Phân biệt giữa người đại diện và Người giám hộ trong Luật dân sự sau khi học môn Hệ thống Pháp luật Việt Nam?
kiến thức chung
1. Khái niệm:
_Người đại diện: Là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
_ Người giám hộ: Là cá nhân, pháp nhân được UBND cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc luật quy định để chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình.
2. Bản chất:
_ Người đại diện: Nhân danh được người đại diện để thực hiện các quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ cho người được đại diện.
_ Người giám hộ: Chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự
3. Căn cứ xác lập:
_ Người đại diện: Uỷ quyền; Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, điều lệ của pháp nhân
_Người giám hộ: UBND cấp xã cử; Tòa án chỉ định; Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được lựa chọn người được giám hộ cho mình phòng khi họ rơi vào tình trạng được giám hộ.
4. Giới hạn phạm vi thực hiện:
_Người đại diện: Theo Luật định; Theo ủy quyền
_Người giám hộ: Toàn bộ.
5. Chủ thể:
_ Người đại diện: Cá nhân; Pháp nhân
_ Người giám hộ: Cá nhân; Pháp nhân ( một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người).
6. Đối tượng:
_ Người đại diện:
- Con chưa thành niên
- Người được giám hộ
- Người do Tòa án chỉ định
- Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ
- Người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật
- Người do Tòa án chỉ địnhtrong quá trình tố tụng tại Tòa án
(Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật)
_ Người giám hộ:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhân thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con
- Người mất năng lực hành vi dân sư
- Người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.
( Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha mẹ cùng giám hộ cho con, ông bà cùng giám hộ cho cháu)
7. Điều kiện trở thành:
_ Người đại diện:
- Đương nhiên trở thành: Con chưa thành niên; Người có thẩm quyền đại diện theo quy định pháp luật.
- Được chỉ định: Người được giám hộ; Người do Tòa án chỉ định; Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ
- Được ủy quyền
_Người giám hộ:
- Đối với cá nhân:
* Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
* Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
* Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác
* Không phải là người bị Tòa án tuyên bố bạn chế quyền đối với con chưa thành niên
- Đối với pháp nhân:
* Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ
* Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ
8. Mối quan hệ:
_ Người đại diện: Người đại diện chưa chắc là người giám hộ
_Người giám hộ: Khi thực hiện giao dịch dân sự, người giám hộ đồng thời là người đại diện cho người được giám hộ.
Nội dung liên quan
Tiến Tố Hạnh