Phải làm sao đối với giáo viên thiên vị?
Hiện tại em đang là một học sinh cấp hai tại một trường chuyên,từ hồi lớp ba em đã gặp hiện tượng giáo viên thiên vị đối với các bạn trong lớp,cụ thể hồi đó là một bạn được thiên vị là em của một anh chị học rất giỏi đã từng học cô giáo ấy nên được cô quý mến và thiên vị đến năm lớp 4,5 cô giáo lại thiên vị thêm một bạn nữa học cũng rất giỏi hơn nữa lại xinh đẹp,dịu dàng.Bài gì cũng bảo bạn ấy đọc chứ k phải mặc ai khác trong lớp mặc dù cả lớp có 44 bạn.Hồi đó em cũng là một học sinh xuất sắc và thường xuyên dơ tay phát biểu xây dựng bài và đặc biệt em rất có cảm tình vs cô giáo của mình nhưng k hiểu sao cô lại chẳng hề chú ý tới em(kiểu như mình vô hình luôn í ạ mặc dù em và bạn ấy có học lực ngang nhau).Và đến khi em nhận ra rõ nhất là lần cô giao một bài văn về nhà và yêu cầu các bạn nộp vào sáng hôm sau,khi chấm bài đọc đến bài của bạn được thiên vị thì cô gọi bạn đó lên và thưởng cho bạn đó một xổ số học tập và khen bạn viết văn rất hay trước cả lớp,em cũng vô cùng ngưỡng mộ bạn và cũng thầm mong cô gọi tên mình nhưng mãi chẳng thấy.Đến khi trả bài em được điểm 9 và bạn ấy được điểm 10,thắc mắc vì bài văn của mình có gì chưa đủ tốt sao .Em liền hỏi mượn bài bạn đó để so sánh,em còn hỏi thêm ý kiến của nhiều bạn khác và đều cho thấy bài của em và bạn ấy ngang nhau nhưng tại sao cô lại cho bạn ấy nhiều điểm hơn.Cứ như thế,càng ngày cô càng thiên vị bạn đó hơn,em vô cùng chán nản và mất cảm hứng vào việc học nhưng vẫn quyết tâm thi đỗ trường chuyên của huyện.Đến gần giữa năm học lớp 5 đó bạn nữ được thiên vị kia sang nước ngoài lúc đó cô mới bắt đầu để ý em hơn.Và rồi khi em lên cấp 2,em tưởng rằng mọi chuyện cũng sẽ ổn thôi cho tới khi các thầy cô lại bắt đầu thiên vị một bạn nữ là Q.H và đặc biệt thay đó lại là người bạn thân nhất của em.Môn học em yêu thích nhất là tiếng anh và là học sinh giỏi về khoản này nhất của lớp.Vào năm lớp 7,cô N là giáo viên tiếng anh của chúng em, trong quá trình học em dần dần nhận thấy cô có sự thiên vị đặc biệt với bạn ấy.(QH cũng là một học sinh giỏi ).Em k hiểu tại sao khi mình có học lực ngang nhau mà cô giáo chỉ yêu quý bạn khác chứ không phải mình?Hay tại em không xinh bằng bạn ấy?Cô N làm em mất niềm tin yêu vào môn học này rất nhiều và rồi lần lượt đến các thầy cô khác cũng chỉ gọi tên bạn ấy!Em thật sự không hiểu em có gì không bằng bạn đó đâu ạ!Thành tích của em cũng nổi trôi hơn nhưng cũng chẳng ích gì trong mặt thấy cô.Đến bây giờ em bất lực lắm rồi ạ!Các anh chị giúp em với!
tâm sự cuộc sống
,giáo dục
Anh hoàn toàn đồng ý với câu trả lời của chị Mưa Mùa Thu, chỉ muốn bổ sung thêm một chút.
Tốt nhất, nếu được, em hãy mặc kệ giáo viên của em đi. Chuyện coi trọng một người mà người đó không trân trọng mình là chuyện rất bình thường. Nếu chỉ là em quý cô giáo mà cô không quý em, thì hãy tập cách mặc kệ đi. Chúng ta không thể điều khiển được tình cảm của người khác. Nếu sự thiên vị của cô làm hại đến em, thì có vài việc phải làm, nhưng hình như chưa đến mức đó. Nếu em để sự thiên vị của cô làm ảnh hưởng đến tình bạn của em, hay để mất hứng thú học tập, thì đó phần nhiều là vấn đề của em, chứ không phải do cô giáo đâu.
Tốt nhất, em hãy mặc kệ chuyện đó đi. Anh nghĩ cô giáo có phần không phải với em, nhưng rồi mười, hai mươi năm nữa, em sẽ thấy cô cũng là một người bình thường, cũng có nhiều mối lo trong cuộc sống, có nhiều việc phải bận tâm, những việc mà chắc giờ em chưa hiểu được. Cô không biết được mọi việc mà cô làm sẽ khiến học sinh cảm thấy thế nào. Nhưng, nếu em cũng đồng ý rằng cô giáo em cũng chỉ là một người bình thường thôi, thì chắc em cũng đồng ý là có thể tha thứ cho cô được. Thay vì để đến hai chục năm nữa, với thêm nhiều suy nghĩ không tốt đẹp về cô, em có thể tha thứ cho cô ngay bây giờ.
Nếu em nghĩ đây là một sự bất công và một sự bất công như thế không nên tồn tại, thì em đúng. Nhưng nếu em vạch ra những kế hoạch hay cố gắng làm gì đó để cô yêu quý em thì điều đó là vô nghĩa. Càng lớn em sẽ càng thấy nhiều thứ hồi nhỏ em cho là quan trọng, thực ra chẳng có ý nghĩa đến thế. Nếu em cố làm mọi cách để sự thiên vị của cô chấm dứt, thì cũng giống như lao đầu vào một cuộc chiến mà em chưa chắc đã thắng, nhưng cái giá phải trả thì có thể thấy là lớn hơn so với chiến lợi phẩm nếu có, giả sử rằng em không thể thay đổi tính cách của cô. Vậy nên, đừng nghĩ về chuyện này nữa.
Việc quan trọng nhất của em là chuẩn bị cho tương lai. Đừng để những suy nghĩ về sự thiên vị của cô chiếm mất thời gian ý nghĩa của em. Hãy dành thời gian để học, hãy dành thời gian để vạch ra những con đường xứng đáng để theo đuổi. Rất có thể mười lăm, hai mươi năm nữa, em sẽ rất thành công, sẽ có cuộc sống tốt đẹp đến mức bây giờ em còn không tưởng tượng được. Nếu thế thật, chuyện hôm nay nhỏ lắm. Trớ trêu là những chuyện khi còn nhỏ thường có ảnh hưởng lớn đến tâm lý con người trong suốt cuộc đời, giống như bàn tay thì nhỏ mà che trước đèn thì tối cả căn phòng, nhưng rốt cục thì đặt bàn tay ở đâu là quyết định của em.
Vài năm nữa em sẽ lên cấp ba, em muốn học ở đâu? Nếu em thích văn thì trường phổ thông của ĐHSP hoặc ĐHGD,ĐHQG chắc sẽ phù hợp đấy. Em cũng có thể ra nước ngoài, anh thấy bây giờ du học từ cấp ba dễ hơn trước nhiều. Những nơi ấy có thể sẽ mở ra một thế giới mới cho em. Có thể là không cần đến mười hay hai mươi năm nữa, ngay khi rời trường cấp hai em đã thấy mình đã lo nghĩ những chuyện không đáng lo rồi.
Chúc em vui.
Hideki
Anh hoàn toàn đồng ý với câu trả lời của chị Mưa Mùa Thu, chỉ muốn bổ sung thêm một chút.
Tốt nhất, nếu được, em hãy mặc kệ giáo viên của em đi. Chuyện coi trọng một người mà người đó không trân trọng mình là chuyện rất bình thường. Nếu chỉ là em quý cô giáo mà cô không quý em, thì hãy tập cách mặc kệ đi. Chúng ta không thể điều khiển được tình cảm của người khác. Nếu sự thiên vị của cô làm hại đến em, thì có vài việc phải làm, nhưng hình như chưa đến mức đó. Nếu em để sự thiên vị của cô làm ảnh hưởng đến tình bạn của em, hay để mất hứng thú học tập, thì đó phần nhiều là vấn đề của em, chứ không phải do cô giáo đâu.
Tốt nhất, em hãy mặc kệ chuyện đó đi. Anh nghĩ cô giáo có phần không phải với em, nhưng rồi mười, hai mươi năm nữa, em sẽ thấy cô cũng là một người bình thường, cũng có nhiều mối lo trong cuộc sống, có nhiều việc phải bận tâm, những việc mà chắc giờ em chưa hiểu được. Cô không biết được mọi việc mà cô làm sẽ khiến học sinh cảm thấy thế nào. Nhưng, nếu em cũng đồng ý rằng cô giáo em cũng chỉ là một người bình thường thôi, thì chắc em cũng đồng ý là có thể tha thứ cho cô được. Thay vì để đến hai chục năm nữa, với thêm nhiều suy nghĩ không tốt đẹp về cô, em có thể tha thứ cho cô ngay bây giờ.
Nếu em nghĩ đây là một sự bất công và một sự bất công như thế không nên tồn tại, thì em đúng. Nhưng nếu em vạch ra những kế hoạch hay cố gắng làm gì đó để cô yêu quý em thì điều đó là vô nghĩa. Càng lớn em sẽ càng thấy nhiều thứ hồi nhỏ em cho là quan trọng, thực ra chẳng có ý nghĩa đến thế. Nếu em cố làm mọi cách để sự thiên vị của cô chấm dứt, thì cũng giống như lao đầu vào một cuộc chiến mà em chưa chắc đã thắng, nhưng cái giá phải trả thì có thể thấy là lớn hơn so với chiến lợi phẩm nếu có, giả sử rằng em không thể thay đổi tính cách của cô. Vậy nên, đừng nghĩ về chuyện này nữa.
Việc quan trọng nhất của em là chuẩn bị cho tương lai. Đừng để những suy nghĩ về sự thiên vị của cô chiếm mất thời gian ý nghĩa của em. Hãy dành thời gian để học, hãy dành thời gian để vạch ra những con đường xứng đáng để theo đuổi. Rất có thể mười lăm, hai mươi năm nữa, em sẽ rất thành công, sẽ có cuộc sống tốt đẹp đến mức bây giờ em còn không tưởng tượng được. Nếu thế thật, chuyện hôm nay nhỏ lắm. Trớ trêu là những chuyện khi còn nhỏ thường có ảnh hưởng lớn đến tâm lý con người trong suốt cuộc đời, giống như bàn tay thì nhỏ mà che trước đèn thì tối cả căn phòng, nhưng rốt cục thì đặt bàn tay ở đâu là quyết định của em.
Vài năm nữa em sẽ lên cấp ba, em muốn học ở đâu? Nếu em thích văn thì trường phổ thông của ĐHSP hoặc ĐHGD,ĐHQG chắc sẽ phù hợp đấy. Em cũng có thể ra nước ngoài, anh thấy bây giờ du học từ cấp ba dễ hơn trước nhiều. Những nơi ấy có thể sẽ mở ra một thế giới mới cho em. Có thể là không cần đến mười hay hai mươi năm nữa, ngay khi rời trường cấp hai em đã thấy mình đã lo nghĩ những chuyện không đáng lo rồi.
Chúc em vui.
Mưa Mùa Thu
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ vấn đề này của bạn đến từ bên ngoài nhưng cách giải quyết thì lại phụ thuộc vào suy nghĩ bên trong của bạn.
Suy nghĩ so sánh khiến cho bạn cảm thấy thiệt thòi trong khi bản thân có năng lực nhất định. Bạn đang bị chú ý đến khía cạnh tiêu cực của vấn đề nhiều hơn. Từ suy nghĩ tiêu cực đó sẽ dẫn đến việc các năng lực của bạn bị suy yếu: Điển hình là trong câu hỏi của bạn, dù bạn chia sẻ là học khá môn Văn, song có thể do bức xúc khi viết, bạn đã mắc phải các lỗi chính tả và ngữ pháp khi diễn đạt.
Mình nói ra điều đó không phải để chỉ trích bạn, mà để giúp bạn thấy được điều có ý nghĩa nhất trong đời này là hoàn thiện bản thân và khắc phục mọi khó khăn, nghịch cảnh. Ở trường, chúng ta có thể loay với thang điểm mười; đi làm nó có thể là thang điểm một trăm và thậm chí khi bạn lập gia đình nó còn là thang điểm một nghìn nữa.
Mình cũng dạy học, và mình thường hỏi học sinh rằng tự các bạn ấy muốn bao nhiêu điểm. Với bạn muốn được chín điểm, thì mình sẽ yêu cầu tương đối cao còn đối với bạn chỉ mong muốn sáu điểm, thì mình cũng không đòi hỏi nhiều khi đọc bài. Vậy nên, hãy coi sự bất công bạn cảm nhận được là một thử thách.
Hãy cố gắng làm tốt nhất có thể, không ngừng học hỏi để vươn lên bằng thực lực và suy nghĩ tích cực của bản thân, bạn nhé.
Susi Trần
Xin lỗi em nhưng sau khi đọc bài của em thì chị đang không thực sự thấy rõ minh chứng có sự bất công ở đây mà thay vào đó là chút ghen tị.
Về việc bài văn một 9 một mười nó không nói bật lên sự thiên vị. Chấm văn vốn là do cảm nhận của mỗi người. Em có noí là hỏi các bạn thì các bạn đều cho rằng bài văn của em và bạn ấy ngang nhau nhưng em nên nhớ, các bạn ấy không phải giáo viên, các bạn ấy đánh giá là qua cách hành văn của em. Em có nghí đến việc bạn trình bày đẹp hơn, đu ý hay sáng tạo hơn không? Nếu có sự chênh lệch điểm ở 1 bài toán hay trắc nghiệm thfi chị nghĩ sẽ hợp lí hơn đấy.
Cấp 2: Theo chị không phải cứ học giỏi là được quý hơn đâu. Hẳn ở bạn đó toát lên năng lượng gì đó rất đặc biệt nên các thầy cô mới quý bạn ấy như vậy. Cấp 3 lớp chị có 1 bạn tuy học không xuất sắc nhưng rất năng động, nhiệt huyết, hài hước nên hầu như ai cũng quý. Nếu em cho rằng bạn ấy được thiên vị vì bạn ấy xinh thì thực sự đó là sự ích kỉ cùng tự ti của em. Em nghĩ vậy tội người ta lắm.
Theo chị, em nên mở lòng mình nhiều hơn,nghĩ thoáng đi. Học thật tốt, đối xử tốt với mọi người, tự tin vào bản thân mình hơn thì khắc em sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng. Chúc em luôn vui nhé^^
Ông Lê Na
Mình cũng gặp trường hợp như thế ạ.Lúc đó mình cũng cảm thấy bất lực và mất niềm tin vào môn của giáo viên đó. Đôi lúc trong đầu mình cứ hiện lên cái suy nghĩ: " Tôi muốn từ bỏ, không muốn thi hsg môn đó nữa". Nhưng mà khi mình nghĩ lại thì mình tự nhủ bản thân mình rằng: " Hãy thật phải cố gắng và nỗ lực hết mình, không được bỏ cuộc giữa chừng. Vì nếu mình bỏ cuộc, chấp nhận từ bỏ thì mình sẽ đánh mất đi cái ước mơ, niềm đam mê to lớn, cao cả của bản thân mình. Giáo viên đó không quan tâm mình đi chăng nữa thì mình cũng đừng bận tâm đến, hãy mặc kệ nó đi và phải đặt niềm tin vào chính bản thân mình. Giáo viên không quan tâm, không muốn dạy cho mình hiểu thêm về những kiến thức nâng cao thì mình có thể tự học, tự lực cánh sinh mà". Mình cũng ở trong trường hợp đó nên mình hiểu cảm xúc của bạn. Chúng ta rất có cảm tính, quý mến người giáo viên đó nhưng ngược lại họ lại làm ta phải mất đi niềm tin. Cũng chính vì vậy nên mình mới khuyên bạn như thế. Hãy có những suy nghĩ tích cực nhiều hơn để lấn át đi những suy nghĩ tiêu cực. Và bây giờ thì bạn và tôi cũng như tất cả các bạn khác đang ở trong trường hợp này không nên được nhụt chí mà hãy hướng cho mình 1 hướng đi nhất định và phải đi cho kì được mới thôi. Mình phải cô gắng, phấn đấu, nỗ lực hết sức mình có thể để sau này mình sẽ luôn thành công hơn người mà được giáo viên đó thiên vị.Điều tốt nhất là bây giờ phải lo cho tương lai của mình đừng để suy nghĩ tiêu cực, sự bất công đó làm tan vỡ tương lai, ước mơ của mình. Mình phải cố gắng để sau này gặp lại người giáo viên đó rồi xem họ có dám khinh thường mình như vậy nữa không?.Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng nhé!!😊😉❤.Hãy xem sự bất công đó là thử thách của cuộc đời mình cần phải vượt qua nó.
Solitary
Có vẻ em đi học vì để được khen nhiều hơn là học cho bản thân.
Ngoài ra chị thấy em đang tự vận vào mình, cô nào quý hơn, cô nào ghét hơn, cô nào thiên vị. Ngày xưa đi học, chị cũng có thầy cô quý, có thầy cô không quý lắm cơ mà chị thường mặc kệ =))))), vì chị đi học cho chị chứ có cho thầy cô đâu.
Cô nào không quý chị thì chị lẩn, tránh xa, cô nào quý chị thì chị lại gần, thế thôi.
Đừng đặt nặng và so sánh bản thân quá nhiều em ạ.
Người ẩn danh
Biết nói thế nào nhỉ, hãy chấp nhận nó như một phần của cuộc chơi. Thực ra thiên vị xảy ra ở bất kỳ hoạt động tập thể nào. Bạn hãy tìm phương pháp để trở nên được yêu thích và thiên vị nhé!
Giỏi và được yêu thích là hai hướng phát triển khác nhau.
Rukahn
Nếu là môn em giỏi và tự tin hay tìm hiểu kỹ bài rồi bật chế độ cà khịa và phát động chiến dịch đặc biệt nhằm vào cô giáo và bạn đó ngay trên lớp