Phân loại kế hoạch – chiến lược quảng cáo như thế nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

* Phân loại theo nội dung: có những chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp nhằm mục đích xây dựng niềm tin, ấn tượng đối với hình ảnh doanh nghiệp, thực lực hay địa vị vững chắc; hoặc có những tổ chức, công ty hướng tới mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận mà là thúc đẩy sự phát triển của xã hội, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trong lòng công chúng. Rất nhiều thương hiệu lớn thành công bởi những chiến lược quảng cáo kiểu này, dù cho sản phẩm có được tiêu thụ tốt, cung không đủ cầu thì trong tầm nhìn dài hạn việc có những chiến lược quảng cáo xây dựng vững chắc hình ảnh tốt đẹp đối với công chúng cũng sẽ đem lại vị trí quan trọng cho sản phẩm trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Hay các nội dung chiến lược quảng cáo thường thấy như xây dựng hình ảnh sản phẩm, tính mới và ưu việt của sản phẩm, tạo dựng trào lưu, mang đến những nhận thức mới về thời đại, từ đó sẽ tạo ra ấn tượng tốt đẹp. Hay những nội dung như làm nổi bật công năng, giá cả hay đặc điểm khác biệt so với những sản phẩm cùng loại khác cũng góp phần tạo ra sự nhận biết rõ ràng với sản phẩm của mình. * Phân loại theo quy mô thị trường: các chiến lược quảng cáo theo thị trường là những chiến lược quảng cáo theo khu vực, địa phương hay quốc gia nhất định. Quảng cáo có vai trò như một hoạt động truyền thông mà trong đó các yếu tố về ngôn ngữ, văn hoá vùng miền là điều không thể không chú ý đến, những yếu tố này có quyết định lớn tới sự thành công của hoạt động quảng cáo. Do vậy các doanh nghiệp thường có những chiến lược quảng cáo khác nhau tại các thị trường khác nhau nhằm tránh gây hiểu lầm cũng như dễ được đón nhận. Chiến lược quảng cáo trên thị trường thế giới hay chiến lược toàn cầu là các kế hoạch được lập một cách tổng thế cho lợi ích dài hạn của doanh nghiệp hướng tới nhóm đối tượng trên toàn thị trường thế giới. Nhiều công ty quảng cáo đa quốc gia có những chiến lược quảng cáo mang tính toàn cầu đều chú ý tới sự thống nhất trong khẩu hiểu, cách làm hay phong cách để đảm bảo tính thống nhất trong một hình ảnh tổng thể chung, dù ở quốc gia nào cũng vậy.
Trả lời
* Phân loại theo nội dung: có những chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp nhằm mục đích xây dựng niềm tin, ấn tượng đối với hình ảnh doanh nghiệp, thực lực hay địa vị vững chắc; hoặc có những tổ chức, công ty hướng tới mục tiêu cao nhất không phải là lợi nhuận mà là thúc đẩy sự phát triển của xã hội, xây dựng hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp trong lòng công chúng. Rất nhiều thương hiệu lớn thành công bởi những chiến lược quảng cáo kiểu này, dù cho sản phẩm có được tiêu thụ tốt, cung không đủ cầu thì trong tầm nhìn dài hạn việc có những chiến lược quảng cáo xây dựng vững chắc hình ảnh tốt đẹp đối với công chúng cũng sẽ đem lại vị trí quan trọng cho sản phẩm trong sự lựa chọn của người tiêu dùng. Hay các nội dung chiến lược quảng cáo thường thấy như xây dựng hình ảnh sản phẩm, tính mới và ưu việt của sản phẩm, tạo dựng trào lưu, mang đến những nhận thức mới về thời đại, từ đó sẽ tạo ra ấn tượng tốt đẹp. Hay những nội dung như làm nổi bật công năng, giá cả hay đặc điểm khác biệt so với những sản phẩm cùng loại khác cũng góp phần tạo ra sự nhận biết rõ ràng với sản phẩm của mình. * Phân loại theo quy mô thị trường: các chiến lược quảng cáo theo thị trường là những chiến lược quảng cáo theo khu vực, địa phương hay quốc gia nhất định. Quảng cáo có vai trò như một hoạt động truyền thông mà trong đó các yếu tố về ngôn ngữ, văn hoá vùng miền là điều không thể không chú ý đến, những yếu tố này có quyết định lớn tới sự thành công của hoạt động quảng cáo. Do vậy các doanh nghiệp thường có những chiến lược quảng cáo khác nhau tại các thị trường khác nhau nhằm tránh gây hiểu lầm cũng như dễ được đón nhận. Chiến lược quảng cáo trên thị trường thế giới hay chiến lược toàn cầu là các kế hoạch được lập một cách tổng thế cho lợi ích dài hạn của doanh nghiệp hướng tới nhóm đối tượng trên toàn thị trường thế giới. Nhiều công ty quảng cáo đa quốc gia có những chiến lược quảng cáo mang tính toàn cầu đều chú ý tới sự thống nhất trong khẩu hiểu, cách làm hay phong cách để đảm bảo tính thống nhất trong một hình ảnh tổng thể chung, dù ở quốc gia nào cũng vậy.