Phân biệt khái niệm "văn hóa" với khái niệm "văn minh", "văn hiến", "văn vật".?
văn hóa
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
Văn minh: nền văn hóa phát triển ở mức độ cao (đặc trưng), nó có những đặc trưng cho cả một xã hội rộng lớn, một thời đại và cả nhân loại.
Văn hiến: là những truyển thống văn hóa lâu đời còn lưu giữ được.
Văn vật: truyền thống văn hóa biểu hiện ở các giá trị vật chất như nhân tài và di tích, công trình, hiện vật.
Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh
Thiên về giá trị
Vật chất Thiên về giá trị tinh thần Chứa cả giá trị vật chất và tinh thần Thiên vể giá trị vật chất - kĩ thuật
Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển
Có tính dân tộc Có tính quốc tế
Gắn bó nhiều hơn
với phương Đông nông nghiệp Gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Thủy Liên
Quyên Vương
1. Khái niệm Văn hóa
(Culture = Cultivate-trồng trọt + Agriculture-nông nghiệp)
Chúng ta có thể thấy nhiều khái niệm Văn hóa khác nhau từ UNESCO, Trần Ngọc Thêm, Từ điển bách khoa toàn thư, chủ tịch HCM….
- Theo GS,TSKH Trần Ngọc Thêm: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
- Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO: Văn hóa là tất cả những gì tiêu biểu nhất được coi là cái tốt, cái đúng, cái đẹp của một dân tộc hay của một cộng đồng người.
- Đơn giản, dễ nhớ nhất là khái niệm của GS. Từ Chi: Những gì không phải tự nhiên thì là văn hóa. Những gì là tự nhiên nhưng có sự tác động của con người thì cũng trở thành văn hóa.
(GS. Từ Chi: Chuyên gia nghiên cứu về dân tộc học, đặc biệt về dân tộc Việt – Mường. Ông là nhà dân tộc học hàng đầu Việt Nam)
*Không có khái niệm về hơn – kém trong Văn hóa. Chỉ có giống - khác.
*Văn hóa bao gồm cả giá trị tinh thần và Giá trị vật chất
Văn hiến:
· Là khái niệm ở VN, ko có trong các khái niệ phương Tây
· Có tính bao quát các giá trị mang tính lịch sử, truyền thống lâu đời - thiên về giá trị tinh thần
· VD: “đất nước 4000 năm văn hiến”
Văn minh:
(Civilization = Civil-thành thị = lối sống thành thị)
· Là kỹ năng chỉ 1 trình độ phát triển - Thiên về giá trị vật chất kỹ thuật - Mang tính Quốc tế - Gắn bó nhiều với đô thị Phương Tây.
· Chỉ bao gồm giá trị vật chất
Văn vật:
· Là khái niệm ở VN, không có trong các khái niệm phương Tây
· Có tính bao quát các giá trị vật chất, di tích, di chỉ khảo cổ, hiện vật….
· “Hà Nội - Thăng long ngàn năm văn vật”
Lâm Thùy
Theo định nghĩa của UNESCO thì Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc
Văn minh là khái niệm dùng để chỉ trình độ phát triển về giá trị vật chất (là chủ yếu) của một cộng đồng người trong một giai đoạn lịch sử nhất định đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại hoặc cả nhân loại.
Văn hiến là bộ phận của văn hóa, là truyền thống văn hóa lâu đời thiên về những giá trị tinh thần thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ nét.
Văn vật cũng là bộ phận của văn hóa, chỉ những công trình vật chất có giá trị nghệ thuật văn hóa, lịch sử, những nhân tài lịch sử trở thành di sản văn hóa của một dân tộc