nền có thể gợi ý cho con người một kết luận chính xác. Tuy nhiên trực giác cũng có giới hạn, đặc biệt là khi việc suy đoán mang tính định kiến có thể dẫ chúng ta đến sai lầm.
Nội dung liên quan
Nguyên Hưng Thanh