Phần 3: Một cuộc phỏng vấn hiệu quả!
Vào một buổi chiều trời lăn tăn gió nhẹ, những chú ve râm ran trên rặng cây trước nhà, mùa hè đã về bên ô cửa sổ, tôi ngồi đây và nhớ về những ngày đầu tiên tôi đi phỏng vấn tìm việc trong cuộc đời mình.
Hehe, nói vui vậy thôi, năm nay cũng bước sang năm thứ 10 trong hành trình đi làm thuê rồi, cũng gọi là có chút cảm xúc để nhìn lại 10 năm quý báu ấy. Ai cũng phải trải qua những lần đầu tiên rồi mới có lần thứ hai, thứ ba, vậy thế nào là một cuộc phỏng vấn hiệu quả?
Thứ nhất là hai bên có đạt được mục đích: bên tuyển dụng có nhận thấy ứng viên phù hợp, đáp ứng yêu cầu công việc để đi đến kí kết hợp đồng hay không, và ngược lại người lao động có thấy hài lòng về công ty, thỏa mãn về chế độ và mong muốn gắn bó. Có thể khen nhau hay dìm nhau không quan trọng nhưng không đi đến được đích thì vẫn là fail.
Thứ hai, những điểm mấu chốt mà hai bên cần thống nhất được:
- Nắm cơ bản về công ty, về công việc sắp tới, về thách thức và cơ hội mà nhà tuyển dụng đưa ra
- Nắm bắt về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của hai bên dành cho nhau
- Cho nhau nhìn nhận một cách chân thực nhất thứ mà mỗi bên đang có: công ty có rất nhiều thế mạnh nhưng cũng có điểm cần khắc phục, ứng viên rất sáng giá tuy nhiên cũng có những gap phải đối mặt nếu như được nhận vào
- Dành cho nhau sự quan tâm tối thiểu: những cản trở nếu như ứng viên làm việc tại công ty là gì, ứng viên có bị ảnh hưởng nếu như làm thêm giờ, làm thứ 7 CN, ứng viên có con nhỏ hay không, đi làm có xa công ty...cần cân nhắc những yếu tố này để tạo ra sự gắn kết lâu dài
- Một ý nữa theo ý kiến cá nhân mình là hai bên cho nhau những điều để hi vọng ví dụ như vào công ty này sẽ giúp bạn tích lúy, xây dựng danh tiếng của bản thân và ngược lại người tuyển dụng rất hi vọng bạn có thể tạo ra những điểm sáng/điểm nổi trội tại môi trường mới
Sau khi đã thấy được ánh sáng ở cuối con đường rồi, lúc đó mọi thứ sẽ dễ dàng hơn và chỉ cần khâu chốt là thỏa thuận cùng kí kết các hạng mục kèm theo.
Điều lưu ý quan trọng thứ ba đó là hãy định giá bản thân trước khi đến phỏng vấn, mình giá trị bao nhiêu, mức thu nhập kì vọng của mình, căn cứ vào đâu mình có đề xuất đó (có thể tham chiếu mức tương tự của ngành hoặc thu nhập hiện tại cộng thêm số % mình mong muốn) và trao đổi rõ ràng với nhau ngay tại buổi gặp gỡ, tránh để ra về rồi vẫn hậm hực vì không hiểu rốt cuộc họ sẽ đề xuất cho mình mức lương thế nào.
Kết thúc 3 phần ngắn ngắn về một số tips khi đi phỏng vấn, mong sẽ nhận được order của các bạn để viết nhiều thứ hay ho hơn nữa nhé.
Thank you with love!