Phải làm sao khi thấy bản thân là người thất bại?

  1. Phong cách sống

  2. Tư duy

Từ khóa: 

phong cách sống

,

tư duy

Mình nghĩ "thấy bản thân" (nhận xét này có thể mang tính chủ quan, cảm tính) là "người thất bại" (đánh giá này có thể bị dán nhãn theo quan điểm của số đông và hơn hết nó không mang lại giá trị tích cực) thường không phải là vấn đề thực sự. Đây là một dạng vấn đề nhân tạo, tức là do chọn điểm nhìn bi quan nên bản thân mình tự tạo ra vấn đề.

Vấn đề ở đâu thì giải pháp sẽ nằm ở đó, thay vì nhìn nhận bản thân thất bại thì bạn có thể thay đổi góc nhìn thành "đang trên đường tới thành công" và nỗ lực để rút ra bài học sau thất bại đó. Nếu thấy bản thân chưa đủ tốt, thì hãy nỗ lực hành động để đạt đến trạng thái tốt hơn. Đừng vội vàng so sánh với người khác mà hãy tập trung vào những nỗ lực tự thân để mỗi ngày tốt hơn một chút, bạn nhé.

Đừng vội tin vào những câu chuyện thành công được chia sẻ tràn làn trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các đầu sách, báo truyền cảm hứng để rồi nhụt ý chí, mất đi sự tỉnh táo bạn nhé.

Trả lời

Mình nghĩ "thấy bản thân" (nhận xét này có thể mang tính chủ quan, cảm tính) là "người thất bại" (đánh giá này có thể bị dán nhãn theo quan điểm của số đông và hơn hết nó không mang lại giá trị tích cực) thường không phải là vấn đề thực sự. Đây là một dạng vấn đề nhân tạo, tức là do chọn điểm nhìn bi quan nên bản thân mình tự tạo ra vấn đề.

Vấn đề ở đâu thì giải pháp sẽ nằm ở đó, thay vì nhìn nhận bản thân thất bại thì bạn có thể thay đổi góc nhìn thành "đang trên đường tới thành công" và nỗ lực để rút ra bài học sau thất bại đó. Nếu thấy bản thân chưa đủ tốt, thì hãy nỗ lực hành động để đạt đến trạng thái tốt hơn. Đừng vội vàng so sánh với người khác mà hãy tập trung vào những nỗ lực tự thân để mỗi ngày tốt hơn một chút, bạn nhé.

Đừng vội tin vào những câu chuyện thành công được chia sẻ tràn làn trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các đầu sách, báo truyền cảm hứng để rồi nhụt ý chí, mất đi sự tỉnh táo bạn nhé.

Thì cố gắng phấn đấu nỗ lực chứ sao, nhưng cái j cũng cần thời gian, chứ k phải đùng 1 cái là thành công, những cũng đừng quá bi quan, nếu đã nhận thấy được mình thất bại thì tìm cách vượt qua nó, bản thân mình cũng đã trải qua điều nay khi học cấp 3 và r mình thành công bằng cách đậu vào đh với số điểm k hề nhỏ nhưng bây h ở đh mình đang rất thua kém ng khác rats buồn rất tự trách nhưng mình vẫn k bỏ cuộc lấy đó làm động lực vươn lên, mình còn mục tiêu to lớn đang ở phía trước

đó là chút kinh nghiệm của bản thân mình, mong nó hữu ích với bạn

Mình cũng là một người mà làm đâu thất bại đó, làm gì cũng khó khăn hơn bạn bè cùng trang lứa một đoạn. Nhưng sau tất cả, ít ra đến bây giờ mình đang vui vì những gì mình đang có.
Mình xin chia sẽ cách mà bản thân đã vượt qua điều đó. Bạn chỉ cảm thấy mình thất bại khi bạn so sánh bạn với người nào đó thành công ngoài kia. Mỗi khi mình bị như thế, mình chỉ sẽ tập trung vào bản thân, cố gắng hơn bản thân cũng ngày hôm trước hay tuần trước, tháng trước. Cứ mỗi lần suy nghĩ mình là kẻ thất bại nổi lên thì lập tức nghĩ như thế. Dần dần nó thành "Tự ám thị". Cứ như thế và keep going. Sau này mình sẽ nhận ra là mình đã học được nhiều thứ về thất bại. Nếu mình ko keep going thì mình sẽ ko bao giờ sử dụng được những kiến thức đó. Nên là cứ keep going thôi.

Khi bạn cảm thấy bản thân là người thất bại, đây có thể là một thời điểm khó khăn và cảm xúc tiêu cực mà ai cũng có thể trải qua. Khi gặp phải cảm giác này bạn nên:

  1. Học cách tự thấu hiểu và chấp nhận: Hãy thừa nhận và chấp nhận cảm xúc của mình. Sự thất bại là một phần tự nhiên của cuộc sống, và không ai tránh khỏi nó hoàn toàn. Đừng tự trách mình quá nhiều và hãy nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất gặp khó khăn.

  2. Tách biệt thất bại với giá trị cá nhân: Đừng để thất bại xác định giá trị của bạn. Thất bại chỉ là một kết quả của hành động hoặc tình huống cụ thể, không phản ánh tính cách hay khả năng chung của bạn.

  3. Ngừng so sánh: Không nên xem về thành công của người khác quá nhiều để hạn chế sự so sánh, tập trung vào điểm mạnh của bản thân, nhìn nhận lại hoàn cảnh của mình. 

  4. Đặt mục tiêu mới: Xem xét lại mục tiêu của bạn và điều chỉnh chúng nếu cần. Mục tiêu mới có thể giúp bạn tập trung vào những gì quan trọng và tạo động lực mới. Hãy đảm bảo bạn duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất. Thực hiện các hoạt động thể dục, thực hành thiền, du lịch hoặc thưởng thức các hoạt động mà bạn thích để giảm căng thẳng và tăng cường tinh thần.

  5. Tìm sự hỗ trợ: Hãy nói chuyện với bạn bè, gia đình hoặc người tin cậy về cảm xúc của bạn. Họ có thể cung cấp sự khích lệ, góc nhìn bên ngoài và hỗ trợ cần thiết. Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn trong việc xử lý cảm xúc thất bại, bạn có thể tìm kiếm sự tư vấn từ một chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn.

  6. Nhớ rằng sự thay đổi là không thể tránh khỏi: Cuộc sống luôn biến đổi và thất bại là một phần của quá trình đó. Quan trọng là cách bạn ứng phó và học hỏi từ những trải nghiệm này.