Phải làm sao khi trẻ nổi hạch khi tiêm phòng?

  1. Sức khoẻ

Bác sĩ cho em hỏi bé nhà em đi tiêm vắc xin 5 trong 1 về, ở vết tiêm ở chân bé, em sờ thấy có nổi cục gì như là cục hạch ạ. Bác sĩ cho em hỏi như vậy có bình thường không? Trẻ nổi hạch khi tiêm phòng có nguy hiểm không ạ?

Từ khóa: 

sức khoẻ

Chào bạn!

Trước tiên bạn cần xác định rõ xem cục nổi của bé là hạch hay chỉ lo viêm do sưng tấy. Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin như sau:

Vắc xin 5 trong 1

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp, ngăn ngừa cũng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi - viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng

Thông thường sau tiêm ngừa mũi 5 trong 1 các bé có phản ứng sốt, nhưng không kéo dài quá 2 ngày. Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân chỉ xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau khi tiêm vắc xin như:

  • Sốt nhẹ dưới 38 độ
  • Sưng/ đỏ/ đau nơi tiêm.
  • Quấy khóc nhiều hơn bình thường
  • Ăn/ bú kém hơn.

Sau tiêm chủng cần chú ý đến trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Trẻ nổi hạch khi tiêm phòng

Một số trường hợp, hạch xuất hiện sau khoảng 3 đến 5 tuần sau khi tiêm, dạng hạch hóa mủ hay chỉ là hạch bình thường. Cần phân biệt rõ 2 loại hạch này

  • Hạch bình thường: to bằng hạt đậu phộng, cộm cứng không có mủ, sưng kéo dài trong vòng ít hơn 1 tháng sau đó tự biến mất. 6-12% trẻ sau tiêm phòng bị sưng hạch dạng này và thường hạch không gây ra đau đớn hay biến chứng gì.
  • Hạch mủ thì sưng to dần, kích thước bất thường có khi bằng một trái chanh, mềm và có chứa mủ ở bên trong. Hạch khi phát triển hết cỡ thì tự vỡ chảy mủ. Một số trường hợp bất thường cần can thiệp mổ lấy mủ và vệ sinh để lành lại. Chỉ có khoảng 0,1 đến 4,3 % trẻ tiêm phòng lao có nguy cơ mắc triệu chứng này.

Với trường hợp trẻ nổi hạch khi tiêm phòng, quan trọng nhất là xác định loại hạch và quan sát các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ nổi hạch kèm theo sốt, quấy khóc, không ăn, không bú thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra vì rất có thể trẻ đang bị nhiễm trùng vết tiêm.

Trả lời

Chào bạn!

Trước tiên bạn cần xác định rõ xem cục nổi của bé là hạch hay chỉ lo viêm do sưng tấy. Chúng tôi xin cung cấp một số thông tin như sau:

Vắc xin 5 trong 1

Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin phối hợp, ngăn ngừa cũng lúc 5 loại bệnh quan trọng có khả năng gây tử vong hoặc tàn tật như: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và Hib (viêm phổi - viêm màng não mủ do Haemophyllus influenza type B), được Tổ chức Y tế Thế giới tiền kiểm định về chất lượng.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm phòng

Thông thường sau tiêm ngừa mũi 5 trong 1 các bé có phản ứng sốt, nhưng không kéo dài quá 2 ngày. Hầu hết các phản ứng tại chỗ cũng như toàn thân chỉ xuất hiện trong vòng 2-3 ngày sau khi tiêm vắc xin như:

  • Sốt nhẹ dưới 38 độ
  • Sưng/ đỏ/ đau nơi tiêm.
  • Quấy khóc nhiều hơn bình thường
  • Ăn/ bú kém hơn.

Sau tiêm chủng cần chú ý đến trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, cho bú khi trẻ thức, không đắp bất cứ thứ gì lên vị trí tiêm. Theo dõi sát nhiệt độ của trẻ, khi trẻ sốt cần phải đo nhiệt độ, lau mát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của nhân viên y tế.

Trẻ nổi hạch khi tiêm phòng

Một số trường hợp, hạch xuất hiện sau khoảng 3 đến 5 tuần sau khi tiêm, dạng hạch hóa mủ hay chỉ là hạch bình thường. Cần phân biệt rõ 2 loại hạch này

  • Hạch bình thường: to bằng hạt đậu phộng, cộm cứng không có mủ, sưng kéo dài trong vòng ít hơn 1 tháng sau đó tự biến mất. 6-12% trẻ sau tiêm phòng bị sưng hạch dạng này và thường hạch không gây ra đau đớn hay biến chứng gì.
  • Hạch mủ thì sưng to dần, kích thước bất thường có khi bằng một trái chanh, mềm và có chứa mủ ở bên trong. Hạch khi phát triển hết cỡ thì tự vỡ chảy mủ. Một số trường hợp bất thường cần can thiệp mổ lấy mủ và vệ sinh để lành lại. Chỉ có khoảng 0,1 đến 4,3 % trẻ tiêm phòng lao có nguy cơ mắc triệu chứng này.

Với trường hợp trẻ nổi hạch khi tiêm phòng, quan trọng nhất là xác định loại hạch và quan sát các biểu hiện của trẻ. Nếu trẻ nổi hạch kèm theo sốt, quấy khóc, không ăn, không bú thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra vì rất có thể trẻ đang bị nhiễm trùng vết tiêm.