Phải làm sao khi những gì đã từng nghe, từng đọc sau một thời gian lại bị quên nó?
kỹ năng mềm
Cách học tốt nhất mà mình từng áp dụng thành công đó là kết hợp cách ngắt quãng và 50/50. Đầu tiên là đi học về sẽ học liền bài của ngày hôm đó, tức là bạn đã áp dụng phương pháp ngắt quãng bằng cách buổi sáng học 1 lần trên lớp, tối về học lại 1 lần nữa ở nhà, sau này bạn sẽ học thêm ít nhất 1 lần nữa vào trước buổi học tiếp theo. Học bằng phương pháp 50/50 nha, cố nhớ và giảng lại bài hôm đó cho 1 đối tượng nào đó (mình tra tấn các đồ vật xung quanh vì ngày nào cũng giảng bài cho tụi nó nghe). Sau đó ôn lại bài sẽ học của ngày mai. Cách học này thực sự rất tốt vì mình nhớ bài rất nhanh (do vừa học trên lớp lúc sáng/đã học qua 2 lần rồi nên ôn lại rất dễ). Bù lại cách nào đòi hỏi bạn phải kiên trì vì không phải ngày nào cũng có đủ nỗ lực để ngồi học cả =))))
Không chỉ áp dụng cho việc học mà áp dụng cho toàn bộ những gì bạn muốn ghi nhớ như đọc sách, nghe podcast, dự hội thảo,...
“Cách tốt nhất để học một thứ gì đó là dạy nó - không chỉ bởi vì việc giải thích nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiến thức đó, mà còn bởi vì việc truy xuất kiến thức đó cũng giúp bạn nhớ kỹ hơn,” - Adam Grant.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Minh Phương
Gia Hưng
Cái gì cần nhớ thì mình lưu nó vào, ở trên mạng thì lưu trên mạng, ở ngoài đời thì mình lưu vào bằng viết lách. Sau một khoảng thời gian, quên đi là chuyện bình thường, còn kiểu vừa nghe xong, vừa nói xong là đã quên rồi thì mới gọi nghiêm trọng hơn, hội chứng Não cá vàng ý, hoặc là dấu hiệu của bệnh Alzheimer.
Ngoài ra, bạn có thể hạn chế tiêu thụ những thông tin tạp, tin nhảm hằng ngày thì đầu óc của bạn sẽ bớt bị phân chia bởi thông tin hơn. Nên lập kế hoạch cho một ngày dài, thì bạn dễ dàng bám sát vào nó để thực hiện hơn, thì lúc đấy mình không cần phải vắt óc để nhớ ra mình cần làm cái gì, hoặc mình quên cái gì đâu. Như thế thì sẽ tốt hơn nếu bạn muốn khắc phục tình trạng này.
À ngủ sớm cũng là một giải pháp nữa nhé :)
Trung Kiên
Việc ta tiếp thu với hàng loạt thông tin mới đồng nghĩa ta sẽ đẩy những thông tin cũ, kí ức ra ngoài, ngoài ra sống trong thời đại công nghệ + thông tin như bây giờ, mức độ phụ thuộc của chúng ta vào công nghệ thông tin nữa thì khó mà ghi nhớ dược.
Tốt nhất là hạn chế tiếp thu quá nhiều thông tin cùng một lúc, đứng dậy thể thao tý cho cơ thể nó khỏe, hãy để não thư giãn và toàn tâm ở hiện tại, đừng suy nghĩ sâu xa về quá khứ hay tương lai quá.
Tuấn Đinh
Tại vì hằng ngày chúng ta tiếp xúc với hàng trăm thông tin chưa kể việc chúng ta còn làm thêm những đầu việc ở ngoài nữa, nên việc nhớ-quên là chuyện bình thường. Những thứ tồn tại ở dạng thông tin nhanh như TikTok, Facebook, Reels,....đại loại là các trang mxh hiện nay đang cố gắng đầy nhiều thông tin nhất có thể để phục vụ cho việc "lướt" của các bạn.
Nếu bạn muốn ghi nhớ thì thật đơn giản, chính là việc đọc đi đọc lại nó nhiều lần. Tôi nghĩ việc này rất đơn giản bởi chúng ta đã được dạy từ hồi vào cấp 1, được đi học rồi. Thói quen ghi nhớ và học bài, làm bài tập. Sau này lớn lên thì chúng ta vẫn áp dụng cách làm đó mà, chỉ là khác về mặt hình thức thôi.
Cứ những cái gì quan trọng hoặc bạn muốn ghi nhớ thì cứ đọc đi đọc lại, nghe đi nghe lại, tập đi tập lại nhiều lần. Như kiểu nó được chuyển vào mục "iCloud" thay vì ở trong mục "Tải xuống" vậy á.