Phải làm sao khi bản thân bị áp lực bởi chính mục tiêu mà mình đã đề ra?

  1. Tâm sự cuộc sống

Mình biết có mục tiêu là tốt. Đó gần như là một yếu tố bạn không thể thiếu để đạt được thành công. Nhưng có bao giờ bạn bị áp lực bởi chính những mục tiêu mà bản thân đã đề ra hay không? Mình rất mong được lắng nghe những chia sẻ từ các bạn. Cảm ơn các bạn rất nhiều❤

https://cdn.noron.vn/2022/04/13/710097061105800-1649861192.jpg
Từ khóa: 

áp lực

,

tâm sự cuộc sóng

,

chữa lành tổn thương

,

tâm sự cuộc sống

Để trả lời câu hỏi của bạn thì bạn cần xác định áp lực đó xuất phát từ đâu đã. 
Thường nguyên nhân bạn cảm thấy áp lực vì mục tiêu của mình là:
- Bạn cảm thấy mình không thể đạt được mục tiêu và cảm giác kém cỏi, tự ti vào bản thân do cảm nhận đó mang lại; 
- Bạn cảm thấy mình sẽ làm ai đó thất vọng;
- Bạn cảm thấy thua kém người khác nếu không đạt được mục tiêu.
v.v.
Để khắc phục những điểm này, bạn có thể xem xét áp dụng một số việc sau:
1. Xem xét lại mục tiêu của mình, hạ bớt mục tiêu nếu cần thiết.
2. Phân tích lại mục tiêu, cụ thể hóa nó nếu mục tiêu của bạn quá rộng. 
3. Thiết lập lại lộ trình đi đến mục tiêu, đặt ra thêm các mục tiêu nhỏ và dễ đạt được hơn là chỉ quan tâm đến mục tiêu lớn.
4. Cố gắng hoàn thành và chỉ tập trung vào các mục tiêu nhỏ thay vì chỉ nhìn vào mục tiêu lớn.
Nếu bạn có từng tham gia leo núi, người dẫn tour hẳn từng nói với bạn rằng bạn chỉ nên tập trung vào quãng đường trước mắt mình chứ đừng phóng tầm mắt ra xung quanh để tránh bị ngợp hoặc sợ hãi vì độ cao hay độ hiểm trở của ngọn núi. Dĩ nhiên, việc leo lên đến đỉnh núi là một mục tiêu lớn, nhưng để leo được đến đỉnh, bạn cần phải tập trung vào mỗi bước chân của mình, cố gắng hoàn thành quãng đường nhỏ trước mắt và không để nỗi sợ cản trở.
Mình nói nghe hơi giống self-help (dù không cố tình), nhưng mình thấy rằng việc tự đặt áp lực cho mình sẽ dễ khiến bạn bị stress và khó đạt đến mục tiêu hơn. Việc đặt mục tiêu cũng nên thực tế, khả thi, đi từ nhỏ đến lớn và nên tự quan sát mình khi thực hiện mục tiêu để điều chỉnh kịp thời, bạn cần giữ được độ linh hoạt để thực hiện việc cần làm, đạt được cái mình muốn đạt, còn bạn càng cứng nhắc, càng cố chấp thì mọi thứ sẽ càng tệ hơn thôi.
Trả lời
Để trả lời câu hỏi của bạn thì bạn cần xác định áp lực đó xuất phát từ đâu đã. 
Thường nguyên nhân bạn cảm thấy áp lực vì mục tiêu của mình là:
- Bạn cảm thấy mình không thể đạt được mục tiêu và cảm giác kém cỏi, tự ti vào bản thân do cảm nhận đó mang lại; 
- Bạn cảm thấy mình sẽ làm ai đó thất vọng;
- Bạn cảm thấy thua kém người khác nếu không đạt được mục tiêu.
v.v.
Để khắc phục những điểm này, bạn có thể xem xét áp dụng một số việc sau:
1. Xem xét lại mục tiêu của mình, hạ bớt mục tiêu nếu cần thiết.
2. Phân tích lại mục tiêu, cụ thể hóa nó nếu mục tiêu của bạn quá rộng. 
3. Thiết lập lại lộ trình đi đến mục tiêu, đặt ra thêm các mục tiêu nhỏ và dễ đạt được hơn là chỉ quan tâm đến mục tiêu lớn.
4. Cố gắng hoàn thành và chỉ tập trung vào các mục tiêu nhỏ thay vì chỉ nhìn vào mục tiêu lớn.
Nếu bạn có từng tham gia leo núi, người dẫn tour hẳn từng nói với bạn rằng bạn chỉ nên tập trung vào quãng đường trước mắt mình chứ đừng phóng tầm mắt ra xung quanh để tránh bị ngợp hoặc sợ hãi vì độ cao hay độ hiểm trở của ngọn núi. Dĩ nhiên, việc leo lên đến đỉnh núi là một mục tiêu lớn, nhưng để leo được đến đỉnh, bạn cần phải tập trung vào mỗi bước chân của mình, cố gắng hoàn thành quãng đường nhỏ trước mắt và không để nỗi sợ cản trở.
Mình nói nghe hơi giống self-help (dù không cố tình), nhưng mình thấy rằng việc tự đặt áp lực cho mình sẽ dễ khiến bạn bị stress và khó đạt đến mục tiêu hơn. Việc đặt mục tiêu cũng nên thực tế, khả thi, đi từ nhỏ đến lớn và nên tự quan sát mình khi thực hiện mục tiêu để điều chỉnh kịp thời, bạn cần giữ được độ linh hoạt để thực hiện việc cần làm, đạt được cái mình muốn đạt, còn bạn càng cứng nhắc, càng cố chấp thì mọi thứ sẽ càng tệ hơn thôi.

Cách của mình để thoát khỏi áp lực đạt được mục tiêu, đó là đề ra 1 mục tiêu thách thức hơn hẳn mục tiêu ban đầu để theo đuổi. Đây là 1 kỹ thuật hack não áp dụng 1 phần luật hấp dẫn bạn nhé!

Nếu là mình, khi áp lực trước mục tiêu đề ra, điều đầu tiên mình nghĩ đến thường là: Mục tiêu đó được ra đời vì mục đích gì? Điều đó quan trọng như thế nào? 
Sau khi trả lời được 2 câu hỏi trên. Mình sẽ trả lời được cho bản thân hiểu lý do mình đang cố gắng là vì điều gì? Nếu điều bản thân cố gắng là thực sự quan trọng, cần thiết và ý nghĩa nó sẽ thôi thúc bạn mạnh mẽ hơn với 200% năng lượng. 
Nếu mục tiêu bạn đề ra chỉ là những suy nghĩ viển vông tốn kém thời gian và năng lượng thì bạn hãy áp dụng phương pháp tối giản, chọn lọc, chia nhỏ... mục tiêu của mình để cân bằng suy nghĩ giảm bớt áp lực.
🤗 Hãy kiên nhẫn và cho bản thân mình sự thấu hiểu từ chính mình.
Bạn nên có 1 mục tiêu lớn (chung - có thể gọi là định hướng), rồi chia theo năm, sau đó tiếp chia nhỏ theo tháng, theo tuần, theo ngày. Cần tính tới các biến số có thể xảy đến, đảm bảo dù có việc đột suất thì bạn vẫn hoàn thành mục tiêu của tuần hoặc tháng. 1 ngày nếu ko thực hiện dc trọn vẹn thì hãy cố thực hiện 1 chút. 
Ngoài ra thì bạn cần dành quỹ thời gian cho việc chăm sóc sức khoẻ (cái này rất quan trọng, nếu bạn bỏ bê bản thân thì cơ thể và trực giác của bạn sẽ phá cản khiến bạn tâm lý không ổn định, mệt mỏi dẫn tới không có lực để hoàn thành mục tiêu).