Phân biệt ngành Quản trị khách sạn và Quản trị nhà hàng và DV ăn uống?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Để phân biệt hai ngành này, điều đầu tiên bạn cần làm là phải nắm rõ tính chất công việc cũng như cần nắm rõ đối tượng mà mỗi ngành học nghiên cứu là gì. Với ngành Quản trị khách sạn được hiểu tổng thể là các hoạt động quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý bao gồm các công việc: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch; lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm,… Riêng ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là ngành học chuyên sâu về lĩnh vực quản lý khách sạn, nhà hàng về phương diện văn hóa ẩm thực với công việc cụ thể là quản lý các khâu về ẩm thực, yến tiệc, hội nghị, sự kiện...Với ngành học này, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh các dịch vụ về nhà hàng và ẩm thực như: quản trị chất lượng du lịch, phân tích du lịch, phương pháp xây dựng khẩu phần, thực đơn, dinh dưỡng học,… Về cơ bản, hai ngành học này đều yêu cầu người học những tố chất như: năng động, tự tin, giỏi giao tiếp, có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa, con người các quốc gia. Riêng về đặc thù công việc, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống lại đòi hỏi thêm sự đam mê, yêu thích khám phá ẩm thực. Sự khác nhau về vị trí công việc giữa Quản trị khách sạn với Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống Yếu tố quan trọng để nhận diện độ khác biệt giữa ngành Quản trị khách sạn với Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống chính là vị trí công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với hành trang nghề nghiệp vững chắc cùng vốn kỹ năng, ngoại ngữ nổi trội, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các nhà hàng, khách sạn, resort trong và ngoài nước với các vị trí từ chuyên viên, trưởng nhóm, quản lý bộ phận, giám đốc điều hành. Còn đối với ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận công việc ở nhiều các vị trí khác nhau như: Chuyên viên tổ chức sự kiện ẩm thực trong các nhà hàng – khách sạn; Chuyên viên tư vấn, tổ chức và điều hành dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh ăn uống; chuỗi nhà hàng; trung tâm tổ chức yến tiệc – hội nghị; Trở thành người quản trị nhà hàng; quản trị dịch vụ ẩm thực,... Tuy rằng giữa hai ngành có sự khác biệt nhau về vị trí công việc, nhưng giữa hai ngành có nhiều điểm tương đồng về kiến thức nền tảng cũng như một số lĩnh vực công việc. Điều đó thật sự rất phù hợp với các bạn sinh viên có mong muốn học thêm văn bằng hai, “lấn sân” sang các ngành dịch vụ tương đồng. Qua nội dung thông tin được cung cấp từ bài viết trên, các bạn thí sinh quan tâm đến nhóm ngành dịch vụ, du lịch đã phần nào phân biệt ngành Quản trị Nhà hàng với ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Từ đó, hãy dựa vào tố chất của bản thân, tính chất công việc và nghề nghiệp cụ thể để có thể đưa ra quyết định chọn lựa ngành học phù hợp nhất cho lộ trình lập nghiệp sau này.
Trả lời
Để phân biệt hai ngành này, điều đầu tiên bạn cần làm là phải nắm rõ tính chất công việc cũng như cần nắm rõ đối tượng mà mỗi ngành học nghiên cứu là gì. Với ngành Quản trị khách sạn được hiểu tổng thể là các hoạt động quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý bao gồm các công việc: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch; lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm,… Riêng ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống là ngành học chuyên sâu về lĩnh vực quản lý khách sạn, nhà hàng về phương diện văn hóa ẩm thực với công việc cụ thể là quản lý các khâu về ẩm thực, yến tiệc, hội nghị, sự kiện...Với ngành học này, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh các dịch vụ về nhà hàng và ẩm thực như: quản trị chất lượng du lịch, phân tích du lịch, phương pháp xây dựng khẩu phần, thực đơn, dinh dưỡng học,… Về cơ bản, hai ngành học này đều yêu cầu người học những tố chất như: năng động, tự tin, giỏi giao tiếp, có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, vốn kiến thức sâu rộng về văn hóa, con người các quốc gia. Riêng về đặc thù công việc, ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống lại đòi hỏi thêm sự đam mê, yêu thích khám phá ẩm thực. Sự khác nhau về vị trí công việc giữa Quản trị khách sạn với Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống Yếu tố quan trọng để nhận diện độ khác biệt giữa ngành Quản trị khách sạn với Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống chính là vị trí công việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Với hành trang nghề nghiệp vững chắc cùng vốn kỹ năng, ngoại ngữ nổi trội, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các nhà hàng, khách sạn, resort trong và ngoài nước với các vị trí từ chuyên viên, trưởng nhóm, quản lý bộ phận, giám đốc điều hành. Còn đối với ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận công việc ở nhiều các vị trí khác nhau như: Chuyên viên tổ chức sự kiện ẩm thực trong các nhà hàng – khách sạn; Chuyên viên tư vấn, tổ chức và điều hành dịch vụ tại các cơ sở kinh doanh ăn uống; chuỗi nhà hàng; trung tâm tổ chức yến tiệc – hội nghị; Trở thành người quản trị nhà hàng; quản trị dịch vụ ẩm thực,... Tuy rằng giữa hai ngành có sự khác biệt nhau về vị trí công việc, nhưng giữa hai ngành có nhiều điểm tương đồng về kiến thức nền tảng cũng như một số lĩnh vực công việc. Điều đó thật sự rất phù hợp với các bạn sinh viên có mong muốn học thêm văn bằng hai, “lấn sân” sang các ngành dịch vụ tương đồng. Qua nội dung thông tin được cung cấp từ bài viết trên, các bạn thí sinh quan tâm đến nhóm ngành dịch vụ, du lịch đã phần nào phân biệt ngành Quản trị Nhà hàng với ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống. Từ đó, hãy dựa vào tố chất của bản thân, tính chất công việc và nghề nghiệp cụ thể để có thể đưa ra quyết định chọn lựa ngành học phù hợp nhất cho lộ trình lập nghiệp sau này.