Phẩm chất cần có của người lãnh đạo?

  1. Kỹ năng mềm

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Lãnh đạo là phẩm chất tự nhiên hay là năng lực do tập luyện vẫn là một tranh cãi.

Các năng lực lãnh đạo -Leadership capabilities

https://cdn.noron.vn/2019/05/07/f0d13b8ad71a56986076006086fb4855.jpg

Đây là hình vẽ minh hoạ 6 nhóm phẩm chất quan trọng mà một người lãnh đạo cần có. Lưu ý là lãnh đạo chứ không phải quản lý.

Trong lãnh đạo, thì influence là phẩm chất quan trọng nhất, và càng nâng cao càng tốt.

Trả lời

Lãnh đạo là phẩm chất tự nhiên hay là năng lực do tập luyện vẫn là một tranh cãi.

Các năng lực lãnh đạo -Leadership capabilities

https://cdn.noron.vn/2019/05/07/f0d13b8ad71a56986076006086fb4855.jpg

Đây là hình vẽ minh hoạ 6 nhóm phẩm chất quan trọng mà một người lãnh đạo cần có. Lưu ý là lãnh đạo chứ không phải quản lý.

Trong lãnh đạo, thì influence là phẩm chất quan trọng nhất, và càng nâng cao càng tốt.

Theo mình lãnh đạo cần quả đấm phải cứng (bên ngoài) biết nhìn người, biết dùng người( bên trong)

Những phẩm chất cần có của một người lãnh đạo:

Khiêm tốn. Khiêm tốn là phẩm chất tiêu biểu ở hầu hết các nhà lãnh đạo. Từ các bậc vĩ nhân, các chính khách được chúng ta yêu mến cho đến những ông chủ tập đoàn lớn, hay gần nhất là vị sếp mà bạn đang ngưỡng mộ trong công ty của mình.Liêm chính. Dù là lãnh đạo một đất nước, một tập đoàn hùng mạnh hay một công ty nhỏ thì liêm chính luôn là một đức tính cần phải có ở bất kỳ một nhà lãnh đạo nào. Đây có thể coi như một trong những nguyên tắc cơ bản của các nhà lãnh đạo. Nếu đánh mất tính liêm chính của mình, bạn sẽ mất tất cả.

Quyết đoán. Trong khi bạn đang còn chần chừ thì cơ hội sẽ đi qua mà bạn không hề hay biết. Quyết định đúng lúc, đúng chổ là một khả năng nổi trội của các nhà lãnh đạo. Chính sự quyết đoán trong tính cách của họ đã góp phần chủ yếu vào những thành công mà họ đã, đang và sẽ đạt được. Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai, hay ít nhất là một ông chủ “con con” hãy học cách để biết lúc nào mình nên hành động, và lúc nào thì không.

Khôn ngoan. Khôn khéo trong giao tiếp, biết cách gây thiện cảm với người đối diện là một trong những cách giúp các nhà lãnh đạo đạt được thành công như họ mong muốn. Sự khôn ngoan này không đồng nghĩa với nhẫn tâm, sẵn sàng làm cho người khác bất lợi để mình được lợi

Nhạy cảm. Đó là khả năng nắm bắt được cảm xúc của người khác, hiểu được những suy nghĩ của họ và từ đó có cách ứng xử phù hợp với từng người, từng tình huống cụ thể. Đây không phải là điều mà ai cũng có thể có được. Đó là sự “thiên phú” (trời cho) và là kết quả một quá trình trải nghiệm dài lâu cũng như học hỏi không ngừng. Nếu muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, hãy tự hỏi xem: mình có khả năng này không?

Thích ứng. Thích ứng tốt là một yêu cầu cấp bách và trọng yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Nó đòi hỏi một nhà lãnh đạo cần phải đổi mới liên tục để phù hợp với xu thế mới, bối cảnh mới, nhưng không được làm mất đi chính con người mình.

Tự học. Học hỏi không ngừng để nâng cao sự hiểu biết là yếu tố then chốt để có thể trở thành một nhà lãnh đạo hay quản lý giỏi. Bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo không? Trước hết, hãy xem mình có khả năng này không đã.

Đam mê. Bất kỳ một công việc nào nếu muốn thành công đều đòi hỏi bạn phải có lòng đam mê. Vậy nên, nếu bạn có một niềm đam mê vào một lĩnh vực, công việc hay một điều gì đó, hãy mạnh dạn sống với chính niềm đam mê ấy của mình – dù có thể điều này đối với một số người là điên rồ, là kỳ quái…và không dễ dàng chút nào để thực hiện. Đây là con đường sẽ dẫn bạn đến với những thành công.

Thuyết phục. Hầu hết các nhà lãnh đạo và quản lý giỏi điều là những nhà diễn thuyết tài ba. Họ không chỉ biết cách làm cho người khác nghe và tin theo mình mà còn khiến cho chúng ta làm theo họ. Đây là tính cách vượt trội của những nhà lãnh đạo so với những người bình thường như chúng ta. Bạn muốn trở thành một lãnh đạo? Hãy học hỏi điều này ngay nhé.

Theo mình một nhà lãnh đạo tốt cần có những phẩm chất:

1. Là người nhìn xa, trông rộng: Phát hiện và tạo vận mệnh cho tổ chức mà người đó lãnh đạo và phải biết cách truyền tầm nhìn xa đó cho những người đi theo dưới quyền.

2. Là người giải quyết vấn đề: Nhận biết những vấn đề nảy sinh trong tổ chức, doanh nghiệp. Sẵn sàng đối mặt với tư cách là người lãnh đạo, áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết.

3. Là người xây dựng tập thể: Mang người khác lại với nhau để tạo nên một tập thể và giúp họ phát huy hết tài năng và cá tính của mình. Cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt hơn.

4. Là một nhà quản lý giỏi: Là lãnh đạo giỏi phải là người biết quản lý thời gian (sắp xếp và phân bố thời gian), quản lý con người, quản lý cảm xúc (khả năng kìm nén sự cáu giận), quản lý sự căng thẳng (giảm sự căng thẳng do áp lực công việc).

5. Là một người truyền đạt: lắng nghe tốt, nói tốt, viết tốt, phỏng vấn tốt, biết cách huấn luyện người khác tốt.

6. Là một người kiên định: Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, tập thể mà mình là người đứng đầu.

7. Là một người có lương tâm: Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời, đạo sư, đạo cha mẹ…Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của nhân loại.

Kỹ năng lãnh đạo:

Kỹ năng lãnh đạo là sự kết hợp của ít nhất 3 yếu tố:

1. Khả năng nhận thức động lực thúc đẩy con người ở những hoàn cảnh, điều kiện, không gian, và thời gian khác nhau.

2. Khả năng khích lệ: tạo sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo lòng trung thành, sự tận tâm và ước muốn mạnh mẽ làm theo nhà quản lý.

3. Phong cách và bầu không khí mà nhà quản lý tạo ra.

Và phải có phương phá lãnh đạo phù hợp cho từng môi trường làm việc

Năng nổ - nhiệt huyết - táo bạo - trách nhiệm
Thông minh hiểu biết nhiều vấn đề cs và ở VN quan trọng nhất là cái tướng.hi đen như obama, lùn như putin, ngáo như trump thì có lẽ hơi khó.hihi

Theo mình, người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong một tổ chức. Đó là người đưa ra định hướng, kế hoạch, chiến lược phát triển của tổ chức (điều này đòi hỏi người lãnh đạo phải có tầm:tầm nhìn, chiến lược, sự sáng tạo, dám nghĩ dám làm và quyết đoán...), người truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên trong tổ chức (lan tỏa ảnh hưởng tích cực, có kỹ năng quản trị bản thân: nhận thức, tư duy tích cực, kỷ luật bản thân, quản trị cảm xúc, trang thái có thể tốt...), người kết nối anh em trong tổ chức (định hướng xây dựng văn hóa tổ chức qua các hoạt động truyền thông nội bộ, là tấm gương anh em tin tưởng và noi theo). Điều quan trọng là người lãnh đạo đó phải có tâm: thực sự muốn tổ chức phát triển, tôn trọng và hài hòa lợi ích của công ty và nhân viên, linh hoạt mềm dẻo...Tóm lại, phải là sự lãnh đạo từ bên trong (không lãnh đạo nhưng thực ra là đang lãnh đạo) chứ không phải lãnh đạo bằng mệnh lệnh, uy quyền sự đe dọa.

Quyền lực , giỏi
Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư

Kiềm chế cảm xúc tốt